Hôm nay,  

Phiếm Mùa Hè

06/09/202310:45:00(Xem: 2386)

Phiếm

IMG_7059

 

Nhỏ em hàng xóm Edmonton bữa nay phone tôi tâm tình ba điều bốn chuyện, rồi chuyển đề tài:
    – Chị ơi, em vẫn nhớ bài học của chị từ mùa hè năm ngoái.
    – Ủa, chị có dạy bài học nào đâu?
    – Có chớ, chị quên rồi sao? Bài viết năm trước của chị đó! Ngày nào em cũng ra ngoài vườn tưới cây cối hoa lá, vừa tâm tình với chúng, nói chuyện với mây gió xung quanh, thấy lòng thanh thản thoải mái, đúng là một phương pháp thiền tuyệt vời đó chị.
    – Ừa, mà em có áp dụng theo chị, là khi rửa chén cũng nói chuyện với ... chén dĩa, đi bộ treadmill dưới basement thì nói chuyện với... không khí, và bị ông xã gọi là... dở hơi không bình thường không?
    Nó cười ngặt nghẽo:
    – Bởi năm nay em đang chờ chị viết tiếp đó.
    – Năm nay có gì mà viết nhỉ?
    – Thì chuyện... tào lao hàng ngày như chị thường nói, nhưng lại là những chuyện hổng có vô thương vô phạt đâu à nghen, vì dù sao thì, “mua vui cũng được một vài trống canh”, hén chị?
Thôi thì kỳ này tôi ráng viết chuyện nghiêm túc, không “tưng tửng” nữa, tới đâu hay tới đó, không dám hứa với nhỏ em lanh lợi này nữa.
    Ở đâu không biết, chứ ở giáo xứ của tôi, thành phố của tôi, mùa hè là mùa nhộn nhịp đi vacation, hay nói đúng hơn là mùa hè thì đi nhiều hơn các mùa còn lại trong năm. Đám trẻ tuổi còn sức lao động hăng hái thì tôi không bàn tới, tôi muốn nói đến lứa tuổi sồn sồn, trung niên, ngấp nghé về hưu và bắt đầu về hưu. Thời đại công nghệ phát triển, người ta cho nhau những lời khuyên trên facebook, trên youtube, rằng hãy enjoy cuộc đời vì đời như giấc mộng qua nhanh, và cách tốt nhất để “hưởng đời” là đi du lịch đó đây, ngắm cảnh đẹp, ăn uống, nghỉ ngơi, không vướng bận chuyện đi làm, trọn vẹn từng phút giây trước khi tuổi già ập đến, bệnh hoạn viếng thăm, mỗi ngày uống cả vốc thuốc, gối mỏi chân mòn lúc ấy muốn ngao du cũng khó. Người ta vẫn lan truyền tấm ảnh vui, hai vợ chồng già lọm khọm ngủ gục trên con thuyền dọc bờ sông thành phố Nice, Italy với lời chú thích: “Đừng đợi tuổi già mới đi du lịch nhé”.
Bạn bè xung quanh tôi, có người còn về hưu non (vì đã kiếm đủ tiền suốt mấy chục năm làm việc), con cái lớn tự lập, hai vợ chồng cùng những người bạn lập nhóm “Viễn Du” (nghe tên là biết mục đích rồi đó), hàng năm lên mục tiêu ít nhất  2 chuyến cruise bên Châu Âu, rồi các chuyến lẻ tẻ bay trong Mỹ, Canada, chưa kể road trips xuyên bang hứng lúc nào lên đường lúc ấy (tỉ phú thời gian mà!)
    Trong nhóm diễn đàn Thơ Văn tôi tham gia, các chị lên chức sui gia, bà nội bà ngoại, cũng rất sung sức các chuyến vacation, vì không phải lúc nào cũng làm osin cho con cháu, mà còn biết vui sống cho bản thân mình. Hầu như cứ vài tháng trong nhóm cũng được lần lượt khoe hình lẫn nhau, từ Ai Cập, Hy Lạp, Úc Châu, Nhật Bản, Thailand... nói chung là vòng quanh thế giới, nơi nào mình chưa đi qua thì được đi “hàm thụ” cũng đã con mắt.
    Mà đâu chỉ riêng nơi tôi ở, chỗ nào tôi có người thân quen, từ Canada tới Mỹ đều có tình trạng như “cơn sốt thời đại”: du lịch tuổi sồn sồn trước khi về già. Ngay cả bên Việt Nam xa xôi cũng có phong trào “hưởng đời vì đời phù du”. Trên facebook mấy đứa bạn cũ, bạn hàng xóm cũ của tôi cũng rần rần đi vacation như trẩy hội. Người có tiền thì bay sang các nước láng giềng Singapore, Mã Lai, Trung Quốc, Đại Hàn , kẻ ít tiền thì du lịch trong nước, Mũi Né, Nha Trang, Phú Quốc, Hồ Tràm, Đà Nẵng. Đi trong nước thì thường xuyên hơn, hễ có những ngày nghỉ Lễ, cuối tuần là xách hành lý lên đường. Để vui hơn thì đi theo nhóm, nhiều cặp, nhiều người, tha hồ rộn ràng, và dĩ nhiên phải có hai thứ không thể thiếu trong các chuyến đi, là thưởng thức các món ăn ngon, và kế tiếp là chụp hình “sống ảo” tưng bừng trên facebook . Dù có nhiều ý kiến trái chiều trong chuyện chụp hình “mọi lúc mọi nơi”, rồi “chụp đi chụp lại” cho “trẻ đẹp”, nhưng thây kệ, ai nói gì nói, miễn sao ta vui vẻ, ta hạnh phúc, ta không hại ai là được rồi. Còn được tung tăng, được ngắm đất trời bao la, là còn may mắn, là cứ vui vì ai biết được ngày mai.
Tôi có nhỏ bạn thân hồi đó đi dạy học chung, lúc nó lấy chồng là ông Thầy Hiệu Trưởng của trường, lớn hơn nó 15 tuổi. Chúng tôi từng ganh tị vì nó được chồng cưng, nay nó cũng vừa tuổi hưu  được hai năm (bên Việt Nam giáo viên nữ về hưu tuổi 55), chồng nó cũng đã hưu trước đó khá lâu ở tuổi 60, giờ hai vợ chồng thật sự thảnh thơi, nhưng nó than hổng được đi chơi đâu hết á, vì hiện nay nó mới 57 tuổi mà chồng “già” đã ở tuổi 72, đã bị một lần stroke nhẹ, kèm thêm một số bệnh vặt khác, ngày nào cũng uống thuốc, chẳng dám đi xa ngoài Sài Gòn, Vũng Tàu, Đà Lạt, mà đi hoài mấy nơi ấy cũng chán, đường xá hiểm nguy, du lịch chặt chém, thức ăn quán xá kém vệ sinh, thôi ở nhà cho lành. Vậy là lấy chồng “già” chưa hẳn đã sướng, đến lúc mình hào hứng sẵn sàng đi đây đó enjoy cuộc đời thì “lão ấy” chân cẳng run rẩy mất rồi .
    Một vài người bạn của tôi, mùa hè ít đi chơi xa, chỉ quanh quẩn ở nhà, tận hưởng khí hậu tuyệt vời của Canada, trồng cây trái sau vườn vì... đam mê (đến ngày thu hoạch đem chia cho bạn bè xung quanh ăn giùm chớ nhà mình ăn hết bao nhiêu), đi picnic, camping, hoặc road trips ngắn ngày trong tiểu bang. Rồi qua mùa thu, nhất là mùa đông lạnh giá, bắt đầu những chuyến vacation trốn lạnh đến Hawaii, Florida, Cancun ... hòa mình với 3 s (sun, sea, sand) hoặc bay qua California nắng ấm, đến phố Bolsa ăn hàng, ngắm phố phường tìm hơi ấm của tình đồng hương Việt Nam.
    Trong một cuộc khảo sát gần đây, thì 60% người ta thấy rằng thế giới hiện nay đầy chao đảo, biến cố từ nhân loại và thiên nhiên xảy ra thảm khốc bất thường. Vì thế, họ không còn muốn để dành tiền khi về hưu nữa, mà họ enjoy vào hiện tại được lúc nào hay lúc đó, nói nôm na là “hãy cứ vui khi đời cho phép”. Tôi bỗng nhớ chuyện mới đây, chàng Aditya Pai thuộc đảng Dân Chủ ở California tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua vào Congress vì “life is short”, nhưng tám tiếng sau anh ta lên tiếng đính chính, đó chỉ là một phút “emotional” nên nói thế, chớ không có chuyện bỏ cuộc. Trời, mới đọc khúc đầu, tôi tính hoan hô chàng trai trẻ này, nhưng đọc đến cuối thì ... mỉm cười, té ra, chàng vẫn còn ham mê chính trường, và chắc là chưa nghe câu hát của Nguyễn Văn Đông : “Lòng trần còn mơ vương khanh tướng, thì đời còn mưa bay gió cuốn, còn nhiều anh ơi!”
    Chuyện vacation còn dài lắm, mênh mông lắm, mỗi người mỗi ý, mỗi nhà mỗi cảnh, đi đâu cũng được, miễn là ... ra khỏi nhà.
    Tôi xin tạm dừng và kết thúc bài viết này bằng mấy mẩu chuyện như đùa mà có thiệt. Đầu tiên là chuyện của tôi, xảy ra lập đi lập lại mấy năm liền, tôi không thể không kể:
    Số là mỗi khi hè đến, có khi trời nóng chảy mỡ, các tiệm bán watermelon ào ào, tôi cũng mua về giải khát trời hè. Nhưng vì nhà luôn có các trái cây khác, nên tôi để vài ngày sau mới ăn, mà hễ lần nào tôi cắt dưa hấu thì y như rằng trời lập tức... đổ cơn mưa gió, lạnh lẽo, ướt át, và như thế thì ăn dưa mất hết cảm giác thú vị.
    Năm nay, mấy tuần qua trời nóng bức, nghĩ đến vụ "trời mưa nếu Loan mua dưa" tôi đã rất ngần ngại, sợ bị y chang những năm trước, nhưng rồi bỗng dưng ai xui ai khiến, tôi đi Costco thấy dưa ngon quá đã hớn hở mang về trái dưa để giải nhiệt.
    Và kết quả thì... khủng khiếp hơn mấy năm trước, nghĩa là "trời buồn trời đổ cơn mưa" lai rai suốt hai tuần. Đã bảo không muốn tin dị đoan mà cũng phải tin. Tôi tuyên bố với chồng, con, rằng tôi sẽ không mua dưa hấu nữa, vì không muốn đem mưa gió bão bùng phá hủy mùa hè tươi đẹp của Canada.
    Chuyện tiếp theo là hôm nọ gặp lại cô bạn hồi đi học DayCare ở College, tôi hỏi thăm về đứa em gái được bảo lãnh qua đây vài năm trước, cổ hớn hở khoe:
        – Nó mới vào quốc tịch rồi, giờ đang đi Mỹ chơi.
        – Sướng vậy cà?
        – Thì may mắn trúng thưởng. Bữa tuyên thệ quốc tịch, chẳng hiểu vì sao có mấy đơn vị tài trợ phần “bốc thăm trúng thưởng” và em gái mình may mắn trúng giải, và phần thưởng dành cho người vừa vào quốc tịch Canada là một chuyến du lịch qua …Mỹ, giờ nó đang tung tăng ở Seattle và Oregon.
    Tôi lại nhớ đến câu chuyện ông anh tôi bên Texas hay kể lại mỗi khi gia đình có dịp tụ tập: công ty xe hơi Ford của Mỹ, mỗi lần khen thưởng cuối năm, cho những kỹ sư và nhân viên có thành tích tốt, thường có quà hậu hĩ cho người xứng đáng. Và năm ấy, phần thưởng dành cho mỗi người được vinh danh là một chiếc xe... BMW của Đức.
    Trong ba mẩu chuyện trên, chuyện đầu tiên tôi xin thề, bảo đảm “chăm phần chăm” sự thật vì đó là chuyện của chính tôi, còn hai chuyện sau thì chính tai tôi nghe (nhưng mắt không thấy), nên ai tin hay không tin cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới. Mà thế giới này, cuộc đời này, vốn dĩ cũng đã có nhiều điều phi lý rồi, đúng không nà?!

 

—Kim Loan

(Edmonton, 8/2023)

 

 

Ý kiến bạn đọc
06/09/202318:39:40
Khách
Bài nào của chị Kim Loan(gọi chị cho thân thiện!) cũng vui hết cỡ, đọc thấy thoải mái và có vài nụ cười mỉm chi hi hi.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mùa lễ cuối năm ở Mỹ là mùa sum vầy, ai rồi cũng nhớ nhà, người thân vào mùa lễ cuối năm đã về, ai cũng muốn trở về, gặp lại người xưa chốn cũ nên gọi là mùa sum vầy cũng không có gì là quá đáng, nhưng không phải ai cũng có một nơi để về trong trời đất bao la chỗ đến, nhưng về đâu là câu hỏi muôn đời của kiếp nhân sinh...
Cho đến lúc này, tôi tự hỏi có bao nhiêu con đường mình đã đi qua suốt những năm tháng có mặt trên đời? Nhiều lắm, những con đường quên lãng mất hút với thời gian. Và cũng có những con đường đã vạn lý xa, nhưng trăm năm đằm đắm nhớ nhung nếu như được sống trọn hết một kiếp người...
Một buổi chiều, cũng như mọi buổi chiều khác, tôi được nghe từ loa phóng thanh, một bài hát có tên Tình Khúc Thứ Nhất được xướng ngôn viên giới thiệu tác giả là Vũ Thành An, lời Nguyễn Đình Toàn...
Hình ảnh của tôi và Thi không thể tách rời nhau và cũng không thể tách rời ra khỏi thành phố Hà Nội. Thành phố này đã ghi lại biết bao nhiêu kỷ niệm kể từ những ngày chúng tôi vừa mới thân nhau...
Chúng ta khi sống trên xứ người, đều mang theo một chút quê hương theo mình. Có thể là một con đường, một góc phố, hay một xóm nhỏ yêu thương đã gắn bó một quãng đời dài. Tôi cũng có một quê hương trong trái tim mà mỗi khi nhớ đến vẫn làm tôi thổn thức, rạo rực khôn nguôi...
Mưa Saigon chỉ đủ cho Nguyễn Đình Toàn, Thanh Tâm Tuyền, Cung Tiến, Mai Thảo xót xa, tiếc nhớ thêm về những dấu yêu xưa, những kỷ niệm cũ thời sống với Hà Nội…
Sài Gòn Nhỏ được mệnh danh là thủ đô của người Việt hải ngoại, một thủ đô nhỏ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Sài Gòn Nhỏ hình thành từ sau khi những lớp người Việt di tản đầu tiên được đưa về quận Cam (Orange County)… và từ đó dần dần thành hình vóc dáng và tầm cỡ như ngày nay. Ở đây hầu như tụ hội đầy đủ các cơ quan truyền thông Việt ngữ, các văn nghệ sĩ danh tiếng một thời của miền Nam, trong số đó có tờ Việt Báo là một tờ báo lớn nhất, lâu đời nhất của người Việt hải ngoại. Sáng lập tờ Việt Báo là nhà văn Nhã Ca và nhà thơ Trần Dạ Từ...
Có lúc nào anh ngộ ra rằng: Tại mình mua lấy những đa đoan?
“Tánh anh nóng nảy, nổi cộc lên thì coi hung lắm, phải đi chùa cho nó trầm tính lại”. Đã một thời, nhiều lần vợ tôi đã nhận xét và đề nghị như vậy...
Lâu lắm rồi chúng tôi – Nguyễn Hoàng Văn, Nguyễn Hưng Quốc, Lê Văn Tài và Võ Quốc Linh – mới có dịp hẹn nhau ở Sydney, tâm tình qua tô phở nóng và ly cà phê lạnh. Đang nhâm nhi cà phê, Võ Quốc Linh bảo phải chụp chung mấy tấm hình bởi, biết đâu được, đây có thể là lần cuối!
Có một dạo tôi thắc mắc mãi về dung mạo của Cúc Tiểu Muội, người đàn bà khiến Nguyễn Tuân, dù chỉ nghe kể qua thôi, cũng phải thốt lên: “Tôi hết sức bị kích thích. Chắc nàng phải đẹp quá. Đẹp hơn cả Mỹ Thuật”...
Tôi đã chuẩn bị mọi thứ để ngày mai chiên chả giò tham dự tiệc lễ Tạ Ơn với lớp ESL do cô giáo Linda tổ chức. Lớp học ESL gần 20 người, một nhóm người Lào thì hùn tiền nhau order món gà tây nướng lò bán trong chợ, còn lại kẻ thì mang giấy napkin, mang nước ngọt, trái cây, bánh kẹo...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.