Hôm nay,  

Tình yêu và thân phận con người

25/02/202406:37:00(Xem: 858)
Tạp ghi

couple-in-love

Ai đó đã từng nói chúng ta có thể chỉ mất một ngày, một tháng, một năm, để yêu một người. Nhưng chúng ta đã phải mất cả một đời để có thể quên một người. Tinh yêu là những gì thiêng liêng không thể thiếu vắng trong cuộc đời. Tinh yêu dù đau khổ hay hạnh phúc luôn là lý tưởng của cuộc sống. Sống với niềm đau khổ vì tình yêu vẫn còn hơn sống với tâm hồn trống rỗng. Thảm trạng của tinh yêu không phải buồn vui, giận hờn, ghen tuông, mà là sự dửng dưng khi đứng trước người yêu đã từng phụ mình. Dù xa nhau muôn trùng, nhà thơ, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn vẫn hy vọng ngày nào đó người yêu sẽ trở lại như thủy triều dâng xóa đi những ngày buồn:
 
Tinh ngỡ đã quên đi
Như lòng cố lạnh lùng
Người ngỡ đã xa xâm
Bỗng về quá thênh thang
Ôi áo xưa lồng lộng
Đã xô giạt trời chiều
Như từng cơn nước rộng
Xóa một ngày đìu hiu…” (Tình Nhớ-TCS)
 
Trong sâu thẳm của tâm hồn, không có tình yêu đơn phương, luôn tình yêu được đáp trả với thái độ tích cực hay thầm kín mà chính người yêu không hay. Rồi đến khi thảm trạng của tình yêu xảy ra mới biết mình đã yêu. Giọt lệ ăn năn của Mỵ Nương đã an ủi tâm hồn đau khổ của kẻ xấu số Trương Chi.
    Với tâm hồn nhạy cảm, nhà thơ Tản Đà khi thấy chiếc lá lìa cành ông lại liên tưởng đến cảnh chia tay:
 
Vàng bay mấy lá năm già nửa
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng...”
 
Hờ hững phụ nhau là bi kịch của tình yêu. Trong thực tế ai cũng bám lấy tình yêu, lý tưởng để sống, dù cho cuộc tình nhuộm màu cay đắng. Khi yêu quên cả không gian và thời gian, quên cả sự cách biệt tuổi tác. Không có tiêu chí nào dành cho tình yêu ngoài lý do của trái tim. Lá Diêu Bông chỉ là sự huyễn hoặc mà Hoàng Cầm đã mặc khải cho nhân vật của ông:
 
Đứa nào tìm được lá Diêu Bông
Từ nay tao gọi là chồng
Hai ngày Em tìm thấy lá
Chị chau mày
Đâu phải lá Diêu Bông...
Mùa Đông năm sau Em tiim thấy lá
Chị lắc đầu trông nắng vãn bên sông...
 
Và mãi đến lúc
 
Chị ba con, em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt chị không nhìn...
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu Bông hỡi
Ôi Diêu Bông...
 
Và cứ thế tình yêu mãi mãi là vô tận... Phải chăng tình yêu tồn tại trong lòng như một tiềm thức, bỗng nhiên môt cơ hội hay một ngoại cảnh nào đó đã đánh thức tình yêu. Một thiếu phụ trẻ đẹp có chồng đi chinh chiến miền xa, rồi một ngày nào đó nàng chợt thấy mùa xuân trở về trên từng sắc lá của hàng dương liễu xanh xui nàng nhớ chồng.
 
Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng trang thượng thúy lâu
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu”.
 
Đó là nội dung của bài thơ “Khuê Oán” của Vương Xương Linh thời Thịnh Đường... Và mười hai thế kỷ sau, Lưu Trong Lư qua bài thơ Tiếng Thu cho chúng ta thấy cảnh sắc lãng mạn, hữu tình của mùa Thu đã dấy lên lòng nhớ thương chồng của người chinh phụ
 
Em không nghe mùa Thu
 dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
hình ảnh kẻ chinh phu
trong lòng người cô phụ?
 
Từ Vương Xương Linh  đến Lưu Trọng Lư qua một chiều dài lịch sử, tình yêu vẫn là nguồn cảm hứng vô tận cho thi nhân, hiền sĩ... Tình yêu không là chiếm đoạt, coi người yêu như là của riêng mình. Yêu là sự hy sinh, sự cống hiến tận cùng hầu mang lại hạnh phúc cho người mình yêu.
     Con người là chủ thể của tình yêu. Nhưng cái chết đã biến cuộc sống con người trở thành hữu hạn, trong khi tinh yêu thì vô hạn. Đó là mối băn khoăn của Du Tử Lê trong bài thơ “Khúc Thy Du”:
 
Hãy nói về cuộc đời,
Khi tôi không còn nữa
Sẽ mang được những gì
Về bên kia thế giới
Thy ơi và Thy ơi”
 
Không còn tiếng kêu thương thảm thiết nào cho bằng tiếng kêu réo gọi tình yêu trong cơn hấp hối của con người…
 

Đào Như

Feb 23-2024

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hai phụ nữ bị thưa ra Tòa án Paris về tội xúc phạm sĩ diện và đời sống riêng tư vì hai người này quả quyết bà vợ của ông Tổng thống Macron là người chuyển giới và bà vì thế không phải là mẹ của các con của bà. Hai phụ nữ loan tin thất thiệt đó sẽ ra Tòa vào ngày 16 tháng 6 tới đây. Một bà là đồng bóng, bà kia là nhà báo độc lập. Đồng thời, nhiều Twitter và hashtag #JeanMichelTrogneux đồng loạt quả quyết Đệ nhứt phu nhơn thật sự là một phụ nữ chuyển giới, tên khai sanh là Jean-Michel Trogneux.
Ảo thì không phải là sự thật, không có thật. Những từ ngữ mà chúng ta thường nghe có liên quan xa gần đến việc sống ảo là ảo ảnh, ảo giác, ảo tưởng, ảo vọng, vân. vân...Ảo thuật nhằm đánh lừa giác quan chớ không phải là thật. Đó chỉ là một trò giải trí để mua vui chớ không có hại như ảo giác, ảo tưởng, ảo vọng của những người sống ảo, xa rời thực tế. Sống ảo là một căn bệnh tâm lý gây ra bởi nhiều lý do phức tạp khác nhau, tùy trường hợp của mỗi cá nhân. Có thể là do kém hiểu biết cùng với mê tín, mê muội, có thể do một tại nạn hay một biến cố xảy ra để lại một vết thương trong tâm hồn, có thể do một chấn động vì người thân đột ngột qua đời, có thể do sự thất bại ngoài xã hội, và trong gia đình, có thể vì ảo tưởng theo đuồi một mục tiêu không thật và cuối cùng chạm phải một thực tế phủ phàng.
Ngày nhỏ chúng tôi căng miệng hát một cách thích thú bài nhạc chế từ bài La Marseillaise, bài quốc ca của Pháp. Tôi thuộc cho tới bây giờ, sau nhiều chục năm tôi vẫn còn hát được. “Thầy đồ ngày xưa quen thói nuôi móng tay dài / quần trễ tai hồng đỏ đen mực son. Đầu lúc la lúc lắc đảo như lên đồng / được dăm trẻ ghẻ lở quá hủi phong. / Quát lấy điếu, đem bình phóng , bưng cơi trầu. / Nhân chi sơ, người đi trước / ta bảo phải để vào tai dốt đặc. Ở trên đầu thầy có cái chi lúc lắc? Búi tó, nó to bằng niêu / tính ghét móng tay hằng cân / thọc luôn trong nách, bật tanh tách hoài / Ngâm thơ thích chí rung đùi”. Nhớ nhưng không chắc có đúng không, có thể có chỗ không nhớ tôi đã chế ra. Nhạc chế cũng như ca dao không bao giờ có tên tác giả. Không biết đây là một bài nhạc chế để chọc quê chính quốc lúc đó đang cai trị Việt Nam hay đùa chơi với các thầy đồ của một anh học trò không thích tới trường.
Tình cờ trong một gian hàng của nghệ nhân làm Bonsai, cây kiểng, tôi thấy trưng bày một chậu kiểng nhỏ, có nhiều nhánh cong queo, lá hình bầu dục, phía dưới có nhiều lông trắng óng ánh như nhung, trĩu nặng từng chùm quả nhỏ tròn trông giống như trái mồng tơi nhưng nhiều màu sắc: xanh, vàng, đỏ, tím đen... trông rất quen, nhưng không thể gọi ngay ra tên của loài cây này được...
Tôi quen biết một cô Tây, gọi là một cô đầm thì đúng hơn, tên gọi đầy đủ là Florence Cavalier, vợ của ông tây Jean Paul Cavalier. Florence còn trẻ, lối 30 tuổi. Ngày từ khi còn nhỏ, 9 tuổi, Florence đã là một hướng đạo sinh, scout, lớn lên em học và hành nghề y tá. Cái gốc scout và nghề nghiệp y tá bổ túc lẫn cho nhau, thêm Flor có ngoại hình xinh xắn tươi vui, thành ra trông lúc nào cô ấy cũng tràn đầy nghị lực, sức sống và yêu đời...
Muốn biết một đất nước có văn minh hay không, người ta thường quan sát nhiều khía cạnh khác nhau với một tinh thần phóng khoáng, một tâm trạng cởi mở, không thiên vị, về xã hội, cách điều hành đất nước (governance), việc bảo tồn và thăng tiến văn hóa, về mức sống người dân như việc chăm sóc sức khỏe, môi trường, giáo dục, và trên hết là sự hạnh phúc (well-being) của người dân...
Cuối tháng ba, đầu tháng tư và kéo dài đến tháng sáu, tháng bảy, du khách đến với Đà Lạt, từ những con đường Hai Bà Trưng, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, đến Hồ Xuân Hương, Chợ Đà Lạt, hay Thung Lũng Tình Yêu, Thiền Viện Trúc Lâm... sẽ thấy lòng mình chùng xuống, trước sắc tím lãng mạn, êm đềm và thơ mộng của những cây “ phượng vĩ tím” hay gọi tắt là “phượng tím”. Những cây phượng có nguồn gốc từ Châu Âu, du nhập vào Đà Lạt từ những năm 1962 của thế kỷ trước.
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội, người người nói, nhà nhà nói. Nó trở thành từ cửa miệng của rất nhiều người trong đạo lẫn ngoài đời. Những tà sư, thầy cúng, các nhóm lợi ích kết hợp với những thế lực chính trị và thế lực ngầm ra sức phá rừng, xẻ núi, lấp ruộng… để làm những ngôi chùa, đền, miếu khổng lồ phục vụ cho cái gọi là du lịch tâm linh, hành hương tâm linh… Ngoài những ngôi chùa khổng lồ ấy ra còn có vô số chùa tư, đền, miếu, am, dinh, miễu...mọc lên như nấm sau mưa. Có một điểm chung là các cơ sở này thờ hằm bà lằng từ Phật, thánh thần, thiên, ông đồng bà cốt, cậu hoàng… và cả những nhân vật chính trị thế tục.
Người đọc nhìn thấy môt hình ảnh rất nhỏ, khiêm tốn, ngay trong ngày đầu 30-4-1975, hình ảnh người chiến binh giải phóng Sàigòn đang quì gối cầu nguyện bên ngoài ngưỡng cửa Nhà Thờ Đức Bà Sàigòn. ..
Tôi đã xem phim “Oppenheimer” chiếu ngoài rạp, một phần vì tiểu sử của nhà khoa học vật lý đã chế ra bom nguyên tử, từng giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học U.C. Berkeley và vì cũng muốn biết ngôi trường thân yêu của mình đã được lên phim như thế nào.