Thôi Mãnh là con nhà thế gia ở huyện Kiến Xương, tỉnh Giang Tây, tính tình cương nghị, nên thấy chuyện bất bình thường ra tay cứu giúp, khiến không ít lần phải mang họa vào thân, mà cái nết đó không sao mà bỏ được. Mẹ là Vương thị, thấy vậy, mới nhân tiết trời sắp đổ bóng Xuân sang, bèn gọi con tới mà trải phơi điều lo sợ:
- Phàm ở đời không phải mình muốn sao là được vậy, bởi nhiều cái sức người không thể làm được đâu, thì con thích… ôm rơm làm chi cho đớn đau tình mẫu tử"
Thôi Mãnh trợn mắt lên, đáp:
- Người ta khổ cực trong lòng, song sức yếu thế cô đành cắn răng mà chịu. Còn mình, hiểu được điều người ta khổ cực mà ra tay cứu giúp, thì mới đứng trong trời đất được. Nay con chú tâm làm điều phải. Mẹ chẳng khuyến khích thì thôi, lại còn lấy tình thân ra mà ngăn cản, là cớ làm sao"
Vương thị lặng người đi một chút, rồi chậm rãi nói rằng:
- Ai giàu ba họ. Ai khó ba đời. Gia đình mình nổi tiếng giàu sang ở huyện này đến đời con là đời thứ ba, thì mẹ không lo làm sao được" Đó là chưa nói thiên hạ sợ… tiền của mình, nên nhắm mắt cho con tung hoành ngang dọc. Chừng đến khi nhà mình sa sút - mà con vẫn cứ hăng - thì chắc chắn con sẽ hiểu câu: Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại. Chừng lúc đó. Dẫu mẹ có ăn vài thùng… chao đi nữa. Cũng chẳng thể nào canh cải được đâu!
Thôi Mãnh lắc đầu một hơi mấy cái, rồi mạnh dạn đáp rằng:
- Tổ tiên của nhà ta là một trong một trăm lẽ tám anh hùng Lương Sơn Bạc. Nay con là hậu duệ của Người, thì phải chí khí hiên ngang. Chớ nhất quyết không để mất oai phong của Tổ tiên ngày trước!
Năm mười bảy tuổi, Mãnh có sức mạnh khác thường, lại có thể cầm sào nhảy lên nóc nhà cao, khiến Vương thị buồn lo không ít, mà rầu rầu bảo dạ:
- Cái thứ mà không nghe lời mẹ, thì chỉ nghe lời… vợ. Chớ có được cái mụ nội gì đâu" Nay ta nghĩ tới lúc rước con dâu về - mà phải chiều chuộng đón đưa - để mong nó dạy dỗ con mình, thì thiệt là tức chết!
Đoạn, bước đến bàn thờ. Thắp vội nén hương thơm, mà thì thầm khấn vái:
- Ông sống khôn thác thiêng, thì… hiện về vài lần mà dạy bảo nó, cho nên người hữu dụng. Chớ đừng ôm vác chuyện người, mà mang họa vào thân, rồi hương khói mai sau mần răng mà… đốt được"
Mà ở đời! Lời khen làm người tốt tốt hơn, thì cũng làm xấu thêm kẻ xấu. Thôi Mãnh, vì hay can thiệp vào những việc bất bình. Ức chế kẻ mạnh, nâng đỡ người yếu, nên được một số người kính phục, thường hay đến thăm đầy nhà đầy cửa. Mãnh thấy vậy, lấy làm khoái chí, nên tự cho mình cái quyền… đánh đập người ta, đến nỗi lúc nóng lên không ai dám vào mà can cả. Vương thị thấy vậy. Nước mắt bỗng tuôn rơi, mà nói với con rằng:
- Mềm nhũn là cái gốc lập thân. Cương ngạnh chỉ gây mầm tai họa. Con ỷ vào sức mình như vậy, đặng hiếp đáp người ta, mà quên… chúng sinh bình đẳng trước mặt của Tạo Hóa. Thử nghĩ có nên chăng"
Thôi Mãnh biết mẹ giận, nên ậm ừ cho qua, nhưng ngang tới cửa là… gởi gió cho mây ngàn bay hết cả. Một hôm, Mãnh nghe kể ở xóm trên có Kế Trường. Chẳng may đụng phải bà vợ đanh ác, hằng ngày ngược đãi mẹ chồng. Chẳng chịu cho ăn, khiến Trường phải nỉ non mà nói này nói nọ:
- Cây cỏ cần mưa để sống. Cá cần nước để bơi, thì con người cũng cần cơm gạo để đi cho hết đời hết kiếp. Nay nàng hổng muốn cho mẹ ăn, thì còn nói đến chữ hiếu nhân làm chi nữa"
Vợ nghe chồng nói… tào lao như vậy, biết là hông hiểu ý mình, nên bực mình gắt lớn:
- Ông mở miệng ra là hiếu thảo, mà nói không phải lẽ. Nhắm không phải đường, nên mới buông lời than trách, thì có khác chi lấy ân làm oán. Lấy nghĩa làm thù. Lấy chữ phu thê bỏ bè trôi ra biển!
Kế Trường như trên trời rớt xuống. Chẳng hiểu mô tê, nên ngẩn mặt ra mà ngơ ngác hỏi rằng:
- Nàng nói vậy nghĩa là làm sao"
Vợ bèn liếc cho một phát dài bằng nhà ra ngõ, rồi tức tối nói:
- Ông tự cho mình là người có học, mà hiểu cái… mẹ họ gì đâu, nên chuyện trước mắt như… gà trong đêm tối. Chớ tôi hỏi ông: Cái thì có hóa chất. Cái thì lắm mỡ nhiều bơ. Cái thì đường lớp lớp như sương mù buổi sáng - mà hổng cữ kiêng - Mần răng mà sống được"
Đoạn, nước mắt chảy tràn trên đôi má, khiến lời muốn thốt cũng không làm sao thốt được. Mãi một lúc sau, mới nghẹn ngào nói tiếp:
- Chàng mà để mẹ ăn đầy đủ như vầy, thì sẽ bị tiểu đường, mà đã bị tiểu đường thì lắm bệnh sẽ rủ nhau mà đi tới. Chừng lúc ấy thiếp phải làm sao" Khi chỉ có đôi tay mà bên chồng bên… nợ"
Thôi Mãnh nghe kể đến đây, bèn đưa tay đập vào đùi một cái "chát", rồi uất ức nói:
- Thà chết no còn hơn làm ma chết đói! Cái bà này đối với mẹ chồng như vậy. Còn để sống được hay sao"
Thế là tức tốc chạy tới nhà Kế Trường. Gặp lúc bà vợ đang cằn nhằn mẹ chồng chỉ nghĩ tới chuyện ăn, bèn xách cây củi mà… hóa kiếp cho bà đi nơi khác. Lúc ấy, Vương thị đang ở nhà ngồi xem phim tập. Chợt thấy gia nhân chạy vào hơ hãi báo:
- Cậu Hai gây ra án mạng. Bà có biết không"
Vương thị hoảng hồn đáp:
- Ở đâu" Lúc nào" Sao ta không nghe nó bàn mưu tính kế" Hay là tụi bây trông gà hóa cuốc, mới trông lầm ra cậu. Chớ con ta. Dẫu hay gánh vác việc người, nhưng trước nay chưa hề đánh ai phải vào nhà thương, thì không thể… đứt chến sinh linh dễ dàng như thế được!
Gia nhân lắc đầu, thưa:
- Bà hãy đi với con. Đến nhà Kế Trường ở xóm trên sẽ rõ ràng cớ sự.
Vương thị vội vàng lên xe kéo, nhắm hướng nhà Kế Trường mà trực chỉ. Lúc đến nơi, thấy người bu đông như kiến, thì hiểu họa tai đã đến với mình thật, bèn xoay chuyển trong lòng mà nghĩ tựa như ri:
- Thằng này không may dzớt phải một bà vợ gian ác, mà nay lại được đứa khác cứu vớt cho, là một điều vui. Mẹ ở tuổi gần đất xa trời, mà nay thấy con được vào ra thoải mái. Chẳng phải sợ ai, là hai điều vui. Bây giờ đang buồn vì không có tiền cưới vợ, thì ta sẽ đưa đến một nữ tỳ kết thành duyên giai ngẫu. Trước là có người phụng dưỡng mẹ trong tuổi già bóng xế. Sau nữa chuyện trong nhà cũng có người sắp đặt lo toan, thì nỗi ưu tư kia sẽ đi vào miên viễn, là ba điều vui. Và khi đám cưới xong, ta sẽ cho một ít đất để phân lô mà bán, thì chuyện mưu sinh sẽ mưa thuận gió hòa, là bốn điều vui. Với bốn điều vui đó, thì chuyện lớn cũng thành… con. Chuyện con con sẽ đi vào quên lãng…
Đoạn, khoan khoái mà nhủ thầm:
- Đời người đàn ông có hai ngày hạnh phúc nhất. Một là ngày lấy vợ. Hai là ngày vợ chết. Thằng cha này một lúc mà tròn vẹn cả hai, thì thiệt là quá đã!
Rồi khi mọi chuyện đã thu xếp xong, Vương thị mới thấy trong người mõi mệt, đến độ bỏ cả uống ăn, lại thêm phần mất ngủ, nên thân xác tiều tụy, mất vẻ tinh anh, khiến Thôi Mãnh buồn đau lo lắng, mà thưa với mẹ rằng:
- Mẹ gặp cái… hạn, mà con không giúp là bất nhân. Mang ơn dưỡng dục, mà không trả là bất nghĩa. Con dầu chưa có bằng… Tiến sĩ, thì cũng hiểu chuyện đời. Chớ quyết không trở thành kẻ bất tùm lum như thế!
Với vẻ mặt sầu não và tấm lòng trĩu nặng nỗi buồn, Vương thị bùi ngùi nói:
- Ân nghĩa là do chỗ tâm thành. Chớ không phải do… lời mà có. Con có hiểu vậy chăng"
Thôi Mãnh cảm như mẹ đi vào gan ruột, nên vội quỳ xuống, mà thưa rằng:
- Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Nay con làm những điều mà mẹ chưa từng dạy, thì thiệt là không phải. Hay tại tuổi bồng bột mà nó khác đi" Chớ lẽ đâu lại tào lao như thế"
Vương thị lặng người đi một chút, rồi nắm lấy tay con, mà trút tuôn điều mang nặng:
- Mẹ thấy con thường hay gánh vác việc người, rồi lấy đó làm vui, nên chưa dám tính chuyện yên bề gia thất. Nay mẹ thấy trong người mõi mệt. Ăn chẳng còn ngon. Ngủ chẳng đầy giấc, nên quyết tâm cưới vợ cho con - phòng khi có thác đi - cũng chẳng ưu tư gì nữa cả!
Thôi Mãnh đang quỳ bỗng đứng bật lên, rồi hết hồn tự nhủ:
- Ngày cha còn sống, thường hay dặn ta rằng: Khi nào con lấy vợ, thì phải nhớ hai điều, để chữ phu thê được ngàn năm êm ấm. Thứ nhất. Vợ không bao giờ sai. Thứ hai. Nếu nghi ngờ vợ sai, thì phải coi lại điều thứ nhất. Nay mẹ lại muốn ta thành duyên giai ngẫu, thì có khác nào mua giây xích cột chân. Mua cái đau thương khoác lên đâàu lên cổ!
Đoạn, lắc đầu như xua đi tăm tối, rồi mau lẹ nhủ lòng:
- Cưới vợ về rồi, mà vợ bao giờ cũng đúng, thì ta chỉ có… sai. Chớ đúng làm sao được"
Nghĩ vậy, Mãnh vội quỳ xuống, mà sợ hãi thưa:
- Sinh con trai muốn cho có vợ. Sinh con gái muốn cho có chồng. Đó là tâm nguyện của bậc làm cha mẹ. Song con nghĩ: Mình dòng dõi thế gia, mà trong tay chưa có một bằng cấp gì cả. Nếu nay có vợ. E không khỏi vui mừng duyên mới mà lãng việc sách đèn. Chi bằng việc trăm năm xin dừng hoãn lại. Đợi khi con đường mây nhẹ gót. Thỏa nguyện bình sinh, thì chữ phu thê mới vuông tròn đó vậy!
Vương thị, vốn yêu thích thầy… bói từ thuở nhỏ, nên thường làm cơm thiết đãi, hoặc tặng quà cáp cho thầy mỗi khi tết đến. Kịp lúc Vương thị chưa biết trả lời với Thôi Mãnh làm sao, chợt có thầy Cốc Tử đến viếng. Chưa kịp nói gì, thì thầy đã nhìn vào mắt của Thôi Mãnh, mà gấp gáp nói:
- Cậu có nhiều sắc hung dữ. E khó bảo toàn tính mạng. Mẹ cậu lại là người yêu mến cõi… Âm, thì lẽ ra cậu phải được bình yên mới đúng!
Thôi Mãnh mới bị mẹ giảng cho một chặp. Chưa kịp hoàn hồn, lại nghe thầy giáng cho một phát, khiến tâm thần tá hỏa tam tinh, mà hớt hãi thưa rằng:
- Tôi cũng tự biết thế. Song thấy sự bất bình thì không thể nhịn được, nên dầu chẳng đụng đến mình cũng cứ… bập dzô, khiến mẹ than van như mây ngàn gió núi. Nay thầy vốn làu thông tướng mệnh. Hiểu chuyện tương lai - thì có thể vì chút tình đồng hương… ít ỏi - mà cải số cho chăng" Hầu tránh được mạng vong lúc đời đang tươi sáng"
Cốc Tử vội đưa tay xua lịa một phát, rồi cẩn trọng đáp:
- Cậu đừng hỏi tránh được hay không tránh được, mà trước hết, hãy tự hỏi mình. Xem coi cái… tật mua chuyện của người có đổi được hay không" Rồi mới tính!
Mãnh lặng người đi một chút, rồi nhìn thầy. Nhìn mẹ, mà tự nhủ lấy thân:
- Trong cái xấu có chứa đựng cái tốt. Trong cái bất lợi lại có điều thuận lợi. Lẽ tự nhiên thường ra vẫn thế. Nay ta cam tâm bỏ đi cái… không tốt của mình, thì có khác chi uổng phí đi cái thuận lợi đang nằm sẵn trong đó. Chẳng tiếc lắm ư"
- Phàm ở đời không phải mình muốn sao là được vậy, bởi nhiều cái sức người không thể làm được đâu, thì con thích… ôm rơm làm chi cho đớn đau tình mẫu tử"
Thôi Mãnh trợn mắt lên, đáp:
- Người ta khổ cực trong lòng, song sức yếu thế cô đành cắn răng mà chịu. Còn mình, hiểu được điều người ta khổ cực mà ra tay cứu giúp, thì mới đứng trong trời đất được. Nay con chú tâm làm điều phải. Mẹ chẳng khuyến khích thì thôi, lại còn lấy tình thân ra mà ngăn cản, là cớ làm sao"
Vương thị lặng người đi một chút, rồi chậm rãi nói rằng:
- Ai giàu ba họ. Ai khó ba đời. Gia đình mình nổi tiếng giàu sang ở huyện này đến đời con là đời thứ ba, thì mẹ không lo làm sao được" Đó là chưa nói thiên hạ sợ… tiền của mình, nên nhắm mắt cho con tung hoành ngang dọc. Chừng đến khi nhà mình sa sút - mà con vẫn cứ hăng - thì chắc chắn con sẽ hiểu câu: Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại. Chừng lúc đó. Dẫu mẹ có ăn vài thùng… chao đi nữa. Cũng chẳng thể nào canh cải được đâu!
Thôi Mãnh lắc đầu một hơi mấy cái, rồi mạnh dạn đáp rằng:
- Tổ tiên của nhà ta là một trong một trăm lẽ tám anh hùng Lương Sơn Bạc. Nay con là hậu duệ của Người, thì phải chí khí hiên ngang. Chớ nhất quyết không để mất oai phong của Tổ tiên ngày trước!
Năm mười bảy tuổi, Mãnh có sức mạnh khác thường, lại có thể cầm sào nhảy lên nóc nhà cao, khiến Vương thị buồn lo không ít, mà rầu rầu bảo dạ:
- Cái thứ mà không nghe lời mẹ, thì chỉ nghe lời… vợ. Chớ có được cái mụ nội gì đâu" Nay ta nghĩ tới lúc rước con dâu về - mà phải chiều chuộng đón đưa - để mong nó dạy dỗ con mình, thì thiệt là tức chết!
Đoạn, bước đến bàn thờ. Thắp vội nén hương thơm, mà thì thầm khấn vái:
- Ông sống khôn thác thiêng, thì… hiện về vài lần mà dạy bảo nó, cho nên người hữu dụng. Chớ đừng ôm vác chuyện người, mà mang họa vào thân, rồi hương khói mai sau mần răng mà… đốt được"
Mà ở đời! Lời khen làm người tốt tốt hơn, thì cũng làm xấu thêm kẻ xấu. Thôi Mãnh, vì hay can thiệp vào những việc bất bình. Ức chế kẻ mạnh, nâng đỡ người yếu, nên được một số người kính phục, thường hay đến thăm đầy nhà đầy cửa. Mãnh thấy vậy, lấy làm khoái chí, nên tự cho mình cái quyền… đánh đập người ta, đến nỗi lúc nóng lên không ai dám vào mà can cả. Vương thị thấy vậy. Nước mắt bỗng tuôn rơi, mà nói với con rằng:
- Mềm nhũn là cái gốc lập thân. Cương ngạnh chỉ gây mầm tai họa. Con ỷ vào sức mình như vậy, đặng hiếp đáp người ta, mà quên… chúng sinh bình đẳng trước mặt của Tạo Hóa. Thử nghĩ có nên chăng"
Thôi Mãnh biết mẹ giận, nên ậm ừ cho qua, nhưng ngang tới cửa là… gởi gió cho mây ngàn bay hết cả. Một hôm, Mãnh nghe kể ở xóm trên có Kế Trường. Chẳng may đụng phải bà vợ đanh ác, hằng ngày ngược đãi mẹ chồng. Chẳng chịu cho ăn, khiến Trường phải nỉ non mà nói này nói nọ:
- Cây cỏ cần mưa để sống. Cá cần nước để bơi, thì con người cũng cần cơm gạo để đi cho hết đời hết kiếp. Nay nàng hổng muốn cho mẹ ăn, thì còn nói đến chữ hiếu nhân làm chi nữa"
Vợ nghe chồng nói… tào lao như vậy, biết là hông hiểu ý mình, nên bực mình gắt lớn:
- Ông mở miệng ra là hiếu thảo, mà nói không phải lẽ. Nhắm không phải đường, nên mới buông lời than trách, thì có khác chi lấy ân làm oán. Lấy nghĩa làm thù. Lấy chữ phu thê bỏ bè trôi ra biển!
Kế Trường như trên trời rớt xuống. Chẳng hiểu mô tê, nên ngẩn mặt ra mà ngơ ngác hỏi rằng:
- Nàng nói vậy nghĩa là làm sao"
Vợ bèn liếc cho một phát dài bằng nhà ra ngõ, rồi tức tối nói:
- Ông tự cho mình là người có học, mà hiểu cái… mẹ họ gì đâu, nên chuyện trước mắt như… gà trong đêm tối. Chớ tôi hỏi ông: Cái thì có hóa chất. Cái thì lắm mỡ nhiều bơ. Cái thì đường lớp lớp như sương mù buổi sáng - mà hổng cữ kiêng - Mần răng mà sống được"
Đoạn, nước mắt chảy tràn trên đôi má, khiến lời muốn thốt cũng không làm sao thốt được. Mãi một lúc sau, mới nghẹn ngào nói tiếp:
- Chàng mà để mẹ ăn đầy đủ như vầy, thì sẽ bị tiểu đường, mà đã bị tiểu đường thì lắm bệnh sẽ rủ nhau mà đi tới. Chừng lúc ấy thiếp phải làm sao" Khi chỉ có đôi tay mà bên chồng bên… nợ"
Thôi Mãnh nghe kể đến đây, bèn đưa tay đập vào đùi một cái "chát", rồi uất ức nói:
- Thà chết no còn hơn làm ma chết đói! Cái bà này đối với mẹ chồng như vậy. Còn để sống được hay sao"
Thế là tức tốc chạy tới nhà Kế Trường. Gặp lúc bà vợ đang cằn nhằn mẹ chồng chỉ nghĩ tới chuyện ăn, bèn xách cây củi mà… hóa kiếp cho bà đi nơi khác. Lúc ấy, Vương thị đang ở nhà ngồi xem phim tập. Chợt thấy gia nhân chạy vào hơ hãi báo:
- Cậu Hai gây ra án mạng. Bà có biết không"
Vương thị hoảng hồn đáp:
- Ở đâu" Lúc nào" Sao ta không nghe nó bàn mưu tính kế" Hay là tụi bây trông gà hóa cuốc, mới trông lầm ra cậu. Chớ con ta. Dẫu hay gánh vác việc người, nhưng trước nay chưa hề đánh ai phải vào nhà thương, thì không thể… đứt chến sinh linh dễ dàng như thế được!
Gia nhân lắc đầu, thưa:
- Bà hãy đi với con. Đến nhà Kế Trường ở xóm trên sẽ rõ ràng cớ sự.
Vương thị vội vàng lên xe kéo, nhắm hướng nhà Kế Trường mà trực chỉ. Lúc đến nơi, thấy người bu đông như kiến, thì hiểu họa tai đã đến với mình thật, bèn xoay chuyển trong lòng mà nghĩ tựa như ri:
- Thằng này không may dzớt phải một bà vợ gian ác, mà nay lại được đứa khác cứu vớt cho, là một điều vui. Mẹ ở tuổi gần đất xa trời, mà nay thấy con được vào ra thoải mái. Chẳng phải sợ ai, là hai điều vui. Bây giờ đang buồn vì không có tiền cưới vợ, thì ta sẽ đưa đến một nữ tỳ kết thành duyên giai ngẫu. Trước là có người phụng dưỡng mẹ trong tuổi già bóng xế. Sau nữa chuyện trong nhà cũng có người sắp đặt lo toan, thì nỗi ưu tư kia sẽ đi vào miên viễn, là ba điều vui. Và khi đám cưới xong, ta sẽ cho một ít đất để phân lô mà bán, thì chuyện mưu sinh sẽ mưa thuận gió hòa, là bốn điều vui. Với bốn điều vui đó, thì chuyện lớn cũng thành… con. Chuyện con con sẽ đi vào quên lãng…
Đoạn, khoan khoái mà nhủ thầm:
- Đời người đàn ông có hai ngày hạnh phúc nhất. Một là ngày lấy vợ. Hai là ngày vợ chết. Thằng cha này một lúc mà tròn vẹn cả hai, thì thiệt là quá đã!
Rồi khi mọi chuyện đã thu xếp xong, Vương thị mới thấy trong người mõi mệt, đến độ bỏ cả uống ăn, lại thêm phần mất ngủ, nên thân xác tiều tụy, mất vẻ tinh anh, khiến Thôi Mãnh buồn đau lo lắng, mà thưa với mẹ rằng:
- Mẹ gặp cái… hạn, mà con không giúp là bất nhân. Mang ơn dưỡng dục, mà không trả là bất nghĩa. Con dầu chưa có bằng… Tiến sĩ, thì cũng hiểu chuyện đời. Chớ quyết không trở thành kẻ bất tùm lum như thế!
Với vẻ mặt sầu não và tấm lòng trĩu nặng nỗi buồn, Vương thị bùi ngùi nói:
- Ân nghĩa là do chỗ tâm thành. Chớ không phải do… lời mà có. Con có hiểu vậy chăng"
Thôi Mãnh cảm như mẹ đi vào gan ruột, nên vội quỳ xuống, mà thưa rằng:
- Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Nay con làm những điều mà mẹ chưa từng dạy, thì thiệt là không phải. Hay tại tuổi bồng bột mà nó khác đi" Chớ lẽ đâu lại tào lao như thế"
Vương thị lặng người đi một chút, rồi nắm lấy tay con, mà trút tuôn điều mang nặng:
- Mẹ thấy con thường hay gánh vác việc người, rồi lấy đó làm vui, nên chưa dám tính chuyện yên bề gia thất. Nay mẹ thấy trong người mõi mệt. Ăn chẳng còn ngon. Ngủ chẳng đầy giấc, nên quyết tâm cưới vợ cho con - phòng khi có thác đi - cũng chẳng ưu tư gì nữa cả!
Thôi Mãnh đang quỳ bỗng đứng bật lên, rồi hết hồn tự nhủ:
- Ngày cha còn sống, thường hay dặn ta rằng: Khi nào con lấy vợ, thì phải nhớ hai điều, để chữ phu thê được ngàn năm êm ấm. Thứ nhất. Vợ không bao giờ sai. Thứ hai. Nếu nghi ngờ vợ sai, thì phải coi lại điều thứ nhất. Nay mẹ lại muốn ta thành duyên giai ngẫu, thì có khác nào mua giây xích cột chân. Mua cái đau thương khoác lên đâàu lên cổ!
Đoạn, lắc đầu như xua đi tăm tối, rồi mau lẹ nhủ lòng:
- Cưới vợ về rồi, mà vợ bao giờ cũng đúng, thì ta chỉ có… sai. Chớ đúng làm sao được"
Nghĩ vậy, Mãnh vội quỳ xuống, mà sợ hãi thưa:
- Sinh con trai muốn cho có vợ. Sinh con gái muốn cho có chồng. Đó là tâm nguyện của bậc làm cha mẹ. Song con nghĩ: Mình dòng dõi thế gia, mà trong tay chưa có một bằng cấp gì cả. Nếu nay có vợ. E không khỏi vui mừng duyên mới mà lãng việc sách đèn. Chi bằng việc trăm năm xin dừng hoãn lại. Đợi khi con đường mây nhẹ gót. Thỏa nguyện bình sinh, thì chữ phu thê mới vuông tròn đó vậy!
Vương thị, vốn yêu thích thầy… bói từ thuở nhỏ, nên thường làm cơm thiết đãi, hoặc tặng quà cáp cho thầy mỗi khi tết đến. Kịp lúc Vương thị chưa biết trả lời với Thôi Mãnh làm sao, chợt có thầy Cốc Tử đến viếng. Chưa kịp nói gì, thì thầy đã nhìn vào mắt của Thôi Mãnh, mà gấp gáp nói:
- Cậu có nhiều sắc hung dữ. E khó bảo toàn tính mạng. Mẹ cậu lại là người yêu mến cõi… Âm, thì lẽ ra cậu phải được bình yên mới đúng!
Thôi Mãnh mới bị mẹ giảng cho một chặp. Chưa kịp hoàn hồn, lại nghe thầy giáng cho một phát, khiến tâm thần tá hỏa tam tinh, mà hớt hãi thưa rằng:
- Tôi cũng tự biết thế. Song thấy sự bất bình thì không thể nhịn được, nên dầu chẳng đụng đến mình cũng cứ… bập dzô, khiến mẹ than van như mây ngàn gió núi. Nay thầy vốn làu thông tướng mệnh. Hiểu chuyện tương lai - thì có thể vì chút tình đồng hương… ít ỏi - mà cải số cho chăng" Hầu tránh được mạng vong lúc đời đang tươi sáng"
Cốc Tử vội đưa tay xua lịa một phát, rồi cẩn trọng đáp:
- Cậu đừng hỏi tránh được hay không tránh được, mà trước hết, hãy tự hỏi mình. Xem coi cái… tật mua chuyện của người có đổi được hay không" Rồi mới tính!
Mãnh lặng người đi một chút, rồi nhìn thầy. Nhìn mẹ, mà tự nhủ lấy thân:
- Trong cái xấu có chứa đựng cái tốt. Trong cái bất lợi lại có điều thuận lợi. Lẽ tự nhiên thường ra vẫn thế. Nay ta cam tâm bỏ đi cái… không tốt của mình, thì có khác chi uổng phí đi cái thuận lợi đang nằm sẵn trong đó. Chẳng tiếc lắm ư"
Gửi ý kiến của bạn