Hôm nay,  

Trái sầu riêng của đời người

15/09/202300:00:00(Xem: 2001)

 

Tịch-Dương-Khánh-Trường-_sơn-dầu-trên-bố
Tranh sơn dầu trên bố - Khánh Trường

  

“Trái sầu riêng

không muốn nhớ, chưa quên

đi theo tới phía bên này trái đất

một trăm hai mươi ngày

quá ngắn

dài gấp bội, những cái gai nhọn hoắt của tình ta”

 

Chắc ngoài tôi, chẳng có ai mê sầu riêng đến nổi bỏ công nghiên cứu thời gian từ lúc sầu riêng đơm hoa cho đến khi trái chín rồi đem vào thơ như thế..  Mà là thơ tình mới chết!

 

Mới đây, khi một người bạn trở về sau khi đi du lịch Việt Nam và các nước lân cận tôi hỏi liền.

 

‘Sao?  Đi rồi thấy sầu riêng nào ngon hơn?  Thái Lan hay Mã Lai”

 

‘Có được ăn đâu!  Khách sạn cấm đem sầu riêng vào.  Lên xe cũng cấm luôn.’

 

Chán chưa!  Không biết ai gieo tư tưởng vọng ngoại vào đầu, tôi cứ nghĩ sầu riêng Việt Nam không ngon bằng các nơi khác nên chỉ hỏi đến mấy trái tầm cỡ quốc tế mà quên hỏi bạn có thử trái tầm cỡ quốc gia không.  Không có trăng thì đèn ánh sáng vàng cũng được chứ.

 

Buồn tình thay cho bạn, tôi đi mua hai hộp sầu riêng đông lạnh ở tiệm thực phẩm gần nhà để cùng thấm thía mối hận lòng.  Tiệm này thuộc về một công ty Canada nhưng đa số nhân viên và khách hàng là người Trung Hoa.  Mỗi lần sầu riêng ‘on sale' là họ mua nhanh lắm.  Ngày trước ở Việt Nam họ đã có tiếng là thích ăn và chịu chi tiền cho cái trái cây lạ lùng này.

 

Lạ lùng quá đi chứ.  Cái hộp ghi rõ ràng ‘‘A taste of paradise.  Hương vị của thiên đường.” Tôi thấy câu quảng cáo này không quá đáng lắm đâu.  Người ‘biết ăn’ thì thấy không trái cây nào trên đời này, nhiệt đới hay ôn đới, sánh được với nó.  Mềm hơn xoài, ngọt vừa đủ để có thể tận tình thưởng thức mà không phải suy nghĩ lo lắng về cái chữ D, và hương vị thì ..không thể nào diễn tả!

 

Thế nhưng đối với những cái mũi không thân thiện thì mùi đặc trưng của nó lại đáng sợ vô cùng.  Nghe người không biết ăn phân tích thì không thể nào không...bức xúc!  “Mùi phân heo, nhựa thông và hành tây, được phụ thêm bằng một chiếc vớ tập thể dục”, ông ký giả chuyên về du lịch và thực phẩm Richard Sterling viết về trái sầu riêng của tình tôi như thế đấy!

 

Đáng tiếc thật.  Không phải tiếc cho trái sầu riêng vì mỗi ngày nó càng được trồng nhiều thêm chứ không có nguy cơ tuyệt giống.  Trước khi China vĩ đại vuốt mặt gia nhập thị trường tư bản (Mao Chủ Tịch quên dạy là nhân dân vô sản thì quốc gia cũng mạt rệp luôn!), người Việt hải ngoại thỉnh thoảng cũng mua sầu riêng tươi vì giá cả ở mức phải chăng.  Còn đông lạnh thì ăn tới ngán, không buồn nhìn tới.  Giờ thì đổi đời, chỉ có China là tiêu thụ mạnh mẽ thôi.  Gần đây họ còn tự trồng để tha hồ thưởng thức sầu riêng nữa.

 

Đáng tiếc là tiếc cho cái mũi quá ‘nguyên tắc' đó thôi.  Tại sao không chịu.nín thở một chút cho người ta nhờ chứ!  Công tâm mà nói thì cái mùi mà người ‘biết ăn’ gọi là thơm nức thật ra không thơm đâu.  Sau một thời gian quên bẵng, mua hộp sầu riêng đông lạnh trở lại, vừa mở ra là tôi phải kêu lên ‘Hôi quá!’.  Trái tươi thì khỏi nói rồi.  Thương quả ấu cũng tròn.  Thích rồi thì sầu riêng thơm lựng.  Nhưng cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo cũng dở nữa.  Tại sao không thuyết phục bộ óc cứ mặc kệ tín hiệu từ cái mũi vô duyên?!

 

Đó là chuyện của trái sầu riêng với sự ngọt ngào chóng qua của nó.  Còn những trái sầu riêng của đời người thì thế nào?  Vì thực sự cuộc đời có những trái sầu riêng.

 

Tôi gặp lại một người bạn chung trường khi cả hai chúng tôi đều tóc sương sương bạc.  Già thì chưa hẳn già vì trái tim anh ta hình như còn rung dây đàn năm cũ.  Một hôm anh hỏi tôi về một cô bạn khác.  Hỏi chi vậy?  Tưởng anh không ưa nó mà.  Không, tại lúc đó có một điều làm tôi ngại nên tôi tránh không để cho mình vướng lụy tình.  Có một điều mà cũng bỏ qua cơ hội à?  Lúc nó có bồ chắc anh buồn năm phút.  Năm phút gì.  Buồn cho tới bây giờ đó.  Thế giới rộng lớn quá, chúng ta chỉ liếc thoáng qua nên ít khi thấy con người thực sự của ai.  Tôi nhìn anh.  Giờ thì thấy nỗi sầu.

 

Anh bạn đó có gia đình, đâu phải đơn chiếc.  Tôi nghĩ tới những người sống một đời độc thân.  Có người biết rõ cuộc sống gia đình không thích hợp cho mình nhưng đa số, thể nào cũng đã có lần nghĩ tới ai đó.  Chỉ vì e dè, ngại ngùng, không nhắm mắt nhắm mũi đi tới mà ván chẳng đóng thuyền.

 

Vợ là nợ, can't live with them.  Đúng trăm phần trăm.  Thế nhưng đàn bà Việt Nam biết ai mới là gánh nặng!  Nếu ổng đi trước thì tui ở một mình cho khỏe, những bà vợ lớn tuổi thường tuyên bố.  Chỉ có điều đằng sau cái tình thương nhũng nhẳng, lằng nhằng, lải nhải, đằng sau những trở ngại, những bất toàn, là niềm vui rất lớn.  Niềm vui khiến người ta cười một mình, hát trong khi tắm.  Niềm vui khiến người ta nói một đàng, làm một nẻo đó thôi..

 

Không chỉ riêng tình cảm đôi lứa, các liên hệ tình cảm khác của chúng ta đều có thể là trái sầu riêng của đời người.  Đặc biệt là mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái.

 

Buổi chiều mùa hè ra công viên, tấp nập người và chó.  Hình như ai cũng dẫn theo một cô hoặc chú chó đắt tiền.  Có phải đó là ‘a fad’, phong trào sớm nở tối tàn không?  Có lẽ không.  Đời sống với những đòi hỏi mới đã làm cho một nhu cầu rất căn bản của con người trở thành gánh nặng không kham nổi và không đáng kham nữa.  Những đôi vợ chồng quyết định không có con, hay chưa có điều kiện có con, thường nuôi chó và gọi nó là con của mình. 

 

Có nhiều lý do để hoãn việc có con hay quyết định không có con.  Đây là một quyết định rất lớn nên luôn có sự cân nhắc kỹ lưỡng.  Một ít người làm chọn lựa này vì có những mục tiêu cao cả hay chương trình có ích lợi nhân sinh cần dốc hết công sức vào, hoặc có ước mơ của một đời cần theo đuổi.  Nhưng ba lý do phổ biến của quyết định không có con thường thực tế hơn:  Thích cuộc sống tự do không vướng bận, cần theo đuổi sự nghiệp, và có tài chánh hạn chế.

 

 Nuôi ‘đứa con không bao giờ lớn' rất tốn tiền.  Thức ăn, cắt lông, cắt móng, chích ngừa, huấn luyện.  Tiền bác sĩ và bệnh viện, hàng trăm hàng ngàn đô la là thường.  Đi chơi, kiếm người gửi là cả một vấn đề.  Gửi vào nhà trọ chó, dog boarding mất tiền là một lẽ, lại thêm xót thương nó phải ở chỗ lạ.  Nhưng tốn kém là như vậy, phiền toái là như vậy cũng không sánh được với chi phí và công sức nuôi một đứa con.  Trung bình cha mẹ phải chi tiêu khoảng hai trăm năm mươi ngàn để nuôi con cho đến lúc nỏ mười tám tuổi!

 

Nhưng có thể nào quyết định không có con vì lý do tài chánh chỉ đơn giản như vậy?  Nuôi con luôn luôn là gánh nặng, tuy thời buổi khó khăn này đã khiến nó nặng hơn.  Những gia đình Việt Nam các thập niên trước thường rất đông con. Trời sinh voi sinh cỏ, không có phương tiện giải trí, không có thuốc ngừa, không được thông tin, chỉ dẫn..  Đủ mọi lý do cho nhiều gia đình có bảy, tám đứa con.  Giàu thì có người giúp việc.  Nghèo thì đứa lớn trông đứa bé.  Nhưng dù vậy, cha mẹ thương con, con thương cha mẹ, anh chị em thương nhau.  Mối liên hệ đó bền chặt suốt một đời người, dù cũng lắm khi bão tố.

 

Lý do sâu thẳm hơn, tôi nghĩ, là gánh nặng đó có hình như không còn đáng mang trong thời đại này.  Thời đại mà niềm vui rất dễ mua và chủ nghĩa cá nhân phổ biến.  Có con để làm gì khi cha mẹ già vẫn vào nhà dưỡng lão như những người không con, vì con có công ăn việc làm, muốn cũng không thể giúp?  Có con để làm gì khi con tự quyết định mọi việc của đời mình mà không cho cha mẹ có một tiếng nói, dù rất nhẹ?  Có con để làm gì khi tất cả chăm lo của cha mẹ không được coi là những hy sinh mà chỉ là nhiệm vụ theo luật pháp?  Và nuôi con để làm gì khi con lớn lên coi thường hay phê phán cha mẹ?  Nuôi chó tốt hơn vì nó không cải lại, tôi đã nghe một bà mẹ nói điều này.

 

Có thể trong tuổi già có con cũng như không.  Có thể con sẽ bay bổng không trở lại như những con chim đủ lông đủ cánh.  Có thể con sẽ từ từ xa như con gấu bắc cực bước chậm trên cánh đồng rồi lẫn vào tuyết trắng.  Có thể con sẽ vô tình, quên đấng sinh thành, như những con chó nổi tiếng trung thành đã quên mẹ nó.  Thiên nhiên có luật của thiên nhiên.  Có người vượt lên trên thì cũng có người bị nó hoàn toản chi phối.

 

Có thể cuối cùng thì ‘mùi thơm' và hương vị thiên đường đều tan biến, còn lại là những miếng võ đầy gai nhọn.  Nhưng dù cha mẹ hối tiếc, buồn phiền thực sự hay ‘nói vậy mà không phải vậy', con cái có khả năng biến cay đắng giận hờn thành niềm vui rất dễ dàng.  Bà mẹ than phiền nuôi chó tốt hơn lại là người hớn hở khi con ăn cơm mình nấu thay vì ăn tiệm.

 

Niềm vui đó, khó có gì sánh nỗi.  Ít nhất, khi con vẫn ở gần bên.  Và khi nó đã xa, sực nhớ dáng nhỏ bé của nó đi bên mình trên đường đến trường tiểu học ngày nào thì lòng cha mẹ vẫn chùng xuống và nụ cười đến trên môi khô nứt.

 

Các nước Tây phương và Nhật Bản từ lâu đã ý thức được tình trạng sinh đẻ giảm sút và sự bất lợi của nó.  Đưa di dân vào, như Canada và nhiều nước đang làm là biện pháp đối phó thường dùng.  Hay đưa ra các phương cách nâng đỡ tài chính cho các gia đình trẻ như Nhật, Trung Hoa, Đại Hàn đang làm.  Những biện pháp đó sẽ giúp rất nhiều.  Nhưng sẽ tốt đẹp biết bao nếu những cây cao được trồng lên và trong đêm những trái thơm ngát rụng vì đã tới thì, không chờ hái. 

 

kc Nguyễn

 

 

***

 

Durian fruit of our lives

 

"Durian fruit

memory suppressed, still surfaced

following to this side of the earth

one hundred and twenty days

too short

much longer, the thorns of our love"

 

I am sure no one else was passionate enough about durian to spend time researching how long a fruit takes from blooming till ripening, then put it into poetry like that.  And for god's sake, a love poem!

 

Recently, when a friend returned from traveling to Vietnam and neighboring countries, I immediately asked.

 

'So?  Now you’ve been there, which durian is better? Thai or Malay”

 

‘Like we could eat them!!   Hotels don’t allow them.  They’re also forbidden on public transportation.'

 

How disappointing!  Not sure who planted that foreignism in my head but I thought Vietnamese durian was not as good as other places, so I only inquired about world-class durian fruits and  forgot to ask if she had tried the nation-class one.  When there's no moonlight, yellow light from a lit light bulb should be good enough.

.

Feeling for my friend, I went to buy two boxes of frozen durians at the local grocery store to share the sorrow.  This shop belongs to a Canadian company, but most of the employees and customers are Chinese.  Every time durian is 'on sale', they buy it very quickly.  In the past, the Chinese Vietnamese had a reputation for loving and willing to spend money on this strange fruit.

 

Very strange, indeed.  The box clearly says ‘‘A taste of paradise”.  I don't think this ad is too exaggerated.  ‘The knows’ find that no fruit in the world, tropical or temperate, can compare with it.  Softer than mango, sweet enough to enjoy wholeheartedly without thinking deeply about the D word, and the taste is..indescribable!

 

But for the unfriendly nose, its characteristic smell is extremely scary. Listening to analysis by  ‘the know nots’, it’s impossible to not be ..upset!  “The smell of pig manure, turpentine and onions, garnished with a gym sock”,  writes travel and food journalist Richard Sterling about the durian of my love!

 

It's a pity.   Not for the durian fruit because the tree is being grown more and more, facing no danger of extinction.  Before the great China swallowed her pride and entered the capitalist market (Chairman Mao forgot to teach when the people are proletariat, the country is also dead poor!) overseas Vietnamese sometimes bought fresh durian because the price was reasonable. And frozen ones, people ate so much of them that they got tired and for a long time not even giving them a look.  Now it's all changed, only China has strong consumption.  Recently, they even grow their own to ẹnjoy the fruit even more.

 

It's a pity that the nose is too 'principled'.  Why can’t it just.. hold one’s breath for a few moments, huh?  To be fair, the smell that ‘the knows’ call aroma is actually not aroma.  Not eating durian for a while, I had to exclaim ‘Stinks!’ when opening a box of frozen durians I just bought.  And fresh fruit?  No need to mention!  Love is biased.  You love the fruit, and its stinky smell becomes an aroma.  But the diplomatic tongue with the ability to twist and turn is also to blame.  Why can’t it convince the brain to ignore signals from the graceless nose!

 

That’s the story of durians with their fleeting sweetness.  How about the durian of life?  Because, life does have its durian fruits.

 

I met a friend from school again when we both had gray hair.  Not necessarily old because the strings of his heart seemed to still vibrate the old melody of years long past.  One day he asked me about another girl.  Why?  I thought you didn't like her.  No, at that time there was one thing that worried me so I didn’t pursue her.  Only one thing and you let the opportunity go?  Did you have five minutes of sorrow when she got a boyfriend?  Five minutes!  I’ve been sad till this day.  The world is so big, we only glance at it and rarely see anyone's real self.  I looked at him. Now I saw sadness.

 

That friend has a family, he’s not alone.  I think of those who are single all their lives.  Some of them clearly know family life is not suitable for them, but most, no matter what, probably have thought of someone at some point.  But the boat didn’t get built because of their apprehension and shyness.

 

Wife is a debt.  Can't live with them.  One hundred percent correct.  But Vietnamese women know who actually is the burden!  If he goes first, I'll stay alone for good, older wives often declare.  Only that behind the annoying, rambling love, behind the obstacles, the imperfections, is a great joy.  The joy that makes one laugh while alone or sing in the shower.  The joy that makes people say one thing and do another..

 

Not just with amorous relationships, our other relationships can be the durian fruit of life.  Especially the one between parents and children.

 

Go to the park on a summer afternoon, it’s crowded with people and dogs.  It seems like everyone has an expensive dog boy or dog girl.  Is it a fad, a popular movement that will die quickly?  Maybe not.  Life with new demands for comfort has turned a very basic human need into a burden too heavy to bear or one not worth bearing.  Couples who decide to not have children, or not yet able to have children, often keep a dog and call it their child.

 

There are many reasons to postpone having children or to decide not to have children.  This   decision is always a thoughtful one.  A few people have lofty goals, life changing projects that need to be fully devoted to, or have a lifetime's dream to pursue.  Three common reasons for deciding not to have children are often more practical:   Prefer a free life, need to pursue a career, and have limited finances.

 

Raising a 'child that never grows up' costs money.  Food, haircuts, nail clippers, vaccinations, training.. Doctor and hospital bills, hundreds or thousands of dollars are common charges.  Going on a trip, finding someone to care for them is a problem.  Send them to dog boarding?  Money is one thing, you also feel bad that ‘your child’ has to be in a strange place.  But such cost, such trouble are incomparable to the cost and effort of raising a child.  On average, parents have to spend about two hundred and fifty thousand to raise their children until they are eighteen years old!

 

But is the decision not to have children because of financial burden that simple?  Maybe not. Raising children has always been a burden, though these difficult times have made it heavier.  Vietnamese families in previous decades often had many children.  God created elephants so God created grass, no entertainments, no birth control pills, no information, no instructions..  All kinds of reasons for many families to have seven or eight children.  Rich people have helpers.  When the parents were poor, older children took care of younger ones.  But despite that, parents loved children, children loved parents, brothers and sisters loved each other.  Those relationships were strong throughout a person's life, even though they got stormy sometimes.

 

The deeper reason, I think, is whether that burden is worth carrying in this day and age.  The age of individualism and easy, affordable entertainment.  What's the point of having children when elderly parents still go to nursing homes like those without children, because their children have jobs and can't help them even if they want to?  What's the point of having children when they decide everything in their life without giving the parents a voice, even if it's a very soft one?  What's the point of having children when all parental care is not seen as sacrifices but just a legal duty? And what is the use of raising children when they grow up belittling or condemning their parents?  Keeping a dog is better because it doesn’t talk back, I’ve heard one mother say that.

 

Maybe having children or not makes no difference in old age.  Maybe the child will fly away and not return like a young bird leaving the nest.  Maybe the child will gradually leave like a polar bear walking slowly across the field and merge with white snow.  Maybe the child will completely forget the parents like the dogs famous for their faithfulness having forgotten their mothers.  Nature has the law of nature.  There are people who rise above it, there are also people who are completely governed by it.

 

Maybe in the end, the 'aroma’' and heavenly taste all disappeared, leaving behind thorny pieces of the shell.  But whether parents are truly regretful, sad, or say it without meaning it, children have the ability to turn bitterness and anger into joy very easily.  The very mother, who said keeping a dog is better, was overjoyed when her child stayed home and ate the meal she cooked.

 

This simple joy is not easy to match.  At least, when the children are still around.  And even when they have gone away, images of a small child walking alongside the parent to elementary school on a distant day might suddenly come to mind, fill the old heart with tenderness, and bring smiles to dry, cracked lips.

 

Western countries and Japan have long been aware of declining birth rates and the resulting  disadvantages.  Bringing in immigrants, as Canada and many other countries are doing, is a common countermeasure.  Or finding ways to produce more financial support to young families such as Japan, China, Korea, etc. are doing.  Those measures will help a lot.  But it would be wonderful if tall trees were planted and in the night the fragrant fruit fell on the ground on its own because it’s wonderfully ripe.

 

kc Nguyễn

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở cái xứ sở u Tây này cũng có quá nhiều tự do, thành ra cuộc sống có lúc thành bất cập, công đoàn ra sức nhiều lần đình công, yêu sách này kia, đòi tăng lương, đòi làm ít thời giờ hơn, đòi nghỉ hưu sớm v.v… nhất là công đoàn CGT vận chuyển công cộng người đi làm việc như métro, RER, tramway, bus…
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ, dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long...
Trên đường đến phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Gertrude Stein, tôi bước đi với tâm trạng phấn khích của một người sắp gặp Ernest Hemingway. Nắng chiều Paris phản chiếu từ cửa sổ những quán cà phê xuống con đường đá cũ tạo thành bóng râm dài phía trước. Tiếng reo hò chen lẫn tiếng đàn từ mấy quán bar nhỏ nơi góc phố gây nên bầu không khí sôi động dội vào tâm trí tôi...
Tôi bán hàng giải khát trước cổng nhà máy, khách hàng là những công nhân, bộ đội và cán bộ trong nhà máy. Tôi là “mụ” bán hàng “phản động” luôn tơ tưởng đến chuyện vượt biên. “tri kỷ” của tôi có chị Ky buôn bán ở xa cảng miền Tây, nghề mới của chị sau cuộc đổi đời 1975, trước kia chị là nhân viên một ngân hàng quận Gò Vấp. Chị Ky là hàng xóm, hôm nào ghé quán tôi không chỉ để uống ly đá chanh, uống ly cà phê mà cũng là dịp cùng tôi tâm tình than thở cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, mơ ước chuyện vượt biên...
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.