Hôm nay,  

Chuyện thường ngày qua cây viết Tiểu Lục Thần Phong

15/02/202416:33:00(Xem: 826)

Năng tợ nghìn cân

(Đọc tập truyện “Nặng tựa ngàn cân”, NXB Nhân Ảnh, 2024).

 

Tiểu Lục Thần Phong, tên thật là Nguyễn Thanh Hiền, sinh năm 1971, nguyên quán Diêu Trì, Bình Định, hiện sinh sống tại Georgia, Hoa Kỳ, là cây viết sung sức và quen thuộc của các báo Chánh Pháp, Việt Báo (California), Trẻ (Houston, Texas)... Đã xuất bản 10 tác phẩm gồm Văn, Thơ và nhiều tác phẩm in chung khác.
    “Nặng tợ ngàn cân” là tác phẩm gồm 32 truyện ngắn, phần nhiều là những câu chuyện “đời thường”, xảy ra trong cuộc sống hằng ngày ở chung quanh mà nhà văn đã ghi nhận, có khi tác giả lại là nhân vật chính của câu chuyện, với một bút pháp giản dị, bình dân, không trau chuốt như tác giả tự nhận: “Gã vốn là kẻ thân sơ, thất sở, dở thợ, dở thầy, vô cùng hậu đậu ấy vậy mà lại gàn dở bày trò kể chuyện mà chơi. Gã kể từ chuyện đời đến chuyện đạo, rồi chuyện tình, chuyện thế thái, chuyện chính sự... đủ cả, duy có chuyện văn chương thì không dám đụng đến. Gã thừa biết mình không có khả năng, không có nội lực nên không dám đề cập...” ( Lời tựa, trang 5, Nặng tợ ngàn cân). Song thông qua từng câu chuyện, từng nhân vật (có thật và cả hư cấu), Tiểu Lục Thần Phong đã có cái nhìn sâu sắc, tinh tế và đầy nội lực, để từ đó hướng người đọc cùng chung cảm nhận và cùng chung những suy nghĩ và trăn trở... Đó phải chăng là mục đích và cũng là điều mà tác giả nghiền ngẫm, suy tư để buộc độc giả cùng đồng cảm với mình, dẫu đó là những câu chuyện của một gã “gàn dở, đa sự”?
    Trước hết, Tiểu Lục Thần Phong là một bút danh, gây cho độc giả nhiều tò mò và thắc mắc? Có nhiều ý kiến cho rằng bút danh có hơi hướm... Tàu (như Lục Tiểu Linh Đồng) hoặc chí ít cũng bị ảnh hưởng bởi các pho bí kiếp “truyện Võ hiệp, truyện chưởng” của Kim Dung? Nhân đây cũng xin được “bộc bạch” theo tâm sự của nhà văn với người viết: “Vào khoảng những năm 2009, 2010, khi còn ở quê nhà, qua thông tin của các ngư dân đánh bắt cá trên biển, có một tàu đánh cá của Việt Nam bị tàu Trung quốc uy hiếp và bắn chết một số ngư dân trên vùng biển của Việt Nam, xác người chết phải bỏ trong hầm đá tẩm ướp để đem về đất liền, đã gây căm phẫn trong giới ngư dân và đồng bào nơi đó, nhưng báo chí và chính quyền đã làm lơ, không hề lên tiếng. Hiền rất bất bình, nhiều đêm không ngủ, trăn trở và nghĩ đến nước lớn ( Đại lục), luôn hiếp đáp các nước nhỏ (Tiểu lục), mà chẳng ai làm được gì nó, và mơ có được tinh thần “cảm tử”, thần phong (Kamikaze) như nước Nhật Bản mới có thể khắc chế được. Và bút danh “Tiểu Lục Thần Phong” được ra đời dưới các bài viết của Hiền. Lúc đầu có nhiều báo đề nghị lấy tên thật hay đổi bút danh khác nhưng Hiền không chịu và lâu dần cũng thành... quen”. Đơn giản và lý do chỉ có vậy, nhưng thể hiện bản lĩnh và ý chí của một cây viết, dù là “dở thầy, dở thợ và rất hậu đậu”...
    Trở lại những câu chuyện của tập truyện “Nặng tợ nghìn cân”, một trong những câu chuyện được lấy tên làm tựa đề chung của cả tập: “Nặng tợ ngàn cân” ở trang 165 đến trang 170, cũng là mối quan tâm của chính tác giả, là người trong cuộc “chơi văn chương, chữ nghĩa” song chính tâm huyết của mình đổ ra để tạo nên những “đứa con tinh thần”, là những tác phẩm được gọi chung là “sách” ấy, khi được in ra, trưng bày hay rao bán đều nhận được sự... thờ ơ vô cảm của người đời, hoặc lúc thiên hạ cầm lên xem “nặng, nhẹ”, mắc rẻ, trả giá như mua miếng thịt, con cá, làm đau lòng người tạo ra sách! (Bán sách, trang 28), và cái mộng làm “Văn sĩ” của nhân vật tôi với cái tên rất lãng mạn là “Mộng Thường Sinh” (Mộng làm văn sĩ, trang 150), dám viết lên sự thật lại bị “nhà cầm quyền phạt một khoản tiền lớn và thu hồi để hủy toàn bộ số sách mới in. Họ kết tội tôi làm chính trị, bôi nhọ quan quyền, bêu xấu những vấn đề chính trị xã hội, phá hoại sự đoàn kết tôn giáo hay kích động lối sống đồi trụy phương Tây...” (trang 158). Bối cảnh và xã hội mà Tiểu Lục Thần Phong (TLTP) trải dài từ quê hương bản quán mà tác giả ra đời và khôn lớn cho đến đất nước “tạm dung” nhưng đều mang những cái tên như lạc vào trong những xứ sở “ngôn tình”, “lãng mạn” như “Ất Lăng Thành”, “ đất Mắc Sê”, “Hoa Châu”, rồi đưa cả thời sự, cuộc chiến Nga, Ukraine với tên “Đại Hùng”, “ Hoa Dương”... vào truyện, vừa lợi là tránh được sự... “truy cứu”, tạo sự ý vị song cũng đôi khi làm độc giả “nhíu mày” vì khó chịu!
    Vì là “chuyện đời thường” nên không tránh khỏi cái “đa sự” trong lối kể chuyện với các nhân vật Tây, Ta, Tàu, Mễ. Đó là “Y, Gã, Hắn”, là “Ông phó bộ, Đạt, Tư Thiện, Cô Mười, Thầy Hai, Hương Cả...” đến “A Sìn, A Chảy, A Lưới, Muối, Bà Deborah, ông Robin, David, ông Huie, con Cindy, thằng Matt...” Họ là người quen thân, là hàng xóm láng giềng, là đồng nghiệp cùng làm chung hãng, thậm chí cả những người trong “Thiên Vương Trì Quốc” hay Mãn Giác Thiền Sư, bà Triệu Thị Trinh, cũng được tác giả đưa vào chuyện, để dẫn chuyện và rút ra được “tình Người”, “tình Đời” và cả “Đạo” đối nhân xử thế sao cho chí tình và cả nhân văn, cao cả...
    32 câu chuyện, tưởng có lúc vụn vặt, cà kê, song cũng có lúc ý vị, tinh tế, tin chắc độc giả khi đọc, cũng sẽ thú vị và cũng thấy như có những lúc gần gũi và quen thuộc như chuyện đời của chình mình...
 

– Trn Hoàng Vy

Katy, mùng 6 Tết Giáp Thìn 2024

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lịch sử Phật Giáo thế giới hơn hai mươi lăm thế kỷ qua không thiếu những câu chuyện có sức thu hút đặc biệt về những đấng minh quân đem Chánh Pháp của đức Phật ra để trị quốc. Chẳng hạn, Vua A-dục (Aśoka – 304-232 BC) ở Ấn Độ, Vua Lương Võ Đế (464-549) ở Trung Hoa, Vua Songtsän Gampo (thế kỷ thứ 7 Tây lịch) ở Tây Tạng, Thánh Đức Thái Tử (574-622) ở Nhật Bản, Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) ở Việt Nam, v.v…
“Chân dung” do Ngô Thế Vinh vẽ ra không giống các chân dung của các tác giả khác. Đặc biệt là với các cây viết đã khuất núi, anh phân tích chi tiết căn bệnh đưa tới sự ra đi của các bạn này. Như bệnh ung thư cột sống sarcoma của Nguyễn Xuân Hoàng, ung thư gan của Nguyễn Mộng Giác, ung thư mắt của Cao Xuân Huy, ung thư tụy tạng của Nghiêu Đề, ung thư tuyến tiền liệt của Đinh Cường. Những chi tiết này sẽ là những tài liệu quý báu cho văn học sử sau này.
Tập “Thơ Khánh Trường” ra đời chỉ để “Vui thôi mà”, gồm ba phần: Phần 1: Ngẫu Hứng. Phần 2: Mai Anh Về Miền Trung & Những Bài Thơ Khác; và Phần 3: Khổ Lụy. Ngẫu Hứng là phần tôi thích nhất, tập hợp những bài thơ ngắn “bất chợt nẩy ra trong đầu”. Thơ được viết tự nhiên, không màu mè, không cơ bắp, không gồng, không làm dáng. Là phần mở đầu, Ngẫu Hứng cũng là phần tách riêng khỏi tập thơ, ở một vùng đất cao hơn, trên một khí hậu tươi mát, có nhịp sống tâm linh riêng. Trong khuôn khổ bài này xin chỉ đọc phần “Ngẫu Hứng”.
Lịch sử không mắc kẹt trong Nguyễn Thanh Việt, tác giả cuốn tiểu thuyết The Sympathizer (Cảm tình viên, Kẻ hai mặt, Kẻ nằm vùng, Kẻ nội tuyến) xuất bản năm 2015, nó bùng nổ dữ dội với nỗi phẫn nộ rát bỏng hiếm thấy trên một trang viết văn học nào...
Alexander Solzhenitsyn sau 8 năm lao tù (1945-1953) trong chế độ Cộng Sản Liên Xô đã ghi lại hình ảnh kinh hoàng, đau thương đó trong các tác phẩm The First Circle (Tầng Đầu Địa Ngục), One Day in The Life of Ivan Denitsovich (Một Ngày Trong Đời Của Ivan Denitsovich), Khu Ung Thư (Cancer Ward), Tầng Đầu Địa Ngục (The First Circle), Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago)… Những tác phẩm này đã được dịch sang Việt ngữ, ấn hành trước năm 1975 ở Sài Gòn...
Hồi ký "Người muôn năm cũ" của nhà văn Phạm Gia Đại dày trên 500 trang gồm có 17 chương, mỗi chương với vẻ riêng, đặc sắc của từng chương. Cuốn sách đưa chúng ta trở về những năm tháng tươi đẹp đầy kỷ niệm thương yêu của Sài Gòn, của miền Nam và những ký ức đau buồn sau ngày mất miền Nam, và những năm tháng sống trở lại với cuộc đời mới trên miền đất tạm dung...
Tuyển tập Những Mẩu Chuyện Đời của Đào Ngọc Phong là những dòng chữ phần lớn rất buồn, kể lại chuyện đời của anh, chuyện đời của những người anh gặp trong đời từ Việt Nam cho tới xứ người, chuyện của những người trong thế hệ của anh bị cuốn vào cuộc chiến phân đôi, chuyện của những người xa xứ đang ra sức mưu sinh, và chuyện vui buồn của một kiếp người. Chuyện rất buồn xen lẫn với chuyện rất vui. Và hầu hết là giữa những dòng chữ vẫn có các niềm vui có hậu.
Chủ Nhật (2PM-5PM), 24 tháng 3 năm 2024, GS Trần Gia Phụng từ Canada sang thuyết trình “Những Học Thuyết Chính Trị Hoa Kỳ Về Chiến Tranh Việt Nam” tại Viện Việt Học, 15355 Brookhurst St, Suite 222, thành phố Westminster và tham dự Giỗ Lễ Nhà Cách Mạng Phan Chu Trinh Lần Thứ 98 cùng ngày của Hội Ái Hữu Phan Chu Trinh Đà Nẵng (ông là giáo sư dạy sử của trường nầy)...
Nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc vừa ấn hành tác phẩm “9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương” – nội dung là viết về Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên. Cuốn sách dày 440 trang, chữ nhỏ, gồm các nhận định của Bùi Vĩnh Phúc (BVP) về các nhà văn, nhà thơ đã nuôi lớn một thời tuổi trẻ của tôi. Họ là những cây đa bóng mát của tôi, không chỉ ngoài đời và trong văn học, mà cũng là cả trong các giấc mơ những ngày tôi còn ôm sách tới trường. Tôi đã nói với Bùi Vĩnh Phúc như thế, rằng những người này, trong sách của bạn, thiệt sự là cả một cánh đồng tuổi thơ của tôi. Và tôi nghĩ rằng không thể nào viết đầy đủ về các khuôn mặt văn học này.
Xưa nay, mọi cuốn tiểu thuyết đều được xây dựng quanh một chủ đề. Dù trừu tượng hay cụ thể, từ chủ đề “mẹ” rẽ ra những nhánh chủ đề “con” - tất cả bám chặt vào một (hay hơn một) nhân vật, đan xen giữa những tình tiết, nối thắt những mẩu chuyện, từ đó phần hồn cuốn tiểu thuyết xuất hiện, tồn tại giữa những trang giấy, hóa kiếp thành suy tư của người đọc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.