Hôm nay,  

Thái Lan: họa sĩ, nhà thơ đi đầu vì dân chủ

23/06/202300:00:00(Xem: 2916)
 
Cuộc cách mạng không tiếng súng của phong trào dân chủ Thái Lan đã thành công trong cuộc bầu cử giữa tháng 5/2023, với phiếu của giới trẻ và những người có tinh thần dân chủ đã vượt xa phiếu của những người thân chính quyên quân sự. Một trong những người dẫn đầu phong trào đòi thay đổi thể chế, đòi giảm vai trò chính trị của quân đội, đòi xét lại một đạo luật gây tranh cãi chống lại việc xúc phạm chế độ quân chủ… là doanh nhân trẻ Pita Limjaroenrat (sinh năm 1980), từng du học tại Hoa Kỳ và bây giờ là lãnh đạo Đảng Move Forward (Đảng Tiến Lên). Với liên minh nhiều đảng, Pita dự kiến sẽ là Thủ Tướng tương lai, nếu chính quyền quân đội Thái Lan không tìm được cớ gì để cản trở nữa.
 
Nhưng bây giờ, Pita đang bị điều tra về thủ tục. Ủy ban bầu cử Thái Lan đang xem xét liệu Pita có cố ý không đủ tư cách để ghi danh ứng cử viên quốc hội hay không, bởi vì Pita có sở hữu cổ phần trong một công ty truyền thông, vốn là bị cấm theo quy tắc bầu cử. Pita cho biết anh được thừa kế cổ phần của đài truyền hình ITV, và đài truyền hình này (may quá) đã ngừng phát sóng từ năm 2007, từ cha mình. Thêm nữa, Pita nói, cổ phần của công ty, ITV, đã được chuyển nhượng. Pita nói không làm gì sai trái. Nếu bị phán quyết là sai thủ tục, Pita cơ nguy bị loại, và nếu phạm luật thì có thể lãnh án 10 năm tù và 20 năm bị cấm hoạt động chính trị. Pita nói anh tự tin là không sai phạm gì.
 
Nên thấy rằng, cuộc chiến đòi dân chủ của Thái Lan không đơn giản là rủ nhau bầu phiếu là xong. Đó là tiến trình nhiều thập niên. Và là đấu tranh của hầu hết là giới trẻ, trong đó đi đầu là giới sinh viên trường mỹ thuật, các họa sĩ, các nhà thơ, và các kịch sĩ – trong đó, các tác phẩm vì dân chủ được bày ra khắp đường phố để mời gọi người dân cùng đòi hỏi dân chủ, bất kể bị quân đội đàn áp bằng bạo lực và đôi khi là án tù.
 
Các bạn có thể nhớ rằng, trong năm 2020 Thái Lan bùng nổ đại dịch COVID-19, nhưng giới trí thức trẻ vẫn không quên kêu gọi dân chủ. Thái Lan là quốc gia đầu tiên báo cáo một trường hợp bên ngoài Trung Quốc, vào ngày 13/1/2020. Và chỉ trong vòng ba tháng, tính đến ngày 2 tháng 4/2022, Thái Lan đã báo cáo tổng cộng 3.684.755 trường hợp được xác nhận mắc bệnh. Kinh tế Thái Lan dĩ nhiên thê thảm. LHQ
công bố một báo cáo vào tháng 6/2020 cho biết 90% doanh nghiệp trở lên dự đoán doanh thu sẽ giảm hơn 50% so với năm ngoái. Vào tháng 9/2020, Ngân hàng Thế giới dự báo nền kinh tế Thái Lan sẽ giảm 8,9% vào cuối năm. Tuổi trẻ trong vòng vây dịch bệnh nguy hiểm, kinh tế bức bách… nghĩ liền tới một cuộc biểu tình lớn để đòi dân chủ. Hiển nhiên, chính quyền quân sự cũng lúng túng.
 
Theo báo The Art Newspaper, bản tin ngày 24/9/2020 của phóng viên Lisa Movius ghi nhận hiện tượng sinh viên Thái Lan biểu tình theo hình thức flash mob, nghĩa là hẹn nhau qua điện thoại di động là một một giờ nào, một ngày nào, tới một góc phố nào đó để đòi dân chủ. Những cuộc biểu tình bất ngờ trong tháng 9/2020 có nơi lên tới cả trăm ngàn người tham dự.
 
 
Và khi hình ảnh sinh viên học sinh biểu tình trở thành quen thuộc, thì các cấm kỵ từ từ lung lay. Các cuộc biểu tình trong năm 2020 đã phá vỡ một điều cấm kỵ từ lâu – sự chỉ trích đối với chế độ quân chủ Thái Lan, một thể chế mà những người biểu tình tin là cản trở chính đối với nền dân chủ. Các văn nghệ sĩ và sinh viên mỹ thuật Thái Lan đang đi đầu trong phong trào ủng hộ dân chủ đang lan rộng, kêu gọi cải cách chính phủ quân sự, thậm chí có cả biểu ngữ chỉ trích chế độ quân chủ Thái Lan.
 
Các đám đông chớp nhoáng gần như diễn ra hàng ngày với số lượng lên tới hàng ngàn người, chủ yếu là học sinh trung học vẫy dải ruy băng trắng và giơ ba ngón tay chào từ bộ phim The Hunger Games, đã đạt đến cao điểm vào ngày 19 và 20 tháng 9/2020, khi có tới 100.000 người thuộc tất cả các nhóm tuổi bước ra đường phố tưởng niệm cuộc đảo chính quân sự năm 2006 (lúc đó phế truất Thủ tướng dân túy Thaksin Shinawatra).
 
Báo The Guardian trong bản tin ngày 19/11/2020 ghi nhận rằng trên tuyến đầu của các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Thái Lan, một linh vật mới đã xuất hiện: một con vịt bơm hơi khổng lồ.
 
01 symbol of protest in 2020
Những con vịt bơm hơi cũng biểu tình vì dân chủ Thái Lan
 
Khi những người biểu tình cố gắng vượt qua hàng rào bê tông và tập trung bên ngoài quốc hội, họ đã phải đối mặt với phản ứng của cảnh sát đàn áp dữ dội, không cần thiết và quá mức. Những người biểu tình, những người đang kêu gọi cải cách dân chủ đã liên tục bị bắn bằng hơi cay và vòi rồng.
 
Giữa sự hỗn loạn, một bộ sưu tập những con vịt khổng lồ, ban đầu được mang ra biểu tình như một trò đùa, đã nhanh chóng được tái sử dụng làm lá chắn. Kể từ đó, các con vịt bơm hơi đã được tôn vinh là anh hùng của phong trào. Hình ảnh về cuộc đối đầu được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Những bức ảnh được chụp sau đó về những con vịt trông có vẻ bầm dập, chảy xệ và phủ một lớp thuốc nhuộm màu tím được bắn ra từ vòi rồng cũng vậy. The Guradian ghi nhận: theo dịch vụ y tế khẩn cấp của Bangkok, ít nhất 55 người bị thương, hầu hết do hít phải hơi cay. Các cuộc đụng độ cũng nổ ra giữa các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và những người bảo hoàng. Sáu người biểu tình ủng hộ dân chủ đã được điều trị vết thương do đạn bắn.
 
Tracy Beattie, một nhà nghiên cứu tại Australian Strategic Policy Institute, chuyên về chính trị Thái Lan, cho biết các nhà hoạt động trẻ tuổi ở Thái Lan thường sử dụng sự hài hước và sáng tạo. “Lần này, những con vịt cao su bơm hơi màu vàng đã trở thành một biểu tượng mới cho phong trào ủng hộ dân chủ, không chỉ vì chúng dễ thương mà còn vì chúng làm nổi bật sự phi lý và bất cân xứng tuyệt đối của tình hình,” cô nói.
 
 
Không tự nhiên có biểu tình đông như thế. Tất cả là từ nhiêu cuộc biểu tình nhỏ nhiều tháng trước. Vào ngày 12 tháng 9/2020, theo họa sĩ và là nhà hoạt động Mit Jai Inn, khoảng 2.000 sinh viên trường mỹ thuật đã tổ chức một cuộc chiếm đóng chớp nhoáng tại Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật Bangkok nơi do nhà nước hậu thuẫn để phản đối giới nghệ sĩ đàn anh. Họa sĩ Mit Jai Inn nói với phóng viên Movius: “Trong khoảng 5 đến 7 năm qua, các nghệ sĩ [đã thành danh] hầu hết đều liên kết với quân đội và chế độ quân chủ vì sợ lập trường cấp tiến từ phe đối kháng— hầu hết là người nghèo, áo đỏ — nên họ liên kết với những người bảo thủ da vàng và quân đội.”
 
02 Mit jai inn
 Mit Jai Inn, nhà hoạt động và là một họa sĩ đương đại, trong xưởng vẽ.
 
Mit Jai Inn sinh ra ở Chiang Mai, Thái Lan, vào năm 1960, sống và làm việc tại Chiang Mai. Mit Jai Inn học nghệ thuật tại Đại học Silpakorn từ 1983 đến 1986, và tại Đại học University of Applied Arts Vienna từ 1988 đến 1992. Khi trở về Thái Lan vào năm 1992, Mit đồng sáng lập Chiang Mai Social Installation  (Cơ sở Xã hội Chiang Mai) với một nhóm nghệ sĩ, học giả và các nhà hoạt động xã hội.
 
Mit Jai Inn kể rằng: “Ở Thái Lan, nền nghệ thuật được điều hành bởi những ông già ưu tú, gần như tất cả đều bảo thủ. Trước đây tôi là một thiểu số đơn độc, nhưng bây giờ tất cả các nghệ sĩ trẻ đều trở nên cấp tiến. Tôi và các họa sĩ tham gia biểu tình, làm nghệ thuật, biểu diễn âm nhạc, vẽ bích chương….”
 
Cũng có thêm một biểu tượng mới cho dân chủ Thái Lan: Chào ba ngón tay, một cử chỉ của bàn tay được thực hiện bằng cách giơ ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn, đồng thời giữ ngón cái ở ngón út và giơ tay với lòng bàn tay hướng ra ngoài để chào. Cử chỉ này đã được phổ biến vào những năm 2010 sau khi nó được sử dụng trong The Hunger Games (loạt sách và phim viễn tưởng của Suzanne Collins). Cử chỉ này đã được những người biểu tình áp dụng, đặc biệt là đối với các phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ ở Đông Nam Á, chủ yếu ở Thái Lan và Myanmar, cũng như ở các quốc gia khác, bao gồm cả Hồng Kông.
 
Kiểu chào đã được sử dụng một thời gian trong Phong trào Ô dù Hồng Kông năm 2014 trước khi được hồi sinh trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông 2019–2020,  rồi thường xuyên sử dụng ở Thái Lan, và tiếp tục được sử dụng để tượng trưng cho sự phản kháng chống lại các chính sách đàn áp của chính phủ.
 
Kiểu chào này có ý nói rằng ba ngón tay tượng trưng cho lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của Cách mạng Pháp. Cử chỉ này đã được hồi sinh phổ biến bởi những người biểu tình trong cuộc khủng hoảng chính trị Thái Lan năm 2020.
 
03-Hình chính trang nhất protest hand sign 2020
Kiều chào của người dân chủ Thái Lan.
 
Cũng từ nhiều năm trước, một nhà thơ nữ đã nêu lên ước mơ dân chủ từ khi là sinh viên. Đó là Chiranan Pitpreecha (sinh năm 1955) là một nhà thơ và là nhà nữ quyền người Thái Lan. Cô từng được trao giải thưởng văn học S.E.A. Write Award (Southeast Asian Writers Award, giải văn học thường niên có từ năm 1979 để trao cho các nhà thơ, nhà văn trong vùng Đông Nam Á).
 
Là con gái của một chủ hiệu sách, cô sinh ra ở Tỉnh Trang. Pitpreecha là một nhà hoạt động sinh viên nổi bật trong cuộc nổi dậy của quần chúng Thái Lan năm 1973; Sau vụ thảm sát Đại học Thammasat vào tháng 10/1976, cô trốn vào rừng và gia nhập Đảng Cộng sản Thái Lan. Pitpreecha trở lại Bangkok vào năm 1981. Cùng với chồng, Seksan Prasertkul, cô đến Hoa Kỳ, nơi cô lấy bằng Cử nhân và Cao học lịch sử tại Đại học Cornell. Sau khi trở về Thái Lan, cô ly thân với chồng. Dĩ nhiên, cô không còn là người cộng sản.
 
Bài thơ "Cracked Pebble" của Pitpreecha đã nhận được giải thưởng cho bài thơ hay nhất năm 1981 từ PEN International Thái Lan. Cô đã viết nhiều tác phẩm, bao gồm thơ ca, lịch sử, các bài báo du lịch và bình luận xã hội, cho nhiều ấn phẩm khác nhau ở Thái Lan. Tập thơ đầu tiên của cô, Bai Mai Ti Hai Pai (The Missing Leaf) đã nhận được Giải thưởng S.E.A. Write Award năm 1989. Năm 1992, bài thơ "First Rains" ("Những trận mưa đầu tiên") của cô được PEN International Thái Lan vinh danh là bài thơ hay nhất trong năm. Năm 2011, cô được vinh danh là một trong 65 phụ nữ có ảnh hưởng nhất ở Thái Lan. Tác phẩm của cô đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật và Mã Lai.
 
Nơi đây, chúng ta sẽ dịch sang tiếng Việt từ bản tiếng Anh “Những trận mưa đầu tiên”… Bài thơ ngắn, chỉ có 5 đoạn.
             
NHỮNG TRẬN MƯA ĐẦU TIÊN
                                 
Những trận mưa đầu trong tháng năm
chảy xuôi dòng, màu đỏ.
Những trận mưa thép, bạo lực,
cắt vào da thịt, làm đổ máu.
                      
Một dòng máu
bao phủ các đường phố.
Có bao nhiêu vì sao rơi thành từng mảnh?
bao nhiêu trái tim đã bị chà nát?
      
Vết thương ở đất nước chúng ta
bao giờ sẽ lành?
Sức mạnh ma quỷ nào
dám giết người sao?
    
Trận chiến tiếp tục
cái chết làm người dân nổi dậy.
Hồn linh vẫn tồn tại
và bảo vệ quyền người dân.
                
Những trận mưa đầu mùa ngấm vào đất
để lại cảm giác và ký ức.
Chúng bón phân cho trái đất
và nuôi dưỡng mùa gặt cho dân chủ.
                 ----- Thơ Chiranan Pitpreecha
 
04 nha tho Thai Lan
Nhà thơ và là nhà hoạt động nữ quyền Chiranan Pitpreecha.
  
Nói tới nghệ sĩ hoạt động dân chủ, cũng nổi bật là họa sĩ Baphoboy. Theo báo VICE News, Baphoboy có hơn 32,500 người theo dõi trên mạng xã hội Instagram. Họa sĩ Thái Lan này có kiểu vẽ thích hợp với tranh tường để tuyên truyền trên hè phố. “Trong thời đại biểu tình, nghệ thuật giúp người dân tiếp cận chính trị,” Baphoboy nói với VICE News. Họa sĩ Baphoboy nổi bật trong những cuộc biểu tình năm 2020, lúc đó anh 24 tuổi. Anh có tên là Sippakorn “Ken” Khiaosanthia, chàng trai 24 tuổi này là thành viên của một nhóm nghệ sĩ Thái Lan mới sử dụng tất cả phương tiện có được, từ đường phố tới mạng xã hội, và hình ảnh phần lớn theo phong cách graffiti (sơn xịt) để vượt qua các ranh giới mang tính thời sự.
 
Năm 2020 còn rất nhiều cấm kỵ, nhưng may mắn đã vào thời điểm mà các chủ đề từng được coi là cấm kỵ ở Thái Lan đang được tranh luận công khai, bao gồm cả cuộc thảo luận chưa từng có về các thể chế toàn quyền như chế độ quân chủ của đất nước, được bảo vệ bởi luật khi quân. Lúc đó, mới tốt nghiệp Đại học Silapakorn ở Bangkok, Baphoboy cho biết những người bạn cùng thế hệ với anh muốn “xem và nếm trải nền dân chủ” và tin rằng nghệ thuật của anh có thể đóng một vai trò nào đó.
 
Các bài đăng của Baphoboy trên tài khoản Instagram đã nhận được hàng nghìn lượt thích và bình luận. Các hình vẽ, nhiều hình được thực hiện bằng màu đỏ, trắng và xanh của quốc kỳ Thái Lan, thể hiện sự phẫn nộ với chính quyền do các tướng lãnh lãnh đạo, những người đã nắm quyền trong cuộc đảo chính năm 2014 tới cả thập niên sau. Nhiều người trong tranh Baphoboy còn có khuôn mặt cười toe toét như trong phim hoạt hình, một lời quảng bá du lịch của Thái Lan là “Xứ sở của những nụ cười”.
  
“Phần lớn công việc của tôi đề cập đến sự bất công do chính phủ gây ra. Các cuộc bầu cử thay đổi rất ít trong hệ thống hiện tại,” Baphoboy giải thích với báo VICE News. “Trong các bức vẽ của mình, tôi thể hiện mình là một cậu bé dám đặt câu hỏi - ngay cả ở một đất nước có nhiều vấn đề [nhạy cảm] mà chúng ta không thể nói ra. Những khuôn mặt tươi cười mà bạn thường thấy trong ảnh của tôi không ngây thơ như vậy. Họ đại diện cho tiếng nói của trẻ em và những người đã khuất, những thường dân không có tiếng nói hoặc đã đánh mất tiếng nói của mình trong cuộc đấu tranh cho công lý và cải cách chính trị.”
 
Họa sĩ Baphoboy lấy cảm hứng từ mạng xã hội, tin tức và phong trào phản đối ôn hòa đã nở rộ tại Thái Lan. Họa phẩm của anh các năm gần đây đã được trưng bày cùng với hàng trăm nghệ sĩ địa phương khác như một phần của cuộc triển lãm công cộng ở Bangkok đề cập đến chủ đề “nghệ thuật đang biến mất dưới chế độ độc tài”.
05 Baphoboy 1
Họa sĩ Baphoboy (trái) và hình ảnh tuổi trẻ sẽ chiến thắng quân phiệt.(Hình Instagram)
 
 
06-tranh-Baphoboy-gieu-ca-Putin-va-Tap-Can-Binh
Tranh của Baphoboy giễu cả chính phủ quân đội Thái Lan, chỉ trích cả Tập Cận Bình và Putin và bênh vực Ukraine. (Hình Instagram)
  
Hội họa phục vụ cho chính trị đang phát triển táo bạo hơn cùng với tình cảm của công chúng. Làn sóng biểu tình trong năm 2020 được mô tả là những cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất kể từ cuộc đảo chính năm 2014. Charlie Thame, giảng viên khoa học chính trị tại Đại học Thammasat, cho biết: “Nó đã được ủ từ khá lâu. Có rất nhiều sự thất vọng về tình trạng của đất nước, đặc biệt là trong giới trẻ Thái Lan, nhiều người cảm thấy rằng tương lai của họ đã bị cướp khỏi tay họ – đây là điều họ đang đấu tranh và tại sao họ lại quyết tâm như vậy.”
 
Giới trẻ, giới nghệ sĩ… trải qua nhiều năm hoạt động, đấu tranh, sáng tác để nêu lên ước mơ… rồi đã thuyết phục được đa số người dân trong cuộc bầu phiếu giữa tháng 5/2023 rằng, đã tới lúc chính phủ quân phiệt phải trao quyền cho giới trẻ, những người mang đầy những tư tưởng cấp tiến và dân chủ. Dân tộc Thái Lan, giới trẻ Thái Lan còn may mắn  vì còn được biểu tình, được sáng tác, và được bầu phiếu. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta thường được nghe nói, rằng mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Tuy nhiên, Thượng đế thì không ai thấy, nhưng có một thứ còn đáng sợ hơn nhân vật cổ sử đó (nếu thật sự là có Thượng Đế): đó là những trận mưa bom. Người dân Ukraine và Palestine ý thức rất rõ, vì đó là chuyện hằng ngày của họ: mọi người đều bình đẳng khi đứng dưới mưa bom. Già, trẻ, nam, nữ, trí thức, nông dân, nhà thơ, họa sĩ… đều bình đẳng: khi bom rơi trúng là chết. Cuộc chiến giữa người Palestine muốn giữ đất và người Israel từ nơi xa tới nhận phần đất mới do quốc tế trao tặng từ đất Palestine đã kéo dài nhiều thập niên. Bây giờ căng thẳng mới nhất là ở Gaza, cuộc chiến đang tiếp diễn giữa nhóm Hamas, thành phần chủ trương bạo lực của dân Palestine, và quân Israel. Trong những người chết vì bom Israel, có những người hiền lành nhất, đó là trẻ em và phụ nữ.
Đối với nhiều người Thái Lan, Chalermchai Kositpipat là họa sĩ đương đại lớn nhất của nền mỹ thuật Phật Giáo Thái Lan. Những nét vẽ và kiến trúc của ông vừa mang chất thần thoại truyền thống, vừa đậm chất kỹ thuật tân kỳ của thế kỷ 20 và 21 – vừa dịu dàng, thơ mộng, như thật như mơ, nhưng là những bước đi đầy các khám phá mới trên vùng đất tiền nhân chưa khai thác hết, nổi tiếng với việc sử dụng hình ảnh Phật giáo, và các họa phẩm của Chalermchai đã nhiều lần triển lãm trên toàn thế giới. Chalermchai Kositpipat sinh ngày 15/2/1955. Thân phụ ông là một người Trung Quốc nhập cư từ Quảng Đông trong khi mẹ anh là người Thái gốc Hoa. Kositpipat theo học tại Đại học Mỹ thuật Silpakorn, tốt nghiệp Cử nhân Mỹ thuật chuyên ngành nghệ thuật Thái Lan năm 1977.
Có một người sống trong thành phố, bận rộn, tranh đấu, xông pha, lăn lộn giữa sự phức tạp như một sinh trùng bị mắc lưới nhện vẫn phải vùng vẫy để sống, để chờ ngày bị ăn thịt. Một hôm, ông ta đi du lịch, thấy một phong cảnh đẹp đến mức lặng người, cảm thấy siêu thoát, nhận ra đạo lý của mục tiêu tại sao con người tồn tại. Nhưng vẫn phải trở về phố cũ, y như Lưu Nguyễn phải trở về làng cũ vì những lý do chính xác, vì lẽ phải của những bổn phận làm người. Ông vẽ lại phong cảnh đó trên một vách tường lớn. Mỗi khi đời giông bão, mỗi khi hồn âm u, mỗi khi trí khổ não, ông đến trước bức tranh, nhìn ngắm, ngẫm nghĩ để tìm thấy sự thanh thản, sở hữu cảm giác bình an. Ông nghe được tiếng hát “chiều nay vang lừng trên sóng.” Ông thấy được “Âm ba thoáng rung cánh đào rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời.” Hồn ông “lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan.” Những giờ phút tĩnh lặng đó, tâm trí ông “Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quên … là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi…”
Bạn có thể gọi Arnaud Nazare-Aga là một nhà điêu khắc, hay một lạt ma vào đời, hay đơn giản, là một nghệ sĩ và là một cư sĩ. Một thời anh đã ngồi trong tu viện để tạc các pho tượng Phật, tượng Bồ Tát, các trụ điêu khắc, và rồi anh rời tu viện để bước vào đời, trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng trong thế giới tượng hình. Nói kiểu tóm gọn theo văn phong báo chí thường gặp là: một nghệ sĩ Phật tử người Pháp. Nhưng cuộc đời anh đầy những cơ duyên kỳ lạ. Bài viết này tổng hợp từ nhiều báo, trong đó có Forbes, Time Out, Thai PBS World, The Phuket News... Lời tự giới thiệu của nhà điêu khắc Arnaud Nazare-Aga chỉ đơn giản vài đoạn trên trang nhà riêng. Sinh năm 1965 tại Paris, Arnaud Nazare-Aga đã sinh khởi niềm đam mê với kiến trúc và điêu khắc hiện đại từ khi còn thơ ấu. Anh thường xuyên đi thăm viện bảo tàng cùng ba mẹ. Anh được giáo dục trong một cộng đồng Phật giáo Tây Tạng ở vùng Burgundy, miền Đông nước Pháp, và học nghề đúc tượng thạch cao nơi đây.
Ann Phong triển lãm tranh ở Quận Cam, tôi bay qua tham dự. Xem tranh trừu tượng là xem tranh bằng tưởng tượng. Tôi là người sống bằng tưởng tượng. Xem tranh Ann Phong, không chỉ xem cái đẹp, xem nét đặc thù của nữ họa sĩ này, nhưng để sau cùng là xem chính “tôi trong quá trình tưởng tượng từ dãy tranh.” Luhraw viết: “Trước đây tôi chỉ có thể đoán chừng mình là ai. Giờ đây, nhờ nghệ thuật, tôi biết mình là ai.” (Quote.) Có nhiều đêm mất ngủ, tôi thường lên mạng xem tranh, đôi khi, ngủ nhờ trong phòng tranh ảo của Ann Phong. Những khi suy nghĩ về sự hiện sinh của con người, của bản thân, tôi thường tự dẫn mình đến một số tranh của Ann Phong theo quan điểm “Dấu người trên đất.” Tôi yêu thích loạt tranh này, vì Ann Phong nói lên những điều bằng họa, mà tôi chưa thể nói hết những suy nghĩ qua thơ.
Viện Bảo Tàng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tọa lạc tại địa chỉ 9842 Bolsa Ave #205, Thành phố Westminster, CA 92683 do Hậu Duệ Bác Sĩ Nguyễn Hoàng Quân làm Giám Đốc đã tổ chức Tết Trung Thu cho các em Thiếu Nhi trong hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật 16-17 tháng 9 năm 2023.
Hơn ba năm sau khi bị đánh cắp ở Laren, bức tranh ‘The Parsonage garden at Nuenen in Spring’ (tạm dịch: Vườn Nhà Mục Sư ở Nuenen vào Xuân) của Van Gogh đã được tìm lại. Việc trả lại được thực hiện bởi thám tử tư nhân người Hà Lan Arthur Brand.
Chúng ta không biết phải dịch chữ “immersive art” như thế nào. Khái niệm này chỉ mới xuất hiện vài năm nay, mặc dù đã xuất hiện, phần nào, trong các loại hình nghệ thuật khác, từ cả nhiều thế kỷ trước. Hình như triển lãm “immersive art” lần đầu tiên ở Los Angeles và Las Vegas là đầu năm 2022, với tranh Van Gogh. Phòng triển lảm sử dụng hình ảnh, âm thanh, không gian, sự chuyển động của màu sắc để làm cho bạn, người khán giả, trở thành một người đang tắm gội trong không gian nghệ thuật của họa sĩ Van Gogh (1853-1890). Tại sao chọn Van Gogh để triển lãm đầu tiên cũng chưa rõ, có lẽ vì tranh họa sĩ này sống động, dữ dội hơn nhiều họa sĩ khác, hấp dẫn hơn với dân Nam California. Có thể dịch chữ “immersive art” là hội họa “trải nghiệm hòa nhập” hay “trải nghiệm nhập vai” – bởi vì, khán giả tự thấy mình trở thành một phần của tác phầm đang chuyển động giữa thế giới màu sắc của họa sĩ.
Giới yêu hội họa, hẳn nhiên, đều biết tác phẩm Em Thúy của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Bức danh họa này hoàn tất vào năm 1943, và “đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.” Tuy thế, không mấy ai để ý là có đến hai phụ nữ tên Nguyễn Thị Minh Thúy (và hai đều được dư luận nhắc đến như là nguyên mẫu của tác phẩm nổi tiếng trên) nhưng cuộc đời của họ lại hoàn toàn khác hẳn nhau.
Những bức vẽ của Pigcasso, một chú heo được nhà hoạt động vì quyền động vật người Nam Phi Joanne Lefson nhận nuôi, được bán ra với giá khoảng 26,000 MK cho mỗi bức, theo cuốn sách mới của Lefson, “Pigcasso: Nàng họa sĩ lợn triệu phú đã cứu một khu bảo tồn” (Pigcasso: The Million-dollar artistic pig that saved a sanctuary).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.