Hôm nay,  

Noel Sàigòn – Một thuở thanh bình của quá khứ

19/12/202313:24:00(Xem: 1383)
Tùy bút Noel

nhatho ducba

        


Mỗi khi ngày lễ Noel về, hồn chúng tôi ngây ngất với biết bao hoài niệm của thuở thiếu thời. Nhớ về một Sàigòn xa xưa như nhớ về một thiên đường đã mất. Nhà thờ Đức Bà-Notre Dame Cathédrale vẫn sừng sững trong trí nhớ, nơi chúng tôi đã từng đứng trong giáo đường nghe thời gian rơi theo từng hồi chuông nhà thờ đổ. Con đường Catinat, phố Bonnard, phố Nguyễn Huệ... biết bao lần thay đổi, nhưng cái nét Hòn Ngọc Viễn Đông từ ngàn xưa của Sàigòn không một phai mờ.
    Ngày lễ Giáng Sinh đươc xem như là ngày nhân loại đón nhận hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Nhà nhà đều có cây thông Noel ngay cả những gia đình ngoại đạo. Trên đỉnh cây thông Noel là ngôi sao Bethleheme tượng trưng ngôi sao trên bầu trời Bethleheme dẫn đường cho các người mộ đạo đến với hài nhi Jesus mới sanh trong máng cỏ. Những sáng tác âm nhạc, ca khúc với chủ đề Mừng Chúa Giáng Sinh như Ava Maria, The First Noel, The Silent Night... của những thiên tài âm nhạc cổ điển, J.S. Bach, W.A Mozart, F. Schubert... và nhất là ca khúc Jingle Bells của James Lord Pierpont ca vang khắp đường phố Saigòn, Chợ Lớn ngay cả khu lao động Bàn Cờ, Nguyễn Thiện Thuật...
    Trong đêm Giáng Sinh biết bao nhiêu thanh niên sinh viên nam nữ Sàigòn cùng nhau đổ xô ra đường tràn ngập Thủ đô Sàigòn. Các cô Sàigòn mặc áo dài, váy ngắn, váy dài, Jupe Soirée... Các cô từ Hà Nội mới di cư vào Nam năm nào, chiếc áo dài của các cô vẫn giữ nguyên duyên dáng của phố Thăng Long. Các học sinh, thanh niên, sinh viên nam nữ, chia thành nhóm nhỏ, cùng nhau ca hát những bài hát mừng Chúa Giáng Sinh bằng lời Việt, lời Pháp, lời Anh, The Jingle Bells, The Silent Night... Họ đã vô tình biến Sàigòn thành một thủ đô quốc tế. Họ cùng nhau ca hát dưới mái hiên của các cửa hàng, các quán ăn, khu thương mại Eden, những quán cà phê Continental, La Pagode, Givral, Lido, Imperial, Caravelle, Pacific... dọc theo đường Catinat đến bến Bạch Đằng và các quán cà phê dọc theo đường hoa Nguyễn Huệ. Họ chia sẻ niềm tin yêu sâu sắc vào ngày lễ Giáng Sinh, mặc dầu phần lớn họ là người ngoại đạo. Hình ảnh những chiếc bánh Buche de Noel chưng bày trong tủ kiếng ở các cửa hiệu đã gần 50 năm xa cách, vẫn còn đâu đó trong trí nhớ của các cụ già nay đã ngoài 70-80. Đến 12 giờ khuya các thanh niên, sinh viên Sàigòn nam nữ họp lại với nhau trong các quán cà phê họ chia nhau từng mẩu Buche de Noel ăn mừng lễ Réveillon. Làm sao quên được các cô cậu sinh viên Sàigòn thuở ấy của các cư xá nam sinh viên, Phục Hưng, Đắc Lộ, Minh Mạng, các cư xá nữ sinh viên, Thanh Quan Lưu Xá, cư xá Trần Quí Cáp. Họ tổ chức những buổi gặp gỡ nhau trong mùa Giáng Sinh để cùng nhau ca hát cùng nhau đóng những vở kịch, cùng nhau trao đổi tìm hiểu, yêu thương...
    Cư xá Phuc Hưng, Foyer Renaissance, của chúng tôi cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Hằng năm, cứ vào tối thứ 7 của tuần lễ thứ 3 tháng 12, chúng tôi tổ chức buổi lễ Truyền Thống, Fête Traditionelle. Đây là cơ hội cho hơn 120 lưu trú sinh mời bạn bè, nhất là bạn gái đến tham dự buổi họp mặt thân mật. Các cư xá nam nữ sinh viên khác cũng tích cực gửi ban đại diện đến tham dự. Chương trình buổi họp mặt gồm có: Tiếp tân các quan khách các ban gái, bạn trai và giới thiệu các cơ sở sinh hoạt và Thư viện của Câu Lạc Bộ. Sau đó chúng tôi và các bạn bè, gồm có cả các cô bạn gái, các cô đại diện các cư xá sinh viên nữ, cùng nhau tổ chức những hồi trình diễn ca nhạc, múa hát và những vở kich thật vui nhộn. Bên cạnh đó các luu trú sinh trò chuyên trao đổi tìm hiểu, yêu thương với những cô bạn gái của họ. Chúng tôi xa Câu Lạc Bộ Phục Hưng Sàigòn gần nửa thế kỷ, mỗi khi ngày lễ Noel về trên đất khách, chúng tôi thật khó mà quên những tên tuổi Kim Cúc, Bích Hằng, Quỳnh Liên... đã từng chia sẻ niềm vui trong lễ Truyền Thống của mùa Giáng sinh Sàigòn, nhất là giọng hát của cô sinh viên trường Dược, Lệ Du, một Sylvie Vartan của Sàigòn thuở đó, trong các ca khúc thời danh của Pháp với những ca từ diễm lệ trữ tình, lãng mạn: La plus belle pour aller à dancer, En écoutant la pluie, Tous mes copains... Đó là những nét đẹp đặc thù của Noel Sàigòn, một thuở của quá khứ, của những năm còn chiến tranh trước năm 1975.

Đào Như

(Ohio Dec. 16-2023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở cái xứ sở u Tây này cũng có quá nhiều tự do, thành ra cuộc sống có lúc thành bất cập, công đoàn ra sức nhiều lần đình công, yêu sách này kia, đòi tăng lương, đòi làm ít thời giờ hơn, đòi nghỉ hưu sớm v.v… nhất là công đoàn CGT vận chuyển công cộng người đi làm việc như métro, RER, tramway, bus…
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ, dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long...
Trên đường đến phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Gertrude Stein, tôi bước đi với tâm trạng phấn khích của một người sắp gặp Ernest Hemingway. Nắng chiều Paris phản chiếu từ cửa sổ những quán cà phê xuống con đường đá cũ tạo thành bóng râm dài phía trước. Tiếng reo hò chen lẫn tiếng đàn từ mấy quán bar nhỏ nơi góc phố gây nên bầu không khí sôi động dội vào tâm trí tôi...
Tôi bán hàng giải khát trước cổng nhà máy, khách hàng là những công nhân, bộ đội và cán bộ trong nhà máy. Tôi là “mụ” bán hàng “phản động” luôn tơ tưởng đến chuyện vượt biên. “tri kỷ” của tôi có chị Ky buôn bán ở xa cảng miền Tây, nghề mới của chị sau cuộc đổi đời 1975, trước kia chị là nhân viên một ngân hàng quận Gò Vấp. Chị Ky là hàng xóm, hôm nào ghé quán tôi không chỉ để uống ly đá chanh, uống ly cà phê mà cũng là dịp cùng tôi tâm tình than thở cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, mơ ước chuyện vượt biên...
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.