Nguyễn Ngọc Cường
Học giả so sánh các văn bản trong việc phân tích và nghiên cứu.
Phòng X: Trưng bày các tác phẩm do bà Nedda Grassi Võ đại Sứ Ai Cập và Carlo Grassi tặng Đức giáo hoàng Pio XII. Các tác phẩm này thuộc thời Ai cập cổ, thời Copte và sau thời người hồi giáo chiếm Ai cập.
Viện Bảo tàng Pio Clementino (museo Pio Clementino).
Trở lại cầu thang Simonetti bạn đi thẳng vào bảo tàng viện Pio Clementino, do các đức giáo hoàng Clemente XIV và Pio VI cho xây hồi thế kỷ XVIII để trưng bày các tác phẩm điêu khắc thuộc thời Hy lạp và Roma cổ.
Sala a croce gresa: Phòng hình thánh giá Hy lạp do M. Simonetti xây ban 1780 dưới thời đức giáo hoàng Pio VI hai bên cửa vào hai người sư tử bằng nham thạch đủ, xám thuộc thế kỷ I-III sau Tây lịch. Trên nền gạch ba bức khảm đá màu: Nữ thần Minerva cầm thuấn, giỏ hoa thần ăn nhậu Bacchuc, cánh trái: Quan tài đá vân ban đỏ của công chúa Costtantiano con hoàng đế Costantino thuộc năm 350-356 sau Tây lịch. Cảnh chạm nổi cành nho và các trẻ em hái nho, bên cạnh là tượng hoàng đế Augusto chính giữa là bức khảm đá màu, nữ thần Athena thuộc thế kỷ III. Bên cánh trái là quan tài đá vân ban đỏ của thánh nữ Elena, mẹ hoàng đế Costantino thuộc đầu thế kỷ IV, cạnh chạm nổi các kỵ mã và đám tù binh, chân dung hoàng đế Costantino và thánh Elena.
Sala Rotonda II do Simonetti xây năm 1780 nền có bức khảm đá màu Otricoli diển tả cảnh người Hy lạp đánh nhau với các quái vật mình người đầu ngựa. Oác len và nữ hải thần, chính giữa phòng là một cái bình khổng lồ chu vi 13m bằng đá vân ban khối, trước đây đặt trong Domus Aurea (nhà vàng) của hoàng đế Nerone. Bên trái chiếc đầu khổng lồ của hoàng hậu Piotina vợ hoàng đế Triano tạc năm 129. tượng nữ thần Juno Sospita (thế kỷ II). Tượng khổng lồ của Entinonus chết tại sông Nil năm 130, được phong làm thần tượng khổng lồ của thần Hercules bằng đồng mạ vàng (thế kỷ II). Đầu khổng lồ của hoàng đế Adriano. Tượng một nữ thần tạc theo nguyên tác Hy Lạp thuộc năm 420 trước TL. Tượng thần hộ mệnh hoàng đế Augusto
Sala Delle Muse III:
Cũng do Simonetti xây. Các bức tranh vẽ trên trần của Tommaso Conca diễn tả tượng thần Apollo, các nàng thơ và thi sĩ giống như các bức tượng trưng bày trong phòng. Chính giữa là tượng bán thân Belvedere do Apolionius con nhà điêu khắc Nestor thành Athenes tạc. Các bức tượng gần tường là tượng 7 nàng thơ, do thần Apollo dẫn đầu thuộc thế kỷ II. Polyphymia nàng thơ của thuật bắt chước cử điệu và ca hát. Kilo nàng thơ của thuật kể chuyện và anh hùng ca, Thalla nàng thơ của hài kịch. Melpomene, nàng thơ của bi kịch. Terpsichore, nàng thơ của vũ thuật. Apollp ca trưởng ca đoàn các nàng thơ. Kalliops, nàng thơ của hùng ca và bi ca, Erato nàng thơ của thánh ca và tình ca. thêm vào đó là Urania, nàng thơ của khoa chiêm tinh. Euterpe nàng thơ của các bài ca chúc tụng, sảo thuật và ca đoàn bi kịch.
Phát xuất từ biệt thự Tivoli cũng còn có các tượng bán thân của các thi sĩ, triết gia và diễn thuyết gia Hy lạp nổi tiếng như: Pericle (chết năm 429 trước TL). Bias (thuộc thế kỷ VI trước TL). Periander thuộc thế kỷ VII-VI trước TL). Antisthenes chết năm 365 trước TL Alschines chết năm 314 trước TL, Homer thuộc tiền bán thế kỷ VIII trước Tl, Sokrates bị bức tử năm 399 trước TL. Piaton chết năm 347 trước TL. Euripides chết năm 406 trước TL Epikur chết năm 270 trước TL.
Sala Degli Animalt IV:
Trưng bày tượng súc vật hay các cảnh liên hệ đến súc vật. Phần lớn là các tác phẩm trang hoàng vườn, sân thượng hay phong ten vv…Trên nền là bức khảm đá màu, diễn tả cảnh sống của dân Roma (thế kỷ IV sau TL). Bên phải tượng Meleagre, anh hùng săn bắn Kalydonie với săn và con mồi thuộc năm 150 sau TL, tạc theo nguyên tắc bằng đồng của Skopas thuộc thế kỷ IV trước TL. Thần biển Triron bắt cóc một nữ hải thân (thế kỷ I trước TL). Bên trái thân Ba Tư Mithras giết quái vật nguyên thủy đế lấy máu nó tạo thành vũ trụ. Con bọ cạp, con rắn (biểu tượng cho thần dữ) và con chó tìm cách can ngăn (thế kỷ II sau TL). Đầu một con lạc đà (xưa kia là vòi nước) con vua bằng đá vân ban xanh hiếm có.
Galleria Delle Statue V
Hành lang này thuộc dinh Belvedere do G. da Pierrasanta xây cho đức giáo hoàng Innocente VIII theo họa đồ của A. Polaioulo,. Sau này đức giáo hoàng Clemente XIV và Pio VI cho biến thành bảo tàng viện. Cầu thang nối liền với phòng trưng bày các thú vật xây năm 1776, trên tường còn dấu tích các bức vẽ của Pintoricchio.
Bên trái tượng Arian đang ngủ thế kỷ II sau TL, tạc theo nguyên tắc Hy lạp thuộc thế kỷ Ii trước TL cạnh đó là một quan tài đá chạm nổi cảnh người khổng lờ chân rắn, đánh nhau với các thần linh thế kỷ Ii sau TL. Hai chân đèn cổ rất đẹp thế kỷ Ii sau TL với các hình chạm nổi: thần Jupiter cầm vương trượng và tầm sét trong tay thần Juno (Hera) thần Mercurio (Hermes) thần Mars (Ares) đội mũ và cầm giáo, thần Venus (Aphrodiet) thần Minerva (Ethena) thần Aegis và con rắn.
Bên phải có cửa sổ: tượng thần Hermes Ingenui thế kỷ II sau TL tạc theo nguyên tắc Hy lạp thuộc thế kỷ V trước Tl. Đối diện bên trái tượng Satyr đang nghỉ do Praxiteles tạc hồi thế kỷ II trước TL bên phải, tượng Triton thần nước thế kỷ II trước TL. Phía cuối hành lang bên trái là tượng Appolo Saurokronos đang rình giết một con báo, tạc theo nguyên tắc của Praxiteles năm 350 trước TL cạnh đó là tượng Amazone bị thương, tạc theo nguyên tắc bằng đồng của Phidias năm 430 trước TL. Cánh cửa vào phòng tiếp theo tượng Poseidippos thi sĩ Hy lạp chuyên viết hài kịch nổi tiếng, tạc theo nguyên tắc bằng đồng thuộc năm 43 trước Tl. Đối diện là tượng Menander.
Sala Dei Bustl VI: Gồm ba phòng nhỏ, bạn cứ theo tay trái của cả ba phòng. Phòng I sau cửa vào bên trái nhóm tượng cặp vợ chồng Gratidia ML Chrite và M. Gratidius Libanus thường gọi là cato và Porzia. Tiếp đến tượng do hai người ốm nặng cảm ơn các thần linh cho họ khỏi bệnh. Phòng II tượng hoàng tử Caracalla con hoàng đế Settimo Severo khi còn nhỏ năm 193 sau TL.