Hôm nay,  

Trung Cộng khó thoát khỏi thiên la địa võng của Hoa Kỳ

16/10/202316:16:00(Xem: 2590)
Tìm hiểu

450px-USS_Gerald_R._Ford_(CVN-78)_underway_on_8_April_2017
Hàng không mẫu hạm Gerald R. Ford của Hoa Kỳ.

Thành ngữ “thiên la địa võng” dùng để chỉ một tình thế “không lối thoát, không có đường ra, khi đội quân nào đó bị vòng vây khép chặt từ bốn phía, hết đường chạy”. Tại Đại hội 19 của đảng Cộng Sản Trung Quốc, Tập Cận Bình tuyên bố: “Đã đến lúc Trung Quốc phải giành lấy vị trí trung tâm trên trường quốc tế”. Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố: 
“Đồng USD là sản phẩm của quá khứ. Đồng Nhân dân tệ sẽ thành đồng tiền quốc tế”. Tập Cận Bình kích động Chủ nghĩa Dân tộc để thực hiện Giấc mộng Trung Hoa. Dân tộc Trung Hoa còn cái mặc cảm là bị xếp ngang hàng với chó. Từng có một tấm bản treo trước công viên ở Thượng Hải ghi “No Dogs and Chinese Allowed”.
    Nhưng đâu phải “muốn là được”, Hoa Kỳ và các đồng minh đã lập thế trận bao vây chặt chẽ, từ trên trời, trong lòng nước và đáy biển.
 
Mỹ và đồng minh bao vây Trung Cộng
 
Vành đai địa lý bắt đầu từ căn cứ hỏa tiễn quốc gia Hoa Kỳ ở Alaska, xuống Hạm đội 3, Hạm đội 7, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Command/ INDOPACOM). Vành đai nối tiếp bằng những căn cứ quân sự của Mỹ và lực lượng quân sự của các quốc gia như Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines, Australia. Cộng thêm căn cứ Mỹ ở Okinawa, Hawaii, và một căn cứ bí mật ở Thái Lan.
    Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương gồm có 2 hạm đội, là Hạm đội 3 và Hạm đội 7 với 6 tàu sân bay, trang bị những vũ khí tối tân nhất ở 540 máy bay chiến đấu hiện đại nhất, do mỗi tàu sân bay có 90 máy bay các loại. Trên trời, “dũng sĩ” chúa tể không gian X-37B, sẵn sàng tiêu diệt hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Cộng.
    Khi chiến sự nổ ra, Trung Cộng dù có 3 đầu 6 tay, chạy trời không khỏi nắng, không thoát khỏi thiên la địa võng của Hoa Kỳ. Tứ bề thọ địch nên ông Tập đành phải bó tay.
 
Image result for hình tàu con thoi x37b
Tàu con thoi X-37B vận hành bằng năng lượng mặt trời.
 
Mỹ xóa sổ chiến thuật “Chống tiếp cận”của Trung Cộng
 
Mỹ xóa sổ chiến thuật nầy bằng 3 thứ vũ khí ưu hạng như: Siêu khu trục hạm tàng hình Zumwalt DD-1000. Tuần duyên hạm tối tân LCS của Hải quân Hoa Kỳ. Tàu ngầm tấn công lớp Virginia.
    Tàng hình là công nghệ làm cho vật thể không bị phát hiện bởi radar. Radar phát ra sóng bức xạ điện từ. Tia nầy gặp vật thể thì dội ngược lại được nhìn thấy trên màn hình của radar. Có hai cách làm cho sóng bức xạ không dội ngược lại, một là vật thể, như máy bay, xe tăng… phải có cấu trúc góc cạnh để đánh bạt, không cho sóng của radar dội ngược trở về radar. Cách thứ hai là dùng những hóa chất hấp thụ sóng radar nên không có hình dạng nào được nhìn thấy trên màn hình radar. Tuy nhiên, trên thực tế có những công nghệ tân tiến có thể làm vô hiệu hóa tàng hình thông thường.
    Trung Cộng tự hào về khả năng không cho tàu sân bay và tàu chiến của Hoa Kỳ đến vùng biển phòng thủ chiến thuật của họ. Đó là chiến thuật Chống tiếp cận (Anti-Access/Area Denial, A2/AD). Trung Cộng bố trí tên lửa DF-21, được mệnh danh là “Sát thủ tàu sân bay”, có tầm bắn xa 2,000km, phối hợp với radar và các thiết bị báo động sớm, tạo ra một vùng bất khả xâm phạm trên biển. Nhưng Mỹ có những chiến hạm tối ưu có khả năng xóa sổ chiến thuật nầy của Trung Cộng. Những chiến hạm gồm có: siêu khu trục hạm tàng hình Zumwalt DD-1000,  tuần duyên hạm tối tân LCS, tàu ngầm tấn công Virginia.
    Hồi tháng 4 năm 2012, truyền thông Mỹ gây chấn động thế giới về việc Hải quân Hoa Kỳ triển khai khu trục hạm tàng hình Zumwalt DD-1000 vào Thái Bình Dương. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Leon Panetta khẳng định: “Với khả năng tàng hình tiên tiến nhất, với hệ thống định vị siêu âm có khả năng tấn công phi thường, mà không cần có người điều khiển. Đó là tương lai của chúng ta. Là chiến hạm của thế kỷ 21. Vũ khí nầy cho phép Hoa Kỳ tự do hoạt động trong những khu vực ngăn chặn”.
    Chiếc Zumwalt DDG-1000 được trang bị bằng những vũ khí hạng nhất, đặc biệt là hệ thống định vị siêu âm và bệ phóng hỏa tiễn đa năng, là phóng nhiều loại hỏa tiễn khác nhau mà không cần điều chỉnh phần mềm của bệ phóng (Software), phóng hỏa tiễn tinh khôn tấn công mặt đất là hỏa tiễn hành trình (Cruise missile) Tomahawk được nâng cấp.
    Hai giàn phóng hỏa tiễn 155mm hiện đại nhất của tàu chiến nầy tương đương với một tiểu đoàn pháo binh.
    Chiếc Zumwalt DDG-1000 trị giá 3.8 tỷ USD. Chiến hạm nầy cùng với hai loại tàu chiến tối tân nhất, là tàu ngầm lớp Virginia và tuần duyên hạm LCS đã dư sức xóa sổ chiến thuật mà Trung Cộng tự hào là chiến thuật “Chống tiếp cận”.
 
http://www.vietvungvinh.com/images/stories/2012-05B/20120629_QuanSuHoaKy/03.jpg
Tàu chiến đấu gần bờ LCS.
 
Tàu chiến đấu gần bờ (Littoral Combat Ship/ LCS) dùng công nghệ tàng hình tối ưu, tốc độ 56Km/giờ, không sử dụng chân vịt (Propeller) và bánh lái, mà dùng ống hơi nước điều khiển. Tàu có thể áp sát vào bờ và cũng có thể chạy trên sông. Hỏa lực cực mạnh. Đuôi tàu có sàn đáp chứa hai trực thăng diệt tàu ngầm SH-60 Seahawk, và 4 xe bọc thép hoặc 4 xe Humvee.
    Bốn chiếc LCS gồm 2 tàu LCS-1 USS Freedom và LCS-2 USS Independence, đang đóng ở Singapore kiểm soát cửa ra vào của eo biển Malacca, nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Những chiếc LCS đang được canh tân để gia tăng kỹ năng thượng thặng.
 
blank
Tàu ngầm tấn công Virginia.
 
Tàu ngầm tấn công Virginia nổi bật nhất là có khả năng hoạt động ở cả vùng nước sâu và vùng nước cạn. Tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân nên cực kỳ im lặng, có khả năng phóng hỏa tiễn Tomahawk tấn công mặt đất và hỏa tiễn Harpoon nhắm vào tàu nổi, tàu ngầm của đối phương.
    Hỏa tiễn Đông Phong DF-21 là miếng mồi ngọn của tàu ngầm Virginia. Tử huyệt của hỏa tiễn DF-21 là phóng thẳng đứng nên được bố trí giữa trời, và cần thời gian hai tiếng đồng hồ để nạp nhiên liệu. Giàn phóng gồm 3 chiếc xe tải khiến cho vệ tinh đối phương phát hiện và tiêu diệt.
    Tàu ngầm lớp Virginia đã khai tử chiến thuật Chống tiếp cận nên Trung Cộng phải dời hỏa tiễn vào sa mạc Gobi và cao nguyên Tây Tạng.
 
Tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc Tên lửa DF-21D của Trung Quốc  /// Sino Defence
Hỏa tiễn DF-21 là trụ cột của chiến thuật “Chống tiếp cận” của Trung Cộng.
 
Hoa Kỳ dư sức tiêu diệt Vạn Lý Trường Thành dưới nước của Trung Cộng
 
Hạm đội tàu ngầm của Trung Cộng đặt tại căn cứ Du Lam thuộc đảo Hải Nam. Tàu ngầm chỉ có 2 con đường ra biển lớn để chống Mỹ và đồng minh. Nhưng tàu ngầm không thể ra biển lớn ở phía đông, vì những căn cứ quân sự của Mỹ và đồng minh ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Okinawa và Hawaii, mà chỉ có con đường phía nam, qua Biển Đông để vào Ấn Độ Dương.
    Trung Cộng đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa như đá Chữ Thập, đá Gavin, đá Subi và Gạc Ma. Để bảo vệ con đường biển của tàu ngầm, và cũng để chống xâm nhập của Mỹ, Trung Cộng thành lập một khu vực dưới đáy biển, đặt tên là “Vạn Lý Trường Thành” dưới nước. Bao gồm một mạng lưới tàu ngầm và những bộ cảm biến, radar, mục đích phát hiện và tấn công tàu ngầm của Mỹ.
    Để tiêu diệt Vạn Lý Trường Thành dưới nước của Trung Cộng, Bộ Quốc phòng Mỹ xây dựng “Chiến lược bù đắp thứ ba”. Chiến lược bù đắp thứ ba (The Third Offset Strategy) là sản xuất và sử dụng vũ khí tối tân nhất, có kích cỡ đặc biệt phù hợp với việc xâm nhập và tấn công làm vô hiệu hóa căn cứ dưới biển nầy của Trung Cộng. Đồng thời duy trì lợi thế tối ưu về quân sự của Hoa Kỳ trên thế giới.

Related image 
Hình minh họa. Ảnh: Industry Tap
 
Vũ khí mới với mục đích chính là tiêu diệt chiến thuật Vạn Lý Trường Thành dưới nước, và tiêu diệt tàu ngầm của Trung Cộng là tàu ngầm không người lái săn tàu ngầm, và tàu nổi không người lái diệt tàu ngầm.
 
Hoa Kỳ làm chủ không gian
 
Để làm chủ không gian, Mỹ bố trí tàu con thoi X-37B vận hành bằng năng lượng mặt trời qua 2 tấm pin. Có bình accu giữ điện vì ban đêm không có ánh sáng mặt trời. Năm 2010, tàu con thoi X-37B được hỏa tiễn Atlas 5 đưa lên quỹ đạo 300km, ngoài bầu khí quyển của trái đất là 100km. Thời gian bay 677 ngày. Con tàu dài 8.9m, sải cánh 4.5m, cao 2.9m, tốc độ 28,044 km/giờ. X-37B được phóng lên bằng hỏa tiễn, và đáp xuống mặt đất trên đường băng, như máy bay thông thường.
    Điểm đặc biệt của X-37B là có thể thay đổi quỹ đạo để tránh bị tấn công từ mặt đất. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ giữ bí mật về hoạt động của con tàu nầy, nhưng những chuyên viên và những nhà quan sát cho rằng, nó có thể bắt cóc hoặc tiêu diệt vệ tinh của đối phương, thu thập tin tức, và gây nhiễu tín hiệu do vệ tinh của đối phương gởi xuống mặt đất. Đặc biệt là nó có khả năng phóng hỏa tiễn xuống mặt đất. X-37B không có đối thủ. Làm chủ không gian. Và Hoa Kỳ vẫn còn là một siêu cường trên thế giới.
 
Hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Cộng
 
Ngày 27-12-2011, phát ngôn viên Ran Cheng cho biết, Trung Quốc khẳng định rằng hệ thống định vị vệ tinh tự tạo Bắc Đẩu đã bắt đầu hoạt động, trong nỗ lực chấm dứt sự lệ thuộc về vệ tinh của nước ngoài (Mỹ).
    Hệ thống Bắc Đẩu còn gọi là Compas. Là hệ thống xác định vị trí trên mặt đất, với 35 vệ tinh. Mức độ chính xác là 25m, và đang nỗ lực cải tiến để có độ chính xác trong 10m. Trung Quốc dùng hỏa tiễn Trường Chinh 3 để đưa các vệ tinh vào quỹ đạo cách mặt đất 21,150km.
 
Hệ thống định vị toàn cầu GPS của Hoa Kỳ
 
Tổng quan về hệ thống GPS - một trong những hệ thống định vị toàn cầu bạn  cần biết - Ứng Dụng Mới
 
Là hệ thống xác định vị trí trên mặt đất, gồm 24 vệ tinh nhân tạo đặt bên ngoài bầu khí quyển trái đất, cách mặt đất 20,200km. Hệ thống do bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế và sản xuất. Trong cùng một thời điểm, luôn luôn có 3 vệ tinh trong hệ thống cùng xác định một tọa độ ở bất cứ nơi nào trên trái đất. GPS hoạt động trong mọi thời tiết rồi chuyển tín hiệu xuống các trạm thu nhận trên mặt đất.
    Hệ thống GPS của Mỹ có 3 thành phần: Phần không gian; phần kiểm soát và phần sử dụng. Phần không gian gồm có 24 vệ tinh với tốc độ bay 7,000 miles một giờ. Được sắp xếp làm sao để máy thu trên mặt đất luôn luôn nhìn thấy 24 vệ tinh ở bất cứ một thời điểm nào. Vệ tinh hoạt động nhờ năng lượng mặt trời. Phần kiểm soát luôn luôn để hệ thống vệ tinh bay theo một quỹ đạo 20,200km. Có 5 trạm kiểm soát trên mặt đất, đa số là ở Hoa Kỳ. Phần sử dụng bao gồm những máy móc thu nhận tín hiệu và những chuyên viên sử dụng máy móc. Mỗi vệ tinh hoạt động 10 năm. Nặng 1,500kg, dài 5m. Các tấm thu năng lượng điện mặt trời rộng 7m2.
    Hệ thống GPS dẫn đường các loại vũ khí như sau: Bom thông minh (Joint Direct Attack Munition/ JDAM) bao gồm các loại bom GBU-31 (Guided Bomb Unit) như hỏa tiễn không đối đất (Air-to-Ground missile) Tomahawk.
 
Tomahawk Block IV cruise missile -crop.jpg
Hỏa tiễn hành trình (Cruise missile) BGM-109 Tomahawk.
 
Hỏa tiễn hành trình Tomahawk có tầm bắn xa từ 3,000km đến 10,000km. Có thể mang đầu đạn hạt nhân. Dài 7.9m, sải cánh 5.4m, cao 1.42m. Tốc độ 656km/giờ. Nặng 2,150kg. Những đặc điểm của Tomahawk: Đường bay do hệ thống định vị toàn cầu GPS hướng dẫn. Đường bay rất thấp để tránh bị radar phát hiện. Đường bay không bay thẳng, mà theo địa hình của đường bay. Tomahawk chỉ đánh những mục tiêu cố định hoặc mục tiêu di chuyển chậm trên mặt đất. Hỏa tiễn nầy rất chính xác. Trong chiến tranh ở Iraq, các phóng viên ngụ tại một khách sạn gần mục tiêu, rất an tâm quan sát mục tiêu.
 
Hệ thống chiến đấu AEGIS
 
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/2f/USS_Normandy_%28CG-60%29_CIC_consoles.jpg/220px-USS_Normandy_%28CG-60%29_CIC_consoles.jpg
 
Hệ thống chiến đấu Advanced Electronic Guided Interceptor System (AEGIS) chống hỏa tiễn đạn đạo (ballistic missile) liên lục địa. Đó là hệ thống tối tân nhất, phức tạp nhất hiện nay. Hỏa tiễn đạn đạo có tầm sát hại từ 5,000km đến 15,000km nên gọi là liên lục địa.
    Hệ thống AEGIS gồm có: Một máy xử lý tín hiệu. Có khả năng phát hiện, theo dõi hỏa tiễn của đối phương từ xa. Một hệ thống máy tính chỉ huy. Một hệ thống phóng hỏa tiễn đánh chặn hỏa tiễn địch từ xa.
    Hệ thống Radar AN/SPY-1, là bộ phận chủ yếu và quan trọng của hệ thống chiến đấu AEGIS. Radar có khả năng giám sát 3 chiều, theo dõi hàng trăm mục tiêu cùng một lúc, cung cấp đường dẫn cho hàng trăm hỏa tiễn đánh chặn tiêu diệt hàng trăm hỏa tiễn địch, từ các phương hướng khác nhau cùng một lúc.
    Ngoài ra còn nhiều hệ thống hỗ trợ khác cho hệ thống AEGIS nầy, như: Hệ thống liên lạc với vệ tinh để xác định tọa độ đường bay siêu tốc độ của hỏa tiễn địch. Hệ thống chiến tranh điện tử, nhằm phá vỡ các hoạt động gây nhiễu của đối phương. Hệ thống hiển thị trên màn hình màu to lớn trên tàu, nêu rõ những chi tiết cần thiết để đánh chặn, tiêu diệt từ xa hỏa tiễn tấn công của địch. Hệ thống AEGIS trang bị trên tàu chiến có khả năng tàng hình tối cao. Vỏ tàu kiên cố bằng hai lớp thép đặc biệt.
    Tóm lại, hệ thống chiến đấu AEGIS vô cùng tối tân, vô cùng phức tạp. Radar phát hiện hướng bay và tọa độ mục tiêu. Các hệ thống phức tạp phối hợp với nhau và cuối cùng ra lịnh cho các giàn phóng hỏa tiễn trên tàu tiêu diệt hàng chục, thậm chí hàng trăm hỏa tiễn của địch từ các phương hướng từ xa cùng một lúc.
    Hiện nay trên thế giới chỉ có 108 tàu chiến được trang bị bằng hệ thống AEGIS. Hoa Kỳ có 91 chiếc. Nhật Bản 4 chiếc và hải quân các nước khác như Úc, Na Uy, Hàn Quốc, Tây Ban Nha.
    AEGIS phức tạp khiến cho Trung Cộng, Nga và Nhật Bản cũng không có khả năng chế tạo hệ thống AEGIS như của Hoa Kỳ.
 
Hỏa tiễn đạn đạo (ballistic missile)
 
Hỏa tiễn đạn đạo có đường bay theo 3 giai đoạn: giai đoạn phóng, giai đoạn giữa và giai đoạn lao xuống mục tiêu. Giai đoạn phóng: Phóng theo chiều thẳng đứng. Hỏa tiễn vượt qua bầu khí quyển của trái đất. (100km), kéo dài từ 3 đến 4 phút. Giai đoạn giữa: Hỏa tiễn ở quỹ đạo tầng thấp của vũ trụ. Tầng nầy không có sức hút của trái đất. Hỏa tiễn bay theo chiều ngang, kéo dài từ 15 đến 20 phút. Giai đoạn lao xuống mục tiêu: Khi không còn sức đẩy, hỏa tiễn rơi trở về bầu khí quyển. Ở độ cao 100km, hỏa tiễn được hệ thống định vị toàn cầu GPS hướng dẫn đến đánh mục tiêu cách xa 500km.
 
Chiến lược “Một Vành Đai-Một Con đường” của Trung Cộng
 
Kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc trị giá 1.500 tỉ đô  tiêu tan vì đại dịch COVID-19 – Tâm Bão Tầm nhìn "vành đai - con đường" của Trung Quốc tại Nam Á
 
Một Vành Đai-Một Con Đường (Nhất Đới-Nhất Lộ) là con đường trên bộ và trên biển. Trên bộ là hệ thống đường xe cao tốc và đường sắt nối liền các quốc gia từ Trung Quốc đi qua Trung Á, tiến vào Iran, Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và chấm dứt tại thành phố Venice (Ý) của châu Âu. Trên biển bắt đầu từ Tuyền Châu (Phúc Kiến) qua Quảng Đông chạy xuống Hải Phòng, đến eo biển Malacca qua Ấn Độ Dương sang Kenya, Somalia (châu Phi) qua Biển Đỏ (Hồng Hải) vào Địa Trung Hải (Mediterranean Sea) và cuối cùng cũng đến thành phố Venice.
    Ngày 14-5-2017, Tập Cận Bình phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn Một Vành Đai-Một Con Đường. Trung Quốc lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á, Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB) với số vốn 124 tỷ USD, viện trợ, cho vay và đầu tư vào các nước đang phát triển. Mục đích của dự án là mở rộng và liên kết thương mại giữa Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Trung Quốc sẽ xuất ra 9 tỷ USD hỗ trợ các nước đang phát triển để mở mang hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế.
    Một Vành Đai-Một Con Đường là âm mưu của Trung Cộng dùng sức mạnh mềm về kinh tế và tài chánh để lôi kéo các nước nghèo xoay trục về Bắc Kinh, cụ thể là buộc con nợ phải nhường đất để Trung Quốc làm căn cứ quân sự.
 
Cuộc tập trận quân sự Vành đai-Thái Bình Dương với mục đích răn đe Trung Cộng
 
Cuộc tập trận hiếm hoi của “Bộ tứ” Mỹ, Nhật, Ấn và Úc - Ảnh 1. cuoc tap tran hai quan lon nhat the gioi gui thong diep manh me toi trung quoc hinh anh 1
Cuộc tập trận RIMPAC.
 
Cứ 2 năm, Hoa Kỳ và đồng minh tổ chức cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương/ Rim of Pacific (RIMPAC). Cuộc tập trận lần thứ 28 bắt đầu từ ngày 19 tháng 6, kết thúc ngày 24 tháng 6 năm 2022. Gồm có 26 quốc gia tham dự: Úc, Canada, New Zealand, Anh Quốc, Chile, Colombia, Pháp, Indonesia, Đức, Nhật Bản, Malaysia, Hòa Lan, Peru, Singapore, Nam Hàn, Thái Lan, Ấn Độ và Israel… Hoa Kỳ không mời Đài Loan. Với vũ khí hiện đại nhất, đoàn quân tinh nhuệ nhất, bao gồm: 38 tàu nổi, 4 tàu ngầm, 170 máy bay, 25,000 quân. Bộ chỉ huy đặt tại Honolulu, Hawaii. Cuộc tập trận nêu cao ý chí và sự hợp tác của các quốc gia nhằm cảnh báo âm mưu bành trướng bá quyền của Trung Cộng, và bảo vệ tuyến đường hàng hải quốc tế, nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương thông qua eo biển Mallacca của Singapore, vào Biển Đông.
    Về chiến thuật quân sự, thực hiện việc phối hợp giữa bộ chỉ huy với các đơn vị của những quốc gia tham dự, sự liên lạc của các đơn vị quốc gia tham dự với nhau. Gọi là “hợp đồng tác chiến”.
 
Hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford (CVN-78)
 
Bà Giao Phan, Tổng Giám đốc Điều hành, Cơ quan Điều hành Chương trình Hàng không Mẫu hạm, Hải quân Hoa Kỳ Tư vấn luật 0908893458
Tổng Giám đốc Giao Phan và tàu sân bay Gerald R. Ford.
 
Hải quân Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, 10 chiếc thuộc lớp Nimitz và một chiếc thuộc lớp Gerald Ford. Chiếc USS Gerald R. Ford là hàng không mẫu hạm đầu tiên thuộc lớp Ford, lớn nhất và tối tân nhất thế giới. Tàu dài 337m, tháp điều khiển cao 78m, tốc độ 30 hải lý (57km/giờ) được đưa vào xử dụng ngày 22-7-2017. Tuổi thọ 50 năm. Trị giá 13 tỷ USD. CVN-78 mang 90 máy bay các loại. Hai thiết bị hiện đại nhất là máy phóng và máy hãm đà bay cho phép thực hiện từ 160 đến 270 phi vụ mỗi ngày, liên tục trong 30 ngày. Sức mạnh của hàng không mẫu hạm Gerald R. Ford là những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, gồm có các chiến đấu cơ F/A-18EF, F-35C, trực thăng SH-60 Seahawk. Nhân viên gồm có 508 sĩ quan và 3,789 thủy thủ. Đội hình tác chiến của HKMH gồm có: một tàu tuần dương, 3 tàu khu trục, một hoặc 2 tàu ngầm.
    Những cơ sở trên tàu gồm có: Cơ sở y tế, một bịnh viện nội trú, gồm một phòng xét nghiệm, đầy đủ tất cả những thứ thuốc, một phòng giải phẩu, một phòng chăm sóc đặc biệt có 3 giường, phòng cấp cứu 2 giường. Toàn thể có 41 giường. 11 sĩ quan y tế và 30 nhân viên quân y. Một nhà bếp phục vụ trên 12,000 bữa ăn mỗi ngày. Cũng có phòng thể dục, phòng giải trí, phòng hớt tóc, thư viện và mộ siêu thị trên tàu.
    Người nữ Tổng giám đốc điều hành việc đóng hàng không mẫu hạm Gerald R. Ford hiện đại là một người gốc Việt, bà Giao Phan. Trả lời phỏng vấn của đài VOA, bà Giao Phan cho biết, có 5 thứ quan trọng nhất và nổi bật mà không có một quốc gia trên thế giới có thể làm được. Thứ nhất, ngoài Hoa Kỳ ra, chưa có quốc gia nào có hệ thống phóng và hệ thống hãm đà bay, giúp máy bay cất cánh và hạ cánh, như HKMH Ford. Thứ hai, tàu được xây dựng thiết kế mới nhất chưa từng có trong vòng 40 năm qua. Khả năng sản xuất một nguồn điện gấp 3 lần so với lớp Nimitz. Thứ ba, tàu có nhiều phi vụ nhất trong một ngày. Thứ tư, hệ thống tác chiến hợp nhất, trong đó có radar 3 chiều. Thứ năm, điều quan trọng nhất là chúng tôi quan tâm chăm sóc đời sống của hàng ngàn thủy thủ sống nhiều năm trên tàu.
    Bà Giao Phan cho biết hàng không mẫu hạm Gerald R. Ford như một thành phố, một căn cứ quân sự trên biển. Nhờ đó, máy bay không cần phải xin phép một quốc gia nào cả, không cần xin phép hạ cánh ở phi trường và không phận của ai. Bà rất hãnh diện và được vinh hạnh tham gia trong việc xây dựng HKMH Gerald R. Ford. Đây là cơ hội để tôi trả ơn cho nước Mỹ, nhất là Tổng thống Ford. Vì Tổng thống đã tạo cơ hội cho gia đình tôi được vào nước Mỹ hơn 40 năm trước. Năm 1975.
 
Hoa Kỳ triển khai hạm đội tàu ngầm không người lái ở Biển Đông
 

Hình minh họa. Ảnh: Industry Tap
​Mỹ triển khai hạm đội tàu lặn không người lái ở Biển Đông
 
Bộ trưởng Quốc phòng  Mỹ, ông Ashton Carter cho biết, Ngũ Giác Đài đã hoàn tất các tàu ngầm không người lái. Điểm đặc biệt nhất là tàu ngầm nầy có khả năng hoạt động ở vùng nước cạn. Tàu ngầm nầy được xem như vũ khí tối thượng ở Biển Đông. Một điểm đặc biệt nữa là kích thước nhỏ, dài 3m đến 15m. Chi phí chế tạo rẻ hơn nên có thể sản xuất một số lượng lớn hơn. Vì kích thước nhỏ nên khó bị phát hiện khi lẻn sâu vào vùng nước cạn.
    
Tàu ngầm nầy được trang bị hệ thống Sonar, là kỹ thuật sử dụng sự lan truyền âm thanh để tìm đường di chuyển, liên lạc nhau hoặc phát hiện các đối tượng trên mặt nước, trong lòng nước và ở đáy biển.
    Ngoài ra, Cơ quan Nghiên cứu Dự án quốc phòng hiện đại nhất của Mỹ (Defence Advanced Research Projects Agency), đã cho ra mắt vũ khí mới để thực hiện chiến thuật săn tàu ngầm trong lòng đại dương, chống thủy lôi, đó là chiếc Sea Hunter (Thợ săn biển), tàu nổi không người lái. 
 
Khi chiến tranh nổ ra
 
Cuộc chiến mở màn từ trên trời. Tàu con thoi X-37B, chúa tể không gian, không có đối thủ, triệt hạ hệ thống định vị Bắc Đẩu, thế là các loại vũ khí được hướng dẫn bằng hệ thống định vị của Trung Cộng, ở dưới đất bị xem như tê liệt. Lúc đó, những đồng minh của Mỹ trên Vành Đai Thái Bình Dương như Nhật, Nam Hàn, Philippnes, và cả những căn cứ của Mỹ ở Okinawa, căn cứ hỏa tiễn quốc gia của Hoa Kỳ ờ Alaska, khai hỏa cùng một lúc. Những quốc gia trong tổ chức Vành Đai-Thái Bình Dương bảo vệ tuyến đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Một số quốc gia như: Úc, Canada, New Zealand, Anh Quốc, Pháp, Indonsia, Đức, Hòa Lan, Ấn Độ… cũng nhập trận. Hoa Kỳ tổ chức 28 cuộc tập trân nên được xem là một sức mạnh “hợp đồng tác chiến”.
    Những căn cứ quân sự của Trung Cộng nằm trên chiến lược Nhất Đới-Nhất Lộ, đa số nằm trên hải cảng mà Trung Cộng chiếm đoạt bằng mánh khóe nham hiểm là “Bẫy Nợ”. Những căn cứ nầy là những khu vực nhỏ, chỉ dành cho tàu ngầm neo đậu. Không quan trọng đối với Mỹ và đồng minh.
 
Kết luận
 
Phải công nhận rằng nền kinh tế của Trung Cộng gia tăng một cách đáng ngạc nhiên. Một phần do các công ty Hoa Kỳ chuyển sang Trung Cộng. Lợi dụng sức lao động của công nhân Trung Cộng giá rẻ, nên các công ty Mỹ chuyển những công thức sang những “cơ xưởng”. Thế là những sản phẩm Made in China tràn ngập thị trường Mỹ.
    Tập Cận Bình có tham vọng đưa đồng Nhân dân tệ lên thị trường quốc tế bằng chiến lược Nhất Đới-Nhất Lộ. Nhưng bị trời hại, COVID- 19 đã xóa tham vọng của ông Tập. 
 

Trúc Giang MN

(Minnesota, 10-10-2023)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một người đàn ông tên là Xiaolei Wu đã theo dõi và đe dọa một nữ sinh viên Trung Quốc tại đại học Boston sau khi cô này dán tờ rơi ủng hộ dân chủ đã bị Tòa Mỹ kết án 9 tháng tù liên bang và Wu sẽ bị trục xuất về TQ khi mãn hạn tù. Các công tố cho biết sau khi thiếu nữ dán tờ rơi thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc, Xiaolei Wu, 26 tuổi, đã cố gắng tìm ra địa chỉ của cô và đe dọa chặt tay cô trong một tin nhắn trên ứng dụng WeChat, theo CNN.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
Nhà văn, sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã ra đi. Tên khai sanh là Vũ Ngự Chiêu, sử dụng hai bút hiệu là Nguyên Vũ và Chính Đạo. Ông sinh ngày 6 tháng 10/1942 tại Hải Dương, VN, và từ trần ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Donald Trump đã tung ra một loạt bài đăng trên mạng xã hội yêu cầu quyền miễn tố của tổng thống và đe dọa những người tiền nhiệm trước khi bước vào ngày thứ tư của phiên tòa hình sự hôm thứ Sáu. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe các tranh luận vào tuần tới trong đơn kháng cáo của Trump đối với vụ truy tố về lật đổ cuộc bầu cử ở Washington, D.C.,
Các thành viên trong đại gia đình của dòng họ Kennedy phần lớn đã xa lánh chiến dịch tranh cử tổng thống của Robert F. Kennedy Jr., gọi nó là nguy hiểm và chính thức ủng hộ việc Tổng thống Biden tái tranh cử. Dòng họ Kennedy đã đưa ra sự chứng thực chính thức và nhấn mạnh vào thứ Năm, Politico đưa tin, xuất hiện cùng Biden vào thứ Năm tại Philadelphia.
Nếu có thể kéo dài tuổi thọ hoặc thậm chí là bất tử, liệu chúng ta có thực sự muốn điều đó không? Trong cuốn sách mới có tựa đề “Why We Die: The New Science of Aging and the Quest for Immortality” (Tạm dịch “Tại Sao Chúng Ta Chết: Phát Hiện Mới Về Lão Hóa và Đi Tìm Sự Bất Tử”), Venki Ramakrishnan, khoa học gia về sinh học phân tử đoạt giải Nobel, đã sàng lọc các nghiên cứu từ trong quá khứ đến tiên tiến nhất để tìm hiểu những lý thuyết kéo dài tuổi thọ cùng với những hạn chế thực tế. Trong quá trình tìm hiểu, ông cũng đặt ra các câu hỏi quan trọng về những vấn đề liên quan đến xã hội, chính trị và đạo đức của những nỗ lực đi tìm sự sống vĩnh cửu.
Canada: Sáu người đã bị bắt trong vụ trộm vàng trị giá hàng chục triệu đô la năm ngoái tại Sân bay Quốc tế Pearson ở Toronto, theo lời cảnh sát Canada và Mỹ cho biết hôm thứ Tư. Cảnh sát cũng đã ra lệnh truy nã ba người khác. Tất cả 9 nghi phạm đã bị truy tố tội trộm với hơn 19 tội danh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.