Liên quân Mỹ Anh tấn công vào Iraq chưa đầy một tháng, chế độ độc tài tàn bạo của Saddam Hussein đã sụp đổ.
Người ta có thể không chấp nhận việc Mỹ Anh tự mình đánh Iraq mà không có sự đồng ý của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Nhưng dù sao, chiến tranh đã có kết quả: một chế độ chuyên chế đã tiêu vong, và dân Iraq có triển vọng xây dựng một chính thể dân chủ, và sẽ không còn là một mối nguy hiểm cho hòa bình thế giới.
1 - Đấy là một sự kiện có lợi cho trào lưu dân chủ tự do trên thế giới, có ảnh hưởng sâu xa, và vì thế có ảnh hưởng tốt tới công cuộc giành tự do và nhân quyền của người Việt.
Iraq là một quốc gia quan trọng trong khối Hồi Giáo và Ả Rập. Trong khối này, có những chính quyền cực đoan quá khích, chống đối với luồng sóng dân chủ tự do và kềm hãm dân chúng trong một trạng huống lạc hậu, ngược lại với sự tiến bộ của nhân loại.
Chúng ta nên nhận thấy rõ là trên thế giới hiện nay còn tồn tại hai khối chuyên chế ngoan cố, đó là, một - khối cộng sản độc tài với năm nước, cộng sản Việt Nam, Lào, Trung cộng, Bắc Hàn và Cuba – hai là khối cực đoan tôn giáo vừa kể. Hai khối này không những bức hại dân chúng mà còn là trở ngại lớn cho sự phát triển của nhân loại. Vì cũng là độc tài, nên họ thường bênh vực, giúp đỡ nhau, và bán vũ khí cho nhau để cùng đối kháng với những nước dân chủ, như Trung cộng với Iraq, Iran. Cộng sản Việt Nam cũng phản đối Hoa Kỳ đánh Iraq. Như Tổng thống Bush đã liệt kê, Iraq, Iran và Bắc Hàn vào hạng ma quỷ, đều là bạn tốt của cộng sản Việt Nam.
Vì vậy, Saddam Hussein sụp đổ là một đòn giáng mạnh vào khối tôn giáo cực đoan. Hiện nay ngoài Iran ra, có lẽ không còn một nước Hồi giáo nào gây được sự nguy hiểm cho thế giới. Họ chắc đã run sợ, và tìm mọi cách để tự bảo vệ. Việc các nước Hồi Giáo liên kết với nhau để chống lại Tây Phưiơng trong một cuộc thánh chiến cũng rất ít khả năng, vì dân chúng đã hiểu biết hơn trước.
Nếu tại Iraq xuất hiện một chính thể dân chủ thực sự và mang lại tốt lành, đây sẽ là một tấm gương để thúc đẩy các nước Hồi Giáo khác bước vào tiến trình dân chủ hóa.
2 - Những nước cộng sản độc tài còn lại tất cũng run sợ trước sự kiện liên quân Mỹ Anh đánh vào Iraq và Saddam Hussein sụp đổ. Họ sợ Hoa Kỳ lại lấy một cớ gì để tấn công vào mình. Truớc hết là Bắc Hàn, là một nước dữ dằn lại có bom nguyên tử, có quân đội hùng mạnh, rất có thể nổi khùng và đánh xuống Nam Hàn lúc nào không biết. Bom nguyên tử của Bắc Hàn, nói là có thể bắn thẳng vào Hoa Kỳ. Nên Bắc Hàn rất lo Hoa Kỳ đánh phủ đầu.
Sau đó là Cuba của Fidel Castro cô lập tại châu Mỹ và quá gần nước Mỹ. Chỉ cần một xung đột nhỏ là Hoa Kỳ có cớ để hạ bệ Fidel Castro, hà huống trong nội bộ Cuba đã có nhiều thành phần đối kháng.
Cộng sản Việt Nam cậy có lịch sử chiến thắng quân Mỹ, nhưng bây giờ tình thế đã khác hẳn. Người dân trong nước không còn sống trong hoàn cảnh 30 năm xưa, nền tảng chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh đã tiêu vong và không còn có một Liên Xô hùng mạnh làm hậu thuẩn. Trung cộng rất khôn ngoan, không có dại gì để đương đầu với bộ máy quân sự hủy diệt của Hoa Hỳ nếu vì cớ gì Mỹ tấn công Việt Nam. Đương nhiên, Mỹ cũng không có lợi gì để mạo hiểm một cách vô ích, nên sách lược của họ hiện thời là dần dần cô lập và làm suy yếu Trung cộng. Tiêu diệt chế độ Saddam Hussein chính là một bước quan trọng trong sách lược này.
Đừng nên quên, trở ngại chính cho công cuộc thực hiện tự do dân chủ trên thế giới là Trung cộng . Vì thế chúng ta cần hoan nghênh sự sụp đổ của Saddam Hussein, và cần khai thác cho đúng sự kiện này. Thói quen của chúng ta là chỉ nhìn vào các thế Việt Nam một cách hạn hẹp như vấn đề chỉ là giữa chúng ta và chế độ cộng sản Việt Nam và chỉ là sự cân nhắc là giữa lực lượng của hai bên. Sự sụp đổ của chế độ độc đảng Việt nam có rất nhiều yếu tố, cả quốc nội lẫn quốc tế chi phối, song dù sao tình thế hiện nay đã có lợi cho phong trào tự do dân chủ. Chúng ta cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ để gây nên được lực lượng cần thiết với một đường lối thích đáng.
3 - Tương lai của các nước cộng sản Á Châu sẽ ra sao "
Về điểm này, không nên quá lạc quan mà nói rằng những bọn bạo chúa ấy rất sớm sẽ chui vào sọt rác. Chúng còn có lực lượng, có nền tảng thống trị còn vững, ít ra trong một thời gian. Các phong trào đối kháng chưa được mạnh. Cũng không nên quá bi quan mà cho rằng hiện giờ chưa có sức mạnh nào có thể lay chuyển được chúng. Theo nhận xét khách quan, thì từ ngày Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, chúng đã cô lập và bước vào con đường suy yếu. Bây giờ, chúng không còn sức để tấn công nữa, song chúng sẽ cố chết để tự bảo vệ, đợi có dịp sẽ gắng lấy lại thế lực hồi xưa.
Trước mắt, chúng chú trọng vào việc phát triển kinh tế để ổn định tình thế và phát triển quân lực để ứng phó với tình trạng nguy cơ cũng là để gia tăng đàn áp nội bộ. Về đối ngoại, chúng phải mềm dẻo ôn hòa hơn để tạm tránh xung đột, nên phải làm mặt hiền lành, nhưng thực tế họ vẫn khủng bố mạnh đối với những người đòi hỏi dân chủ nhân quyền, nhất là gần đây. Việt cộng hay Trung cộng cũng vậy.
Nhưng dù sao, chúng cũng không thoát khỏi nguy cơ. Thứ nhất, ảnh hưởng ở ngoài vào chúng không thể lùng bắt hết được, người dân càng ngày càng hiểu rõ một chế độ độc đảng bây giờ là thoái hóa và cần phải thay đổi. Thứ hai, đàn áp càng hung bạo, chỉ càng thúc đẩy lòng bất mãn và ý chí phản kháng của người dân. Thứ ba, phát triển kinh tế thị trường sẽ đòi hỏi nhiều cởi mở trong xã hội dọn đường cho những biến động không ngờ. Đây là một nội dung quan trọng của trào lưu toàn cầu hóa hiện nay – trước là kinh tế tư bản chủ nghĩa hóa và sau đó là tự do dân chủ hóa. Tư tưởng của người dân nhất định sẽ phải biến đổi, đó là điều không thể tránh được và tiến trình này sẽ không thể đảo ngược được.
ôõ
Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển là một mủi dao hai lưỡi đối với các chế độ độc tài. Ta không nên sợ chủ nghĩa tư bản phát triển ở các nước cộng sản, vì như ta thấy, nó đưa tới sự tăng trưởng của giai cấp công nhân và sự nẩy nở của một số nhà kinh doanh tư nhân trong guồng máy quốc doanh nhà nước, và sẽ phá vo su kem kẹp của cái gọi là chủ nghĩa xã hội.
Công nhân và sinh viên là hai thành phần quan trọng nhất trong các cuộc cách mạng tại Đông Âu trước năm 1989. Nhưng trên thực tế tại Việt Nam, hai thành phần này còn rất thụ động, và đáng buồn nhất là cho sinh viên Việt Nam, hầu như không có hoạt động gì đáng kể đối với chế độ độc đảng. Làm thế nào để kích thích họ thức tỉnh lên là một việc cần thiết, nếu muốn đẩy nhanh sự thay đổi tại Việt Nam.
4 - Vận hội mới của đất nước, chúng ta phải làm gì "
Số phận của các nước cộng sản hiện thời xem ra không còn nghi ngờ gì nữa, song vấn đề vẫn là thời gian. Chế độ độc đảng còn kéo dài thì người dân vẫn còn chịu đau khổ. Vẫn chịu ách nô đòi, bọn bạo chúa vẫn còn ngang ngược và hưởng thụ trên đầu dân chúng. Con người bị áp bức bất cứ ở đâu cũng không thể thờ ơ trước thảm trạng ấy; tất cả những người có lương tâm đều phải có thái độ đúng đắn duy nhất, là kiên quyết đấu tranh để giải trừ chế độ bạo quyền, thực hiện tự do dân chủ và nhân quyền cho dân tộc.
Với sự sụp đổ của khối Đông Âu và Liên Xô, với bao nhiêu chế độ độc tài đã tiêu vong trong vòng 15 năm nay, với sự sụp đổ của Saddam Hussein tại Iraq, với sự suy nhược và cô lập hóa của những chính quyền chuyên chế hiện nay – đây là một vận hội lịch sử, một vận hội mới cho dân tộc, cho phong trào đấu tranh cho tự do, đòi hỏi mọi người Việt Nam bất cứ trong tầng lớp nào, bất cứ trong hay ngoài nước đều phải góp sức vào công việc chung để đừng làm lỡ mất cơ hội lịch sử này.
Người Việt tự do đã làm lỡ mất cơ hội ngàn vàng năm 1945 để chính quyền lọt vào tay cộng sản Việt Nam, lại đã làm mất cơ hội giử lại giang sơn Miền Nam đã có trong 20 năm, để toàn bộ đất nước đó bị chiếm đoạt.
Ngày nay hối tiếc thì đã muộn. Bây giờ chỉ có hành động nhanh chóng, quyết liệt, trong một đường lối hữu hiệu.
Một điều kiện rất có lợi cho người Việt là sự hiện diện của một cộng đồng hải ngoại đông đảo gần ba triêu người đa số là người tỵ nạn cộng sản. Khác với các cộng đồng khác, cộng đồng người Việt có ý thức chính trị nồng hậu và tương đối nhất chí, có tiếng nói mạnh có thể làm hậu thuẩn cho phong trào chống đối trong nước.
a) Căn cứ trên nhận định một “vận hội mới”. Khai triển một cuộc vận động cổ võ toàn dân trong ngoài bằng mọi cách, chủ yếu qua truyền thông làm cho mọi người hiểu rõ tình thế có lợi và sự suy yếu của chế độ cộng sản. Phát động mọi phương thức truyền thông hướng về quốc nội.
b) Để thực hành việc trên, trước hết tại hải ngoại, mọi người phải biết, mọi cá nhân quan tâm đến việc chung phải gác bỏ những dị biệt vô ý nghĩa, những tham vọng cá nhân nhỏ nhen, để gắng sức xây dựng lực lượng kết hợp cần thiết. Để tránh vết xe đổ trước đây, lúc đầu không cần đông, mà chỉ cần một số ít người nhưng có đủ quyết tâm, đủ khả năng và đủ kiên nhẫn để thúc đẩy công tác cho đến thành công. Mong rằng, và cũng tin chắc rằng sẽ có một kết hợp như thế xuất hiện, vì đây là thời vận không phải cho cá nhân, mà cho đất nước. Chúng ta không thể làm lỡ cơ hội lần nữa. Hãy can đảm đứng lên nhận lấy trách nhiệm!
c) Bằng mọi cách, phải liên lạc và gắng kết hợp với phong trào chống đối trong nước; cần xây dựng một trận tuyến vừa trên dạng công khai vừa trên mặt bí mật, và khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành.
d) Đẩy mạnh liên lạc với các chính quyền và các giới chính trị ngoại quốc, tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế rộng rãi hơn nữa. Tổ chức những phái đoàn chuyên về hoạt động ngoại vận. Cộng tác với các tổ chức dân chủ và nhân quyền các nước khác để đi tới kết thành một liên minh rộng rãi có ảnh hưởng mạnh.
e) Củng cố cộng đồng người Việt hải ngoại trên quan niệm tranh thủ tự do dân chủ và hạnh phúc cho dân tộc, xây dựng đoàn kết, phê phán chia rẽ và những tính toán cá nhân, bè phái, những luận điệu xuyên tạc. Vạch trần những âm mưu phá hoại của cộng sản, thuyết phục những thành phần lưng chừng nhìn rõ tình thế và đứng vào hàng ngũ dân chủ. Thuyết phục những người hay về Việt Nam đừng quên mất thân phận tỵ nạn, thân phận một người Việt Nam tự do, và không vì tham lợi cá nhân mà đánh mất danh dự trước những kẻ độc tài tàn bạo.
Muốn thực hành những công việc cần thiết kể trên, phải bất đầu từ việc xây dựng một tập hợp mới tại hải ngoại, có đủ khả năng để khai triển công tác. Tập hợp mới này cần do những người có quyết tâm, có ý chí mạnh, và tuyệt không bỏ cuộc trước khi thành công. Chúng tôi tin rằng mọi người đều mong có thể gây được lực lượng tất yếu để thúc đẩy công cuộc hiện nay trong vận hội mới của đất nước.
Mong rằng tất cả các bạn xa gần đã từng chiến đấu, và đã từng cam chịu khó khăn, gian khổ, hy sinh trong nửa thế kỷ nay, và các bạn đương quan tâm đến tương lai dân tộc – sẽ sát cánh với nhau trong nhiệm vụ cao cả cứu vãn dân tộc và đưa Việt Nam thoaÙt khỏi thảm trạng hiện nay và tiến vào hàng ngũ các nước văn minh, tự do và tiến bộ trên thế giới. Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể không thẹn với các đấng tiền nhân trong lịch sử.
Đấu tranh với một chế độ độc tài và vũ trang đến tận răng là một sự khó khăn vô cùng, cũng nguy hiểm khó lường. Nhưngh đó chính là giá trị của chúng ta.
Gần đây, trong cộng đồng người Việt hải ngoại cũng đã có những dấu tượng cho biết có sự đoàn kết và nhất chí hơn trước. Thí dụ như những Đại Hội Thế Giới của ngườii Việt – của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, của Đại Hội Diên Hồng, và gần đây Đại Hội Truyền Thông Việt Ngữ thế giới, đều có nhiều đại diện từ nhiều phương tới và đều có quan niệm chung về tự do , dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Việc liên lạc với những thành phần đối kháng ở quốc nội cũng đã có hiệu quả tốt hơn.
Chỉ cần chúng ta cố gắng hơn nữa, là có thể gây nên một trận tuyến đấu tranh cho tự do, dân chu và nhân quyền Việt Nam có quy mô thế giới. và có liên hệ với quốc nội. Đây là mục tiêu cần đạt tới, dù còn nhiều trở ngại. Và đó là cách kỷ niệm tốt nhất cho ngày 30 – 4 .
Còn đối với người cộng sản, ta cần khuyến cáo họ dứt bỏ thái độ ngoan cố và u mê trước tình thế đã rõ ràng trước mắt, nhận thức rằng theo về với hàng ngũ dân chủ là vì lợi ích tối cao của dân tộc và cũng chính là vì một lối thoát an toàn cho họ. Không có con đường nào khác.
Hy vọng mọi người tích cực góp ý kiến
Nhân ngày 30 – 4 – 1975
VIỄN SƠN NGUYỄN TƯỜNG BÁCH
Người ta có thể không chấp nhận việc Mỹ Anh tự mình đánh Iraq mà không có sự đồng ý của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Nhưng dù sao, chiến tranh đã có kết quả: một chế độ chuyên chế đã tiêu vong, và dân Iraq có triển vọng xây dựng một chính thể dân chủ, và sẽ không còn là một mối nguy hiểm cho hòa bình thế giới.
1 - Đấy là một sự kiện có lợi cho trào lưu dân chủ tự do trên thế giới, có ảnh hưởng sâu xa, và vì thế có ảnh hưởng tốt tới công cuộc giành tự do và nhân quyền của người Việt.
Iraq là một quốc gia quan trọng trong khối Hồi Giáo và Ả Rập. Trong khối này, có những chính quyền cực đoan quá khích, chống đối với luồng sóng dân chủ tự do và kềm hãm dân chúng trong một trạng huống lạc hậu, ngược lại với sự tiến bộ của nhân loại.
Chúng ta nên nhận thấy rõ là trên thế giới hiện nay còn tồn tại hai khối chuyên chế ngoan cố, đó là, một - khối cộng sản độc tài với năm nước, cộng sản Việt Nam, Lào, Trung cộng, Bắc Hàn và Cuba – hai là khối cực đoan tôn giáo vừa kể. Hai khối này không những bức hại dân chúng mà còn là trở ngại lớn cho sự phát triển của nhân loại. Vì cũng là độc tài, nên họ thường bênh vực, giúp đỡ nhau, và bán vũ khí cho nhau để cùng đối kháng với những nước dân chủ, như Trung cộng với Iraq, Iran. Cộng sản Việt Nam cũng phản đối Hoa Kỳ đánh Iraq. Như Tổng thống Bush đã liệt kê, Iraq, Iran và Bắc Hàn vào hạng ma quỷ, đều là bạn tốt của cộng sản Việt Nam.
Vì vậy, Saddam Hussein sụp đổ là một đòn giáng mạnh vào khối tôn giáo cực đoan. Hiện nay ngoài Iran ra, có lẽ không còn một nước Hồi giáo nào gây được sự nguy hiểm cho thế giới. Họ chắc đã run sợ, và tìm mọi cách để tự bảo vệ. Việc các nước Hồi Giáo liên kết với nhau để chống lại Tây Phưiơng trong một cuộc thánh chiến cũng rất ít khả năng, vì dân chúng đã hiểu biết hơn trước.
Nếu tại Iraq xuất hiện một chính thể dân chủ thực sự và mang lại tốt lành, đây sẽ là một tấm gương để thúc đẩy các nước Hồi Giáo khác bước vào tiến trình dân chủ hóa.
2 - Những nước cộng sản độc tài còn lại tất cũng run sợ trước sự kiện liên quân Mỹ Anh đánh vào Iraq và Saddam Hussein sụp đổ. Họ sợ Hoa Kỳ lại lấy một cớ gì để tấn công vào mình. Truớc hết là Bắc Hàn, là một nước dữ dằn lại có bom nguyên tử, có quân đội hùng mạnh, rất có thể nổi khùng và đánh xuống Nam Hàn lúc nào không biết. Bom nguyên tử của Bắc Hàn, nói là có thể bắn thẳng vào Hoa Kỳ. Nên Bắc Hàn rất lo Hoa Kỳ đánh phủ đầu.
Sau đó là Cuba của Fidel Castro cô lập tại châu Mỹ và quá gần nước Mỹ. Chỉ cần một xung đột nhỏ là Hoa Kỳ có cớ để hạ bệ Fidel Castro, hà huống trong nội bộ Cuba đã có nhiều thành phần đối kháng.
Cộng sản Việt Nam cậy có lịch sử chiến thắng quân Mỹ, nhưng bây giờ tình thế đã khác hẳn. Người dân trong nước không còn sống trong hoàn cảnh 30 năm xưa, nền tảng chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh đã tiêu vong và không còn có một Liên Xô hùng mạnh làm hậu thuẩn. Trung cộng rất khôn ngoan, không có dại gì để đương đầu với bộ máy quân sự hủy diệt của Hoa Hỳ nếu vì cớ gì Mỹ tấn công Việt Nam. Đương nhiên, Mỹ cũng không có lợi gì để mạo hiểm một cách vô ích, nên sách lược của họ hiện thời là dần dần cô lập và làm suy yếu Trung cộng. Tiêu diệt chế độ Saddam Hussein chính là một bước quan trọng trong sách lược này.
Đừng nên quên, trở ngại chính cho công cuộc thực hiện tự do dân chủ trên thế giới là Trung cộng . Vì thế chúng ta cần hoan nghênh sự sụp đổ của Saddam Hussein, và cần khai thác cho đúng sự kiện này. Thói quen của chúng ta là chỉ nhìn vào các thế Việt Nam một cách hạn hẹp như vấn đề chỉ là giữa chúng ta và chế độ cộng sản Việt Nam và chỉ là sự cân nhắc là giữa lực lượng của hai bên. Sự sụp đổ của chế độ độc đảng Việt nam có rất nhiều yếu tố, cả quốc nội lẫn quốc tế chi phối, song dù sao tình thế hiện nay đã có lợi cho phong trào tự do dân chủ. Chúng ta cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ để gây nên được lực lượng cần thiết với một đường lối thích đáng.
3 - Tương lai của các nước cộng sản Á Châu sẽ ra sao "
Về điểm này, không nên quá lạc quan mà nói rằng những bọn bạo chúa ấy rất sớm sẽ chui vào sọt rác. Chúng còn có lực lượng, có nền tảng thống trị còn vững, ít ra trong một thời gian. Các phong trào đối kháng chưa được mạnh. Cũng không nên quá bi quan mà cho rằng hiện giờ chưa có sức mạnh nào có thể lay chuyển được chúng. Theo nhận xét khách quan, thì từ ngày Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, chúng đã cô lập và bước vào con đường suy yếu. Bây giờ, chúng không còn sức để tấn công nữa, song chúng sẽ cố chết để tự bảo vệ, đợi có dịp sẽ gắng lấy lại thế lực hồi xưa.
Trước mắt, chúng chú trọng vào việc phát triển kinh tế để ổn định tình thế và phát triển quân lực để ứng phó với tình trạng nguy cơ cũng là để gia tăng đàn áp nội bộ. Về đối ngoại, chúng phải mềm dẻo ôn hòa hơn để tạm tránh xung đột, nên phải làm mặt hiền lành, nhưng thực tế họ vẫn khủng bố mạnh đối với những người đòi hỏi dân chủ nhân quyền, nhất là gần đây. Việt cộng hay Trung cộng cũng vậy.
Nhưng dù sao, chúng cũng không thoát khỏi nguy cơ. Thứ nhất, ảnh hưởng ở ngoài vào chúng không thể lùng bắt hết được, người dân càng ngày càng hiểu rõ một chế độ độc đảng bây giờ là thoái hóa và cần phải thay đổi. Thứ hai, đàn áp càng hung bạo, chỉ càng thúc đẩy lòng bất mãn và ý chí phản kháng của người dân. Thứ ba, phát triển kinh tế thị trường sẽ đòi hỏi nhiều cởi mở trong xã hội dọn đường cho những biến động không ngờ. Đây là một nội dung quan trọng của trào lưu toàn cầu hóa hiện nay – trước là kinh tế tư bản chủ nghĩa hóa và sau đó là tự do dân chủ hóa. Tư tưởng của người dân nhất định sẽ phải biến đổi, đó là điều không thể tránh được và tiến trình này sẽ không thể đảo ngược được.
ôõ
Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển là một mủi dao hai lưỡi đối với các chế độ độc tài. Ta không nên sợ chủ nghĩa tư bản phát triển ở các nước cộng sản, vì như ta thấy, nó đưa tới sự tăng trưởng của giai cấp công nhân và sự nẩy nở của một số nhà kinh doanh tư nhân trong guồng máy quốc doanh nhà nước, và sẽ phá vo su kem kẹp của cái gọi là chủ nghĩa xã hội.
Công nhân và sinh viên là hai thành phần quan trọng nhất trong các cuộc cách mạng tại Đông Âu trước năm 1989. Nhưng trên thực tế tại Việt Nam, hai thành phần này còn rất thụ động, và đáng buồn nhất là cho sinh viên Việt Nam, hầu như không có hoạt động gì đáng kể đối với chế độ độc đảng. Làm thế nào để kích thích họ thức tỉnh lên là một việc cần thiết, nếu muốn đẩy nhanh sự thay đổi tại Việt Nam.
4 - Vận hội mới của đất nước, chúng ta phải làm gì "
Số phận của các nước cộng sản hiện thời xem ra không còn nghi ngờ gì nữa, song vấn đề vẫn là thời gian. Chế độ độc đảng còn kéo dài thì người dân vẫn còn chịu đau khổ. Vẫn chịu ách nô đòi, bọn bạo chúa vẫn còn ngang ngược và hưởng thụ trên đầu dân chúng. Con người bị áp bức bất cứ ở đâu cũng không thể thờ ơ trước thảm trạng ấy; tất cả những người có lương tâm đều phải có thái độ đúng đắn duy nhất, là kiên quyết đấu tranh để giải trừ chế độ bạo quyền, thực hiện tự do dân chủ và nhân quyền cho dân tộc.
Với sự sụp đổ của khối Đông Âu và Liên Xô, với bao nhiêu chế độ độc tài đã tiêu vong trong vòng 15 năm nay, với sự sụp đổ của Saddam Hussein tại Iraq, với sự suy nhược và cô lập hóa của những chính quyền chuyên chế hiện nay – đây là một vận hội lịch sử, một vận hội mới cho dân tộc, cho phong trào đấu tranh cho tự do, đòi hỏi mọi người Việt Nam bất cứ trong tầng lớp nào, bất cứ trong hay ngoài nước đều phải góp sức vào công việc chung để đừng làm lỡ mất cơ hội lịch sử này.
Người Việt tự do đã làm lỡ mất cơ hội ngàn vàng năm 1945 để chính quyền lọt vào tay cộng sản Việt Nam, lại đã làm mất cơ hội giử lại giang sơn Miền Nam đã có trong 20 năm, để toàn bộ đất nước đó bị chiếm đoạt.
Ngày nay hối tiếc thì đã muộn. Bây giờ chỉ có hành động nhanh chóng, quyết liệt, trong một đường lối hữu hiệu.
Một điều kiện rất có lợi cho người Việt là sự hiện diện của một cộng đồng hải ngoại đông đảo gần ba triêu người đa số là người tỵ nạn cộng sản. Khác với các cộng đồng khác, cộng đồng người Việt có ý thức chính trị nồng hậu và tương đối nhất chí, có tiếng nói mạnh có thể làm hậu thuẩn cho phong trào chống đối trong nước.
a) Căn cứ trên nhận định một “vận hội mới”. Khai triển một cuộc vận động cổ võ toàn dân trong ngoài bằng mọi cách, chủ yếu qua truyền thông làm cho mọi người hiểu rõ tình thế có lợi và sự suy yếu của chế độ cộng sản. Phát động mọi phương thức truyền thông hướng về quốc nội.
b) Để thực hành việc trên, trước hết tại hải ngoại, mọi người phải biết, mọi cá nhân quan tâm đến việc chung phải gác bỏ những dị biệt vô ý nghĩa, những tham vọng cá nhân nhỏ nhen, để gắng sức xây dựng lực lượng kết hợp cần thiết. Để tránh vết xe đổ trước đây, lúc đầu không cần đông, mà chỉ cần một số ít người nhưng có đủ quyết tâm, đủ khả năng và đủ kiên nhẫn để thúc đẩy công tác cho đến thành công. Mong rằng, và cũng tin chắc rằng sẽ có một kết hợp như thế xuất hiện, vì đây là thời vận không phải cho cá nhân, mà cho đất nước. Chúng ta không thể làm lỡ cơ hội lần nữa. Hãy can đảm đứng lên nhận lấy trách nhiệm!
c) Bằng mọi cách, phải liên lạc và gắng kết hợp với phong trào chống đối trong nước; cần xây dựng một trận tuyến vừa trên dạng công khai vừa trên mặt bí mật, và khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành.
d) Đẩy mạnh liên lạc với các chính quyền và các giới chính trị ngoại quốc, tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế rộng rãi hơn nữa. Tổ chức những phái đoàn chuyên về hoạt động ngoại vận. Cộng tác với các tổ chức dân chủ và nhân quyền các nước khác để đi tới kết thành một liên minh rộng rãi có ảnh hưởng mạnh.
e) Củng cố cộng đồng người Việt hải ngoại trên quan niệm tranh thủ tự do dân chủ và hạnh phúc cho dân tộc, xây dựng đoàn kết, phê phán chia rẽ và những tính toán cá nhân, bè phái, những luận điệu xuyên tạc. Vạch trần những âm mưu phá hoại của cộng sản, thuyết phục những thành phần lưng chừng nhìn rõ tình thế và đứng vào hàng ngũ dân chủ. Thuyết phục những người hay về Việt Nam đừng quên mất thân phận tỵ nạn, thân phận một người Việt Nam tự do, và không vì tham lợi cá nhân mà đánh mất danh dự trước những kẻ độc tài tàn bạo.
Muốn thực hành những công việc cần thiết kể trên, phải bất đầu từ việc xây dựng một tập hợp mới tại hải ngoại, có đủ khả năng để khai triển công tác. Tập hợp mới này cần do những người có quyết tâm, có ý chí mạnh, và tuyệt không bỏ cuộc trước khi thành công. Chúng tôi tin rằng mọi người đều mong có thể gây được lực lượng tất yếu để thúc đẩy công cuộc hiện nay trong vận hội mới của đất nước.
Mong rằng tất cả các bạn xa gần đã từng chiến đấu, và đã từng cam chịu khó khăn, gian khổ, hy sinh trong nửa thế kỷ nay, và các bạn đương quan tâm đến tương lai dân tộc – sẽ sát cánh với nhau trong nhiệm vụ cao cả cứu vãn dân tộc và đưa Việt Nam thoaÙt khỏi thảm trạng hiện nay và tiến vào hàng ngũ các nước văn minh, tự do và tiến bộ trên thế giới. Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể không thẹn với các đấng tiền nhân trong lịch sử.
Đấu tranh với một chế độ độc tài và vũ trang đến tận răng là một sự khó khăn vô cùng, cũng nguy hiểm khó lường. Nhưngh đó chính là giá trị của chúng ta.
Gần đây, trong cộng đồng người Việt hải ngoại cũng đã có những dấu tượng cho biết có sự đoàn kết và nhất chí hơn trước. Thí dụ như những Đại Hội Thế Giới của ngườii Việt – của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, của Đại Hội Diên Hồng, và gần đây Đại Hội Truyền Thông Việt Ngữ thế giới, đều có nhiều đại diện từ nhiều phương tới và đều có quan niệm chung về tự do , dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Việc liên lạc với những thành phần đối kháng ở quốc nội cũng đã có hiệu quả tốt hơn.
Chỉ cần chúng ta cố gắng hơn nữa, là có thể gây nên một trận tuyến đấu tranh cho tự do, dân chu và nhân quyền Việt Nam có quy mô thế giới. và có liên hệ với quốc nội. Đây là mục tiêu cần đạt tới, dù còn nhiều trở ngại. Và đó là cách kỷ niệm tốt nhất cho ngày 30 – 4 .
Còn đối với người cộng sản, ta cần khuyến cáo họ dứt bỏ thái độ ngoan cố và u mê trước tình thế đã rõ ràng trước mắt, nhận thức rằng theo về với hàng ngũ dân chủ là vì lợi ích tối cao của dân tộc và cũng chính là vì một lối thoát an toàn cho họ. Không có con đường nào khác.
Hy vọng mọi người tích cực góp ý kiến
Nhân ngày 30 – 4 – 1975
VIỄN SƠN NGUYỄN TƯỜNG BÁCH
Gửi ý kiến của bạn