Ngân Hàng Thế Giới dự báo đầu tư ngoại quốc năm nay có thể lên tới tổng trị giá 1 tỉ 200 triệu MK, so với 1 tỉ trong năm qua, và 800 triệu trong năm 2000.
Phuc trình bán niên của Ngân Hàng Thế Giới cũng điều chỉnh lại tỉ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa của VN là 5.2 %, thay vì là 5.5 %, vì xuất cảng sút giảm về trị giá - và dự báo tỉ lệ tăng trưởng năm 2003 là 7 %.
Giám đốc Andrew Steer nói: sự khởi động tiến trình cải tổ hành chánh và pháp lý cho thấy đã có sự sốt sắng chưa từng có từ phía các nhà cấp viện quốc tế.
Ông Kazi Matin, kinh tế gia của Ngân Hàng Thế Giới, dự cuộc họp báo sáng thứ năm, cho biết : do có tiến bộ trong cải cách, trong năm qua, tâm lý của giới kinh doanh đã cải thiện đáng kể.
Phổ biến phuc trình đánh giá nền kinh tế VN, giám đốc Steer nhận xét rằng kế hoạch 10 năm cải tổ tại VN, trọng tâm chú ý của các nhà cấp viện, là 1 trong những kế hoạch nghiêm tuc nhất trong số 50 quốc gia được Ngân Hàng Thế Giới trợ giúp.
Công nhận rằng một số nước Tây Phương còn chê trach thành tich nhân quyền của Hà Nội, theo ông Steer, các nước như vậy hài lòng thấy kế hoạch cải tổ tại VN chú trọng đến các nguyên tắc bảo vệ các quyền công dân. Phúc trình 6 tháng của Ngân Hàng Thế Giới ghi nhận sự gia tăng đầu tư ở khu vực tư doanh, và sự chú ý của đầu tư của ngoại quốc đang hồi phục.
Theo phúc trình này, bước qua năm nay, doanh thu xuất cảng của VN sút giảm, phô lộ rõ sự lệ thuộc vào xuất cảng hàng hóa, và sự hồi phục yếu ớt sẽ chỉ diễn ra vào hậu bán niên nhờ sự gia tăng sức tiêu thụ và đầu tư nội địa.
Việc thực hành các cải cách được các nhà cấp viện tài trợ nhìn chung là tốt, mặc dù còn kém trong việc tái tổ chức các xí nghiệp quốc doanh.