Sau tình hình khủng bố, Trung Đông và Âu châu, loạt bài dự đoán đã tiếp tục với tình hình Liên bang Nga trong năm Thân... Sau đây là tình hình Nam Mỹ Châu.
Lục địa Nam Mỹ nổi loạn
Năm Giáp Thân sẽ đánh dấu sự nổi loạn của các nước trong lục địa Nam Mỹ chống lại trật tự thế giới do Hoa Kỳ đề ra, nhất là hình thái kinh tế tự do. Từ năm năm qua, đa số các nhà lãnh đạo được bầu lên tại đây đều có chủ trương thiên tả hoặc đả kích đường lối tự do kinh tế và cho dù có phải áp dụng một chánh sách kinh tế thực tiễn và ôn hòa hơn là các lập luận bài bác kinh tế thị trường, họ đều muốn tranh thủ lòng dân bằng lập luận chống Mỹ. Lý do là các nền kinh tế đều bị khủng hoảng sau khi thi hành chế độ tự do về kinh tế và mậu dịch. Có thể nói lục địa Nam Mỹ là một phản diện của Đông Á, nơi các nước đều theo xu hướng kinh tế thị trường mặc dù cũng có khi đã kích Mỹ khá mãnh liệt.
Sau nhiều năm bị khủng hoảng, có khi vỡ nợ, các nền kinh tế Nam Mỹ đã có dấu hiệu hồi phục trong năm Thân và có thể đạt tốc độ tăng trưởng là 3-4% nhờ hai kinh tế Mỹ đã phát triển mạnh và Trung Quốc sẽ mua nhiều nông phẩm và khoáng sản từ Nam Mỹ.
Tuy nhiên, tình hình vẫn kém khả quan cho khu vực vì giới lãnh đạo chưa thể cải tổ luật lệ về thuế khóa, tài chánh hay năng lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh và vì các nước vẫn chưa thóat khỏi cảnh nghèo túng với nạn thất nghiệp cao. Sự bất mãn của dân chúng sẽ ảnh hưởng đến kết quả bầu cử ở một số quốc gia như Uruguay hay El Salvador hoặc động loạn xã hội có thể bùng nổ tại vài nơi khác như Ecuador hay Bolivia vì sự nổi dậy của các nhóm thổ dân nghèo túng, có khi xảy ra ngay trong vài tháng tới.
Thổ dân nổi dậy
Tại Ecuador, các lãnh tụ sắc tộc thổ dân bản xứ đã hăm dọa sẽ nổi dậy lật đổ Tổng thống Lucio Gutierrez vì bất mãn về tình trạng kinh tế và lợi tức suy sụp. Yếu tố duy nhất giúp cho sự tồn tại của chính quyền Gutierrez là những dị biệt lập trường của các nhóm thổ dân vốn chiếm đa số trong xứ này. Dù có trình độ tổ chức cao và thực tế là có dân số bằng phân nửa Ecuador, các lực lượng chủng tộc này lại đối nghịch nhau về chủ trương. Các nhóm sắc tộc ngoài ven biển hoặc quanh lưu vực sông Amazon tương đối ôn hòa hơn các bộ tộc cực đoan sinh sống trên miền thượng du. Nếu động loạn bùng nổ, quân đội sẽ ra khỏi trại để ủng hộ chính quyền Gutierrez với nguy cơ là sự tái xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt, một mầm mống bất ổn khác trong lâu dài.
Tại Bolivia, các lực lượng thổ dân cũng chiếm một tỷ lệ cao, đến hơn phân nửa của dân số, đã cảnh cáo là sẽ nổi dậy chống chính quyền của Tổng thống Carlos Mesa vào tháng Tư tới đây nếu những nguyện vọng của họ không được đáp ứng. Carlos Mesa không thể coi nhẹ lời cảnh cáo vì các lực lượng này từng lật đổ chính quyền của Tổng thống Gonzalo Sanchez de Lozada vào tháng 10 năm 2003. Đòi hỏi của họ là chính quyền phải từ bỏ những biện pháp cải cách theo xu huớng kinh tế thị trường mà Bolivia đã cố theo đuổi từ năm 1985.
Thất bại về cải cách khiến đường lối kinh tế tự do đã không đem lại cơm áo cho giới bần cùng khiến dân chúng càng có ác cảm với Hoa Kỳ, vì là biểu tượng của kinh tế thị trường và kết quả chung cuộc là quân đội sẽ phải lên nắm quyền để tái lập trật tự nếu chính quyền dân cử bị lật đổ.
Cánh tả xuống đường
Ngược với sự lạc quan vô tâm của đa số dư luận tại Mỹ, kể cả dư luận của người Việt, rằng chủ nghĩa cộng sản đã phá sản và các chủ trương cách mạng cực tả đã hết ăn khách, tại Nam Mỹ, chủ trương đó vẫn còn nhiều hứa hẹn cho đám đông có trình độ dân trí thấp. Các lãnh tụ mị dân trong cánh tả đều không lỡ cơ hội khai thác tình trạng này và lồng vào đó tinh thần bài Mỹ, chống tư bản và kinh tế thị trường.
Tại Brazil, quốc gia lớn nhất lục địa, Tổng thống Luis Inacio “Lula” da Silva đã thắng cử nhờ chủ trương xóa bỏ đường lối tự do. Khi cầm quyền, ông ta đủ khôn ngoan để khỏi xóa gì cả hầu kinh tế khỏi phá sản. Nhưng, để thỏa mãn quần chúng mê muội, ông gia tăng cường độ tấn công Hoa Kỳ, coi xứ này như nguyên nhân của mọi thất bại ở Brazil. Với tư thế một quốc gia lớn, Brazil còn mở rộng cao trào chống Mỹ và kinh tế thị trường trên địa hạt quốc tế. Sau khi góp phần làm tan vỡ hội nghị mậu dịch của WTO tại Cancun năm ngoái, da Silva còn nuôi tham vọng huy động Nam Mỹ thành một khối thống nhất chống lại Hoa Kỳ trên cả hai địa hạt mậu dịch kinh tế và ngoại giao chính trị.
Vừa qua, tại Thượng đỉnh các nước Tây bán cầu, tức là các quốc gia của hai lục địa Nam-Bắc Mỹ, da Silva đã cùng Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela ráo riết tấn công George W. Bush và lập kế hoạch kết hợp khối quan thuế tự do Mercosurvtới Thị trường chung của các nước ven rặng núi Andes (Andean Common Market) bằng thỏa ước mậu dịch song phương. Trong thị trường chung này, có các nước như Venezuela, Peru, Ecuador, Colombia và Bolivia, vốn là những quốc gia đang có rủi ro động loạn hay nội chiến. Nhưng, sự hình thành của một khối chống Mỹ thống nhất như vậy là điều khó.
Lý do là nước nào cũng muốn có thỏa ước song phương với Mỹ, như Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru và Uruguay. Nhưng, càng muốn thương thảo với điều kiện thuận lợi, họ càng ồn ào tung ra khẩu hiệu chống Mỹ để thỏa mãn quần chúng. Và truyền thông Mỹ thì tiếp tục loan truyền luận điệu đó một cách ngây ngô, dẫn đến hiện tượng tự đầu độc lẫn nhau, là làm dân Mỹ tin rằng chánh sách kinh tế thị trường không được lòng dân và càng làm lãnh đạo Nam Mỹ tin rằng mình có lý và có hậu thuẫn của báo chí Mỹ.
Trong một năm Hoa Kỳ có tranh cử, Quốc hội Mỹ thường trì hoãn biểu quyết luật lệ về ngoại thuơng, để xu hướng bảo hộ mậu dịch khỏi mất phiếu. Vì vậy, trong năm Thân này, Quốc hội Mỹ sẽ chưa phê chuẩn các hiệp định thương mại và Mỹ chưa có thắng lợi cụ thể về mặt phát triển ngoại thuơng tại Nam Mỹ, ít ra cho đến năm Mùi. Và từ nay đến đó, khẩu hiệu chống Mỹ sẽ còn ăn khách và sẽ tác dụng ngược vào cuộc tranh cử Hoa Kỳ.
Cuba, Colombia và Venezuela, chông và gai
Tại lục địa Nam Mỹ, chánh sách của chính quyền Bush có hai mối quan tâm lớn trong năm Thân. Thứ nhất là ngăn chặn sự bành trướng của khủng bố kết hợp với ma túy, là “đặc sản” của Colombia. Thứ hai là chuẩn bị sự chuyển hóa tại Cuba sau Fidel Castro.
Hoa Kỳ muốn có thay đổi chính trị tại Cuba, và vì vậy bị tố cáo là có âm mưu phá hoại xứ này. Thực ra, chính quyền Bush đã có quá nhiều vấn đề đối ngoại trên tay để có thể rung cây cho trái rụng, mà chỉ chờ đợi Castro ra đi, và thụ động chuẩn bị giải pháp hậu Castro. Trong năm nay, Fidel Castro có thể không còn cầm quyền, vì lý do sức khỏe, hoặc “chuyển sang từ trần”. Nhưng giải pháp hậu Castro có khi không kịp thành hình, với kết quả là làn sóng thuyền nhân sẽ từ Cuba đổ vào Florida và nếu xảy ra, biến cố đó cũng tác động vào cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ: lỗi tại Bush (anh và em).
Mối quan tâm thứ hai của Mỹ là nội chiến tại Colombia, do các nhóm phiến loạn thân cộng và tổ chức buôn lậu ma túy gây ra. Tổ chức đang có thế lực nhất là Lực lượng Cách mạng Vũ trang Colombia FARC và là mối nguy cho chính quyền. Trong năm Thân, Mỹ sẽ phải trút tiền vào cho chính quyền Colombia gia tăng nỗ lực giải trừ phiến loạn, và việc đó cũng có lợi cho tình hình Venezuela, một quốc gia đang do lãnh đạo chống Mỹ riết ráo nhất cầm đầu là Hugo Chavez.
Lãnh tụ này có tác phong như Muamar Gadhafi của Lybia vào thập niên 80: huê dạng hào hùng với đôi chút khật khùng bất ngờ. Ông đề cao cuộc cách mạng độc lập kiểu Simon Bolivar vào thế kỷ 19 để huy động quần chúng, ông là người hùng chống Mỹ và gây hấn với chính quyền Colombia vì mặc nhiên yểm trợ quân phiến loạn tại đấy. Hugo Chavez còn công khai giao du rất thân mật với Fidel Castro.
Bên trong, Chavez gặp sự chống đối gắt gao của rất nhiều tầng lớp dân chúng và lãnh tụ chính trị lẫn nghiệp đoàn, nhưng sự thiếu thống nhất của phe đối lập khiến ông còn tồn tại. Cho đến nay, Hugo Chavez vẫn chống được áp lực của họ và từ chối tổ chức trưng cầu dân ý về sự tín nhiệm chế độ. Trong năm Thân, ông ta cũng có thể sẽ thành công như thế, trừ một trường hợp: xáo trộn chính trị đi cùng nạn lạm phát và việc phá giá đồng bolivar (tên gọi đơn vị tiền tệ của Venezuela) kể từ giữa năm trở đi sẽ khiến dân chúng lại xuống đường biểu tình và lần này người hùng Hugo Chavez sẽ rụng như lá thu.
Điều đáng chú ý hơn cả là tình hình Nam Mỹ - sân sau của Hoa Kỳ - có nhiều chỉ dấu biến đổi khá gay gắt mà lại ít được dư luận Mỹ quan tâm đúng mức. Hãy theo dõi báo chí Hoa Kỳ thì biết.
Lục địa Nam Mỹ nổi loạn
Năm Giáp Thân sẽ đánh dấu sự nổi loạn của các nước trong lục địa Nam Mỹ chống lại trật tự thế giới do Hoa Kỳ đề ra, nhất là hình thái kinh tế tự do. Từ năm năm qua, đa số các nhà lãnh đạo được bầu lên tại đây đều có chủ trương thiên tả hoặc đả kích đường lối tự do kinh tế và cho dù có phải áp dụng một chánh sách kinh tế thực tiễn và ôn hòa hơn là các lập luận bài bác kinh tế thị trường, họ đều muốn tranh thủ lòng dân bằng lập luận chống Mỹ. Lý do là các nền kinh tế đều bị khủng hoảng sau khi thi hành chế độ tự do về kinh tế và mậu dịch. Có thể nói lục địa Nam Mỹ là một phản diện của Đông Á, nơi các nước đều theo xu hướng kinh tế thị trường mặc dù cũng có khi đã kích Mỹ khá mãnh liệt.
Sau nhiều năm bị khủng hoảng, có khi vỡ nợ, các nền kinh tế Nam Mỹ đã có dấu hiệu hồi phục trong năm Thân và có thể đạt tốc độ tăng trưởng là 3-4% nhờ hai kinh tế Mỹ đã phát triển mạnh và Trung Quốc sẽ mua nhiều nông phẩm và khoáng sản từ Nam Mỹ.
Tuy nhiên, tình hình vẫn kém khả quan cho khu vực vì giới lãnh đạo chưa thể cải tổ luật lệ về thuế khóa, tài chánh hay năng lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh và vì các nước vẫn chưa thóat khỏi cảnh nghèo túng với nạn thất nghiệp cao. Sự bất mãn của dân chúng sẽ ảnh hưởng đến kết quả bầu cử ở một số quốc gia như Uruguay hay El Salvador hoặc động loạn xã hội có thể bùng nổ tại vài nơi khác như Ecuador hay Bolivia vì sự nổi dậy của các nhóm thổ dân nghèo túng, có khi xảy ra ngay trong vài tháng tới.
Thổ dân nổi dậy
Tại Ecuador, các lãnh tụ sắc tộc thổ dân bản xứ đã hăm dọa sẽ nổi dậy lật đổ Tổng thống Lucio Gutierrez vì bất mãn về tình trạng kinh tế và lợi tức suy sụp. Yếu tố duy nhất giúp cho sự tồn tại của chính quyền Gutierrez là những dị biệt lập trường của các nhóm thổ dân vốn chiếm đa số trong xứ này. Dù có trình độ tổ chức cao và thực tế là có dân số bằng phân nửa Ecuador, các lực lượng chủng tộc này lại đối nghịch nhau về chủ trương. Các nhóm sắc tộc ngoài ven biển hoặc quanh lưu vực sông Amazon tương đối ôn hòa hơn các bộ tộc cực đoan sinh sống trên miền thượng du. Nếu động loạn bùng nổ, quân đội sẽ ra khỏi trại để ủng hộ chính quyền Gutierrez với nguy cơ là sự tái xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt, một mầm mống bất ổn khác trong lâu dài.
Tại Bolivia, các lực lượng thổ dân cũng chiếm một tỷ lệ cao, đến hơn phân nửa của dân số, đã cảnh cáo là sẽ nổi dậy chống chính quyền của Tổng thống Carlos Mesa vào tháng Tư tới đây nếu những nguyện vọng của họ không được đáp ứng. Carlos Mesa không thể coi nhẹ lời cảnh cáo vì các lực lượng này từng lật đổ chính quyền của Tổng thống Gonzalo Sanchez de Lozada vào tháng 10 năm 2003. Đòi hỏi của họ là chính quyền phải từ bỏ những biện pháp cải cách theo xu huớng kinh tế thị trường mà Bolivia đã cố theo đuổi từ năm 1985.
Thất bại về cải cách khiến đường lối kinh tế tự do đã không đem lại cơm áo cho giới bần cùng khiến dân chúng càng có ác cảm với Hoa Kỳ, vì là biểu tượng của kinh tế thị trường và kết quả chung cuộc là quân đội sẽ phải lên nắm quyền để tái lập trật tự nếu chính quyền dân cử bị lật đổ.
Cánh tả xuống đường
Ngược với sự lạc quan vô tâm của đa số dư luận tại Mỹ, kể cả dư luận của người Việt, rằng chủ nghĩa cộng sản đã phá sản và các chủ trương cách mạng cực tả đã hết ăn khách, tại Nam Mỹ, chủ trương đó vẫn còn nhiều hứa hẹn cho đám đông có trình độ dân trí thấp. Các lãnh tụ mị dân trong cánh tả đều không lỡ cơ hội khai thác tình trạng này và lồng vào đó tinh thần bài Mỹ, chống tư bản và kinh tế thị trường.
Tại Brazil, quốc gia lớn nhất lục địa, Tổng thống Luis Inacio “Lula” da Silva đã thắng cử nhờ chủ trương xóa bỏ đường lối tự do. Khi cầm quyền, ông ta đủ khôn ngoan để khỏi xóa gì cả hầu kinh tế khỏi phá sản. Nhưng, để thỏa mãn quần chúng mê muội, ông gia tăng cường độ tấn công Hoa Kỳ, coi xứ này như nguyên nhân của mọi thất bại ở Brazil. Với tư thế một quốc gia lớn, Brazil còn mở rộng cao trào chống Mỹ và kinh tế thị trường trên địa hạt quốc tế. Sau khi góp phần làm tan vỡ hội nghị mậu dịch của WTO tại Cancun năm ngoái, da Silva còn nuôi tham vọng huy động Nam Mỹ thành một khối thống nhất chống lại Hoa Kỳ trên cả hai địa hạt mậu dịch kinh tế và ngoại giao chính trị.
Vừa qua, tại Thượng đỉnh các nước Tây bán cầu, tức là các quốc gia của hai lục địa Nam-Bắc Mỹ, da Silva đã cùng Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela ráo riết tấn công George W. Bush và lập kế hoạch kết hợp khối quan thuế tự do Mercosurvtới Thị trường chung của các nước ven rặng núi Andes (Andean Common Market) bằng thỏa ước mậu dịch song phương. Trong thị trường chung này, có các nước như Venezuela, Peru, Ecuador, Colombia và Bolivia, vốn là những quốc gia đang có rủi ro động loạn hay nội chiến. Nhưng, sự hình thành của một khối chống Mỹ thống nhất như vậy là điều khó.
Lý do là nước nào cũng muốn có thỏa ước song phương với Mỹ, như Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru và Uruguay. Nhưng, càng muốn thương thảo với điều kiện thuận lợi, họ càng ồn ào tung ra khẩu hiệu chống Mỹ để thỏa mãn quần chúng. Và truyền thông Mỹ thì tiếp tục loan truyền luận điệu đó một cách ngây ngô, dẫn đến hiện tượng tự đầu độc lẫn nhau, là làm dân Mỹ tin rằng chánh sách kinh tế thị trường không được lòng dân và càng làm lãnh đạo Nam Mỹ tin rằng mình có lý và có hậu thuẫn của báo chí Mỹ.
Trong một năm Hoa Kỳ có tranh cử, Quốc hội Mỹ thường trì hoãn biểu quyết luật lệ về ngoại thuơng, để xu hướng bảo hộ mậu dịch khỏi mất phiếu. Vì vậy, trong năm Thân này, Quốc hội Mỹ sẽ chưa phê chuẩn các hiệp định thương mại và Mỹ chưa có thắng lợi cụ thể về mặt phát triển ngoại thuơng tại Nam Mỹ, ít ra cho đến năm Mùi. Và từ nay đến đó, khẩu hiệu chống Mỹ sẽ còn ăn khách và sẽ tác dụng ngược vào cuộc tranh cử Hoa Kỳ.
Cuba, Colombia và Venezuela, chông và gai
Tại lục địa Nam Mỹ, chánh sách của chính quyền Bush có hai mối quan tâm lớn trong năm Thân. Thứ nhất là ngăn chặn sự bành trướng của khủng bố kết hợp với ma túy, là “đặc sản” của Colombia. Thứ hai là chuẩn bị sự chuyển hóa tại Cuba sau Fidel Castro.
Hoa Kỳ muốn có thay đổi chính trị tại Cuba, và vì vậy bị tố cáo là có âm mưu phá hoại xứ này. Thực ra, chính quyền Bush đã có quá nhiều vấn đề đối ngoại trên tay để có thể rung cây cho trái rụng, mà chỉ chờ đợi Castro ra đi, và thụ động chuẩn bị giải pháp hậu Castro. Trong năm nay, Fidel Castro có thể không còn cầm quyền, vì lý do sức khỏe, hoặc “chuyển sang từ trần”. Nhưng giải pháp hậu Castro có khi không kịp thành hình, với kết quả là làn sóng thuyền nhân sẽ từ Cuba đổ vào Florida và nếu xảy ra, biến cố đó cũng tác động vào cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ: lỗi tại Bush (anh và em).
Mối quan tâm thứ hai của Mỹ là nội chiến tại Colombia, do các nhóm phiến loạn thân cộng và tổ chức buôn lậu ma túy gây ra. Tổ chức đang có thế lực nhất là Lực lượng Cách mạng Vũ trang Colombia FARC và là mối nguy cho chính quyền. Trong năm Thân, Mỹ sẽ phải trút tiền vào cho chính quyền Colombia gia tăng nỗ lực giải trừ phiến loạn, và việc đó cũng có lợi cho tình hình Venezuela, một quốc gia đang do lãnh đạo chống Mỹ riết ráo nhất cầm đầu là Hugo Chavez.
Lãnh tụ này có tác phong như Muamar Gadhafi của Lybia vào thập niên 80: huê dạng hào hùng với đôi chút khật khùng bất ngờ. Ông đề cao cuộc cách mạng độc lập kiểu Simon Bolivar vào thế kỷ 19 để huy động quần chúng, ông là người hùng chống Mỹ và gây hấn với chính quyền Colombia vì mặc nhiên yểm trợ quân phiến loạn tại đấy. Hugo Chavez còn công khai giao du rất thân mật với Fidel Castro.
Bên trong, Chavez gặp sự chống đối gắt gao của rất nhiều tầng lớp dân chúng và lãnh tụ chính trị lẫn nghiệp đoàn, nhưng sự thiếu thống nhất của phe đối lập khiến ông còn tồn tại. Cho đến nay, Hugo Chavez vẫn chống được áp lực của họ và từ chối tổ chức trưng cầu dân ý về sự tín nhiệm chế độ. Trong năm Thân, ông ta cũng có thể sẽ thành công như thế, trừ một trường hợp: xáo trộn chính trị đi cùng nạn lạm phát và việc phá giá đồng bolivar (tên gọi đơn vị tiền tệ của Venezuela) kể từ giữa năm trở đi sẽ khiến dân chúng lại xuống đường biểu tình và lần này người hùng Hugo Chavez sẽ rụng như lá thu.
Điều đáng chú ý hơn cả là tình hình Nam Mỹ - sân sau của Hoa Kỳ - có nhiều chỉ dấu biến đổi khá gay gắt mà lại ít được dư luận Mỹ quan tâm đúng mức. Hãy theo dõi báo chí Hoa Kỳ thì biết.
Gửi ý kiến của bạn