Với sự sa thải nhân công hàng loạt, thị trường chứng khoán tiếp tục mất giá, và sự cắt giảm lãi xuất của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang không mấy hiệu quả, chúng ta có thể nghĩ rằng nền kinh tế hiện thời rất tệ. An tâm đi, tình trạng hiện thời so với cơn đại suy thoái 70 năm trước đây không có nghĩa gì cả.
Năm 1933, tỷ số thất nghiệp lên đến 25% (so với 4.5% hiện nay). Mức sản xuất toàn quốc giảm 30%. Hiện nay, dân chúng lo ngại tổng sản lượng quốc gia có thể giảm 1% cho năm nay. Hơn 9000 ngân hàng phá sản, làm tiêu tan trương mục tiết kiệm của hằng triệu người. Chỉ số tiêu thụ tin tưởng rớt, mức tiêu xài giảm 20%, mức đầu tư tuột dốc, lương bổng và giá cả rơi vào tình trạng deflation.
Lý do xâu xa đã gây nên cơn đại suy thoái, tệ hại và kéo trong thời gian dài, vẫn là một câu hỏi không có câu trả lời trong kinh tế học "Elmus Wicker, giáo sư kinh tế học tại Indiana University, đã nói vậy. Ngày nay, các kinh tế gia nói rằng cơ hội để xảy ra cơn khủng hoảng kinh tế rất nhỏ, nguyên nhân chính vì các ngân hàng hiện nay được kiểm soát kỹ hơn, vốn nhiều hơn, và có sự hổ trợ của liên bang.
"Vì đã nếm mùi đại suy thoái, các ngân hàng giờ đây đã vững hơn và sẵn sàng hơn " Mark Zandi, một kinh tế gia cho biết.
Có rất nhiều sự kiện đã xảy ra đưa tới cơn đại suy thoái. Nhiều kinh tế gia nhận xét rằng những điểm trùng hợp giữa quá khứ và hiện tại chỉ là bề mặt. Thực vậy, rất nhiều tiên đoán lạc quan là nền kinh tế hiện nay sẽ không tệ hơn nữa, trước khi nó sẽ hồi phục vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới. Nhưng với thuyết tương đối của những lý luận trên, chúng ta cũng nên cảnh báo rằng không có gì bảo đảm cho sự phục hồi của nền kinh tế trong tương lai.
Nhìn kỹ về những sự kiện kinh tế tương đồng chúng ta đang có với năm 1929 chứng minh điều này:
1. Giới tiêu thụ vẫn lạc quan sau khi thị trường chứng khoán suy thoái.
Đây là một sự thật ít ai biết đến của cơn đại suy thoái, giới tiêu thụ vẫn bình chân như vại sau khi thị trường chứng khoán "sụp đổ" năm 1929. Một bài báo được đăng trên Business Week năm 1979 phân tách 50 năm sau cơn đại suy thoái: "Sự tổn hại kinh khủng của thời kỳ này là do phần đông dân Hoa kỳ, trong những tháng đầu tiên, không nhận ra sự tàn phá của nó". Thực vậy, trong những tháng đầu năm 1930, giới tiêu thụ tưởng là nền kinh tế đã hồi phục nhưng khi nó không gượng dậy nổi, "dân chúng đã bị hổng chân và rơi xuốc vực sâu", kinh tế gia của Đại Học Harvard Joseph Shumpeter đã viết như vậy.
Edward Deak, một kinh tế gia tại Fairfield University nhận xét rằng giới tiêu thụ ngày nay (cũng giống như xưa) vẫn tiếp tục tiêu xài, mượn nợ nhì, tăng nợ thẻ tín dụng vì họ tin rằng đây chỉ là một giai đoạn trì trệ ngắn hạn. "Cũng có thể lắm" ông nói "nhưng không có nghĩa là cá đã vào rọ". Ông nói rằng ông sẽ theo dõi kỹ nếu con số thất nghiệp tăng vọt hoặc mức tiêu xài trở lại học đường giảm mạnh, ông sẽ bi quan hơn hiện tại.
Robert Smith, tổng giám đốc của Smith Affiliated Capital khuyên giới tiêu thụ nên cảnh giác đề phòng nền kinh tế có thể tệ hơn. Ông cũng khuyên giới đầu tư nên mua thêm cổ phiếu để cân bằng trương mục đầu tư của họ.
2. Thị trường chứng khoán tiếp tục tuột dốc.
Mặc dầu tất cả các kinh tế gia đều đồng ý rằng thị trường chứng khoán không phải là nguyên nhân của cơn đại suy thoái, nhưng sự "sụp đổ" của thị trường chứng khoán tháng 10 năm 1929 đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phá sản của giới đầu tư, làm cho giới tiêu thụ phải thắt chặt hầu bao của họ.
Sự tuột dốc của thị trường chứng khoán hiện tại tuy không nặng như năm 1929. nhưng nó cũng đóng một vai trò quan trọng cho sự trì trệ của nền kinh tế. Và "sự tuột dốc của thị trường chứng khoán sẽ làm giảm đi khả năng tiêu xài của giới tiêu thụ", Edward Deak nói vậy.
3. Giới tiêu thụ giảm tiêu xài.
Vào thời kỳ đại suy thoái, giới công nhân đã ôm chặt lấy tiền của họ. Ngày này, giới chủ nhân lại thắt hầu bao. Họ đang giảm chi phí về quảng cáo, máy móc kỹ thuật cao và quan trọng hơn hết cho nền kinh tế lương bổng cho nhân viên.
Việc tiếp tục giảm chi phí cho nền thông tin công nghệ là thí dụ điển hình nhất. Một bản báo cáo mới nhất cho thấy các giám đốc đã cắt giảm sự chi tiêu trong nửa năm đầu vì họ cho rằng ngân khoản chi tiêu của họ sẽ bị cắt giảm trong nửa năm sau.
Chúng ta có thể chưa chính thức rơi vào sự suy thoái là nhờ vào sự tiêu tiền mạnh bạo của giới tiêu thụ, nhưng "sự trì trệ hiện nay đã khởi động bởi sự cắt giảm chi tiêu của các công ty" Robert Smith đã nói "giới tiêu thụ đang chống đỡ cho nền kinh tế hiện nay".
Miễn là giới tiêu thụ có thể chống đỡ đến khi các công ty có thể hồi phục, chúng ta sẽ thoát khỏi sự suy thoái, nhưng nếu tỷ số thất nghiệp gia tăng có thể làm lòng tin của giới tiêu thụ rạn nứt, nền kinh tế có thể tệ hại hơn.
4. Chứng khoán hỗn hợp (mutual fund) rất được ưa chuộng
Đây là một điểm nhỏ nhưng là một điểm tương đồng quan trọng. Kinh tế gia của Yale University William Goetzman nói rằng những thập niên đầu của thế kỷ, giới đầu tư cũng lao đầu vào những chứng khoán hỗn hợp giống như ngày nay. Ông cho rằng sự phân hoá của chứng khoán hỗn hợp đã làm giới đầu tư sẵn sàng trả giá cao hơn vì họ nghĩ là họ sẽ được bảo vệ. Mặc dù ông từ chối bình luận về sự liên quan giữa chứng khoán hỗn hợp và cơn đại suy thoái, ông cho biết đây là một điểm quan trọng cần được lưu ý.
5. Sự nối kết nền kinh tế toàn cầu
Hai thập niên vừa qua được coi như là sự gia tăng của vốn đầu tư quốc tế và trao đổi mậu dịch giữa các quốc gia trong chiều hướng kinh tế toàn cầu. Nhưng trong ba thập niên đầu của thế kỷ, sự luân lưu trao đổi quốc tế đã là điểm then chốt của nền kinh tế Hoa kỳ.
"Nó là thời vàng son của thị trường tư bản thế giới", Goetzman nói vậy. Ông ghi nhận đây là điểm tương đồng nhất của hai thời đại.
Và khi sự khủng hoảng kinh tế của một nước lan sang một nước khác đã làm cho một số quốc gia đóng cọc hối xuất của đồng tiền quốc gia. Vào thời đó, nhiều quốc gia, trong đó có cả Hoa Kỳ đã cho tăng lãi xuất để giữ hối xuất, tăng thuế nhập khẩu để chận đứng sự trao đổi mậu dịch - điều tệ hại nhất mà họ có thể làm, những nhà kinh tế nói thế.
Ngày nay, không ai nghĩ là Hoa kỳ lại mắc vào lỗi lầm này một lần nữa. Ngân hàng dự trữ liên bang (the FED) bây giờ khôn hơn nhiều. Mặc dầu vậy, không có nghĩa là the FED có thể cưú vãn được nền kinh tế toàn cầu nếu nó tiếp tục suy thoái.
Để kết luận, sự lập lại của cơn đại suy thoái ngày nay rất hiếm hoi, các chuyên gia đều đồng ý như vậy. Mà dẫu cho tình trạng kinh tế có xu hướng đi vào con đường này, luật lệ và chính sách hiện hành đang có sẽ ngăn ngừa được một cơn đại suy thoái xảy ra. Nhưng không có nghĩa là nền kinh tế không thể tệ hơn. Những điểm tương đồng xưa và nay nên cần được lưu ý. Đối với giới đầu tư, điều nên làm là cẩn trọng và thức tỉnh cho đến khi dấu hiệu của sự hồi phục được ghi nhận.