Hôm nay,  

Niệm thân: nhỡ không thấy bất tịnh

30/06/202205:54:00(Xem: 3387)

Niệm thân: nhỡ không thấy bất tịnh
 

Nguyên Giác
 
blank

Niệm thân bất tịnh là một thiền pháp do Đức Phật dạy trong nhiều kinh. Niệm thân bất tịnh có oai lực lớn, từ từ sẽ dẫn tới xa lìa ái dục và rồi giải thoát. Tuy nhiên, một câu hỏi có thể nêu ra: nhỡ không thấy bất tịnh thì sao, nhỡ những cái được thấy lại được nhìn như là xinh đẹp hơn thì sao? Bài viết này hy vọng sẽ bổ túc cho một số trường hợp quan tâm, và sẽ thấy Đức Phật dạy rất nhiều pháp để an tâm. Bài viết có thể có sơ sót, người viết xin được trọn lòng sám hối.
 

Pháp niệm thân bất tịnh có thể sẽ trở ngại đối với một số vị hàng ngày trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh, vì trước giờ vẫn nghiền ngẫm câu “bất cấu, bất tịnh…” (không dơ, không sạch…). Khi đã nghiền ngẫm, trì tụng Tâm Kinh thì tự thân dễ trở ngại khi quán bất tịnh dù quán nơi thân mình hay thân người khác.
 

Trong khi đó, chúng ta đang sống trong một thời, nơi nào cũng có màn ảnh của truyền hình, vi tính, laptop và điện thoại di động. Các công ty tiếp thị khi đưa sản phẩm lên màn hình luôn luôn đi kèm với các nhan sắc tuyệt mỹ, có khi lại hở lưng, hở rún... Chúng ta bị tấn công ngay từ cái nhìn, cái nghe… dễ phân tâm, dễ loạn tâm, và dễ bị vương vấn tư lường. Chúng ta có thể nhớ tới pháp bất tịnh khi thấy cô nào hở rún, và rồi tự nhủ (đôi khi nên nói lớn để nghe cho rõ) rằng sau lớp da đó chỉ là một nồi lẩu, một bồn rửa chén hay một bồn cầu. Nhưng thực tế không dễ tí nào, vì ngay khi tắt màn hình TV, hình ảnh hở hang đó có khi vẫn còn vương vấn trong trí nhớ, có khi vài ngày sau mới quên đi (có khi cứ nhớ hoài, là thê thảm).
 

Những chuyện như thế không nên ỷ y. Trong Kinh AN 6:60, có kể về trường hợp Tôn giả Citta Hatthisàriputta đã hoàn tất tứ thiền bát định, nhưng rồi vẫn bị tham ái lôi cuốn, theo bản dịch của Thầy Minh Châu: “…sống giao thiệp với các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo-ni, với các nam cư sĩ, nữ cư sĩ, với các vua chúa, các đại thần của vua, với các ngoại đạo, các đệ tử ngoại đạo. Do vị ấy sống giao thiệp, phóng túng, thô lỗ, đam mê nói chuyện, nên tham ái tấn công tâm vị ấy. Vị ấy, với tâm bị tham ái tấn công, liền từ bỏ học pháp và hoàn tục.(1)
 

May mắn, sau khi hoàn tục một thời gian, lại chán đời thế tục, Tôn giả Citta Hatthisàriputta xuất gia trở lại, và rồi một thời gian sau thì trở thành một vị A-la-hán. Nơi đây, chúng ta nhắc lại Kinh này chỉ là để cảnh giác, hoàn toàn không có ý nói rằng hễ ra giao thiệp trong xã hội là sẽ rơi rụng. Chỉ muốn nói rằng, khi giao tiếp, hễ sơ xuất, tất cả những cái được thấy, những cái được nghe sẽ tự mình buộc chính mình, chứ không chờ tới có ai gài bẫy mình đâu.
 

Trong Kinh SN 35.127 (tương đương bên A Hàm là Kinh SA-1165), Vua Udena hỏi Đại sư Piṇḍola Bhāradvāja rằng vì sao các nhà sư "trẻ tuổi này, còn non trẻ, tóc đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi còn thanh xuân lại không tham nhiễm dục vọng, thực hành Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn đời, và sống toàn thời gian một cách hoàn mãn." (2)
 

Trước tiên, giải thích vì Đức Phật đã dạy nên nhìn người nữ như mẹ, như chị, như con gái mình, tùy độ tuổi mà nhìn, thì sẽ không khởi bất thiện tâm. Kinh SA – 1165 viết: “Như những gì Phật, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bậc Tri giả, Kiến giả, đã dạy các Tỳ-kheo: ‘Tỳ-kheo các ông, nếu gặp người nữ lớn tuổi thì nên coi như mẹ. Gặp người trung niên thì nên coi như chị em. Gặp người non trẻ thì nên coi như con. Vì nguyên nhân này nên các Tỳ-kheo tuổi trẻ xuất gia chưa bao lâu ở trong Pháp luật này sống an lạc, an ổn..." (2)
 

Tuy nhiên, sức mạnh của người nữ nhiều khi có sức thu hút mạnh hơn những gì chúng ta suy nghĩ, quán sát. Cho nên, Vua mới hỏi thêm, trường hợp với những người mà chúng ta nhìn như mẹ, như chị, như con gái mà vẫn bất chợt tham pháp khởi lên, thì làm sao. Bấy giờ Đại sư Bharadvāja mới nhắc lời Đức Phật dạy pháp quán bất tịnh, Kinh SN 35.127:
 

Thưa Đại vương, Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã nói như sau: “Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên từ đảnh tóc trở xuống, bao bọc bởi da và chứa đầy bất tịnh sai biệt. Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, bao tử, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu…”(2)
 

Nhưng, rủi quán bất tịnh, mà vẫn cứ thấy thanh tịnh tuyệt vời thì sao? Khi vua hỏi như thế, bấy giờ Đại sư Bharadvāja mới nhắc lời Đức Phật dạy về hộ trì các căn, trích Kinh SN 35.127:
 

Thưa Đại vương, Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã nói như sau: “Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy sống hộ trì các căn. Sau khi mắt thấy sắc, chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì đó nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên; hãy thực hành chế ngự nguyên nhân ấy, hãy hộ trì nhãn căn, thực hành hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng … khi mũi ngửi hương … khi lưỡi nếm vị … khi thân cảm xúc … khi ý nhận thức các pháp, chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng…(2)
 

Nơi đây, cần nói cho rõ thêm về “tướng chung, tướng riêng”… Thí dụ, như khi gặp một thiếu nữ, tướng chung (features) nơi cái được thấy là tóc dài, eo thon, dáng đi yểu điệu, nụ cười duyên dáng, vân vân; tướng chung nơi cái được nghe là giọng nói du dương, vân vân. Vẫn thí dụ đó, tướng riêng (details) là cái gì làm cô này khác các cô khác, là khi thấy hay nghe, chúng ta nhận ra đây là cô Nguyễn Thị A khác cô Trần Thị B và không nhầm với người khác. Nghĩa là, Đức Phật dạy rằng, sau khi thấy nghe hay biết, là không nắm giữ bất kỳ một tướng nào hết, là quên hết đi, là tự thấy tâm như gương sáng cứ để mặc cho hình ảnh tới rồi đi; tự thấy tâm như bầu trời, cứ mặc cho mây tụ lại rồi tan đi. Nghĩa là, tâm rỗng rang không dính một chút gì với sắc thọ tưởng hành thức; không dính chút gì với quá khứ, hiện tại, vị lai… Chính nơi Vô Tâm như thế, vô lượng thiện pháp mới hình thành, nơi “không thấy pháp nào là tịnh hay bất tịnh” vì không còn “những cái được thấy và được nghe” hiện trở lại trong tâm. Đây là Huệ Năng, là Lâm Tế, là Trần Nhân Tông.
 

Trong khi đó, cũng nói về pháp quán thân, trong Kinh Pháp Cú, bài Kệ 46, Đức Phật dạy quán thân như sau, bản dịch của Thầy Minh Châu:
 

46. "Biết thân như bọt nước,
Ngộ thân là như huyễn,
Bẻ tên hoa của ma,
Vượt tầm mắt thần chết."
(3)
 

Bài Kệ 46 dẫn trên nghe hiển nhiên là có văn phong của Kinh Kim Cương, của Kinh Pháp Bảo Đàn, của Bát Nhã Tâm Kinh. Điều tình cờ nữa, trường hợp vị sư trong bài Kệ 46 là một trường hợp đốn ngộ, ngay khi thấy một quáng nắng làm nhà sư chứng thực ngay được pháp ấn vô thường, vô ngã. Trong tích truyện Pháp Cú, duyên khởi cho bài kệ này là từ một nhà sư. Sau khi nhận một đề tài thiền tập từ Đức Phật, vị này vào rừng. Thầy ra sức thiền định, nhưng không thấy tiến bộ bao nhiêu, nên quyết định quay về tìm Đức Phật để xin hướng dẫn thêm. Lúc đó Đức Phật đang ở Tu viện Jetavana.
 

Trên đường vị sư rời khu rừng để tìm tới Đức Phật, đột nhiên nhìn thấy một ảo ảnh quang học (mirage), là một hình ảo hiện ra trên một lớp nước. Ngay khi đó, nhà sư nhận ra thân mình cũng vô ngã, cũng như huyễn y hệt như một quáng nắng. Khi giữ tâm vào tánh vô ngã của thân, nhà sư tới bên bờ sông Aciravati. Trong khi ngồi dưới một gốc cây gần sông, nhìn thấy các bọt sóng tan vỡ, nhà sư nhận ra tánh vô thường của thân.
 

Lúc đó, Đức Phật hiện ra trong linh ảnh và nói với nhà sư, “Con ơi, đúng như con vừa nhận ra, thân này vô thường y hệt bọt sóng và vô ngã y hệt như quáng nắng.” Rồi Đức Phật mới nói bài kệ Pháp Cú trên. Khi nghe bài Kệ xong, nhà sư đắc quả A la hán. (3)
 

Nơi cuối Kinh Kim Cương, ý đó nằm trong bài thơ chữ Hán, nơi đây chúng ta dịch lại như sau: “Tất cả các pháp hữu vi: đều như mộng, như huyễn, như bọt sóng, như ảnh chiếu, như hạt sương, như tia chớp. Hãy quán chiếu như thế.” Nhờ nghe Kinh Kim Cương, Lục Tổ Huệ Năng ngộ đạo. Đơn giản chỉ vì ngộ ra pháp ấn vô thường, vô ngã.
 

Tới đây, chúng ta nói thêm về một Kinh trong Tạng Pali, có thể gọi là một trong những kinh do Đức Phật dạy theo ngôn phong của những Lâm Tế, Trần Thái Tông. Người đương cơ là Nanda. Nếu Đức Phật trong Kinh này, lấy gậy nện cho Nanda vài gậy, là chúng ta thấy y hệt như Thiền sử Trung Hoa, Việt Nam. Kinh này là “Nanda-manava-puccha: Nanda's Questions” trong Kinh Tập, Phẩm Qua Bờ Kia. Ngài Thanissaro ghi ký số Kinh này là Snp 5.7, nhưng Sujato ghi ký số là Snp 5.8. Kinh này trong nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời, nghĩa là các Kinh mà Đức Phật khi còn sinh tiền đã yêu cầu chư tăng tụng hàng ngày. Để bảo đảm là bản Việt dịch trung thực, theo sát từng chữ, chúng ta dẫn ra 4 bản Anh dịch khác nhau (nhưng phù hợp nhau), đoạn trích lời Đức Phật dạy về niệm thân (những gì thấy, nghe, hay, biết) như sau.
 

Trích bản dịch Thanissaro Bhikkhu: “Those here who've abandoned what's seen, heard, & sensed, precepts & practices — all — who've abandoned their manifold ways — again, all — who, comprehending craving, are effluent-free: they are the ones, I tell you, who've crossed over the flood.(4)
 

Bản dịch Sujato: "There are those here who have given up all that is seen, heard, and thought, and precepts and vows, who have given up all the countless different things. Fully understanding craving, free of defilements, those people, I say, have crossed the flood.(4)
 

Bản dịch Khantipalo Mills: “those who’ve let go of the seen, heard, and known, of rites and of vows and others—all, completely craving Known and from the inflows free— those persons I say have crossed over the flood.” (4)
 

Bản dịch Bhikkhu Ānandajoti: “whoever here has given up reliance on what is seen, heard, or sensed, and virtue and practices, and has also given up all the countless other ways, who, by fully knowing craving, are pollutant-free— I say those men have crossed over the flood.”(4)
 

Bản Việt dịch nơi đây sẽ tổng hợp, viết cho thật rõ nghĩa để nhìn thấy rằng văn phong “Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ” đã có sẵn trong lời Đức Phật dạy: “Những ai nơi đây đã buông bỏ những gì được thấy, đã buông bỏ những gì được nghe, đã buông bỏ những gì được tư lường, đã buông bỏ cả các giới luật, đã buông bỏ cả các nghi lễ tu tập, và cũng đã buông bỏ tất cả những vô lượng pháp khác nhau. Những vị đó, bằng cách hiểu rõ tận tường tâm tham, là người đã vô nhiễm --- ta nói, những người như thế đã vượt qua trận lụt.”
 

Đó là những pháp bổ túc, trong trường hợp quán tâm bất tịnh không khả dụng.
 

GHI CHÚ:

(1) Kinh AN 6:60: https://suttacentral.net/an6.60/vi/minh_chau

(2) Kinh SN 35.127: https://suttacentral.net/sn35.127/vi/minh_chau

Kinh SA-1165: https://suttacentral.net/sa1165/vi/tue_sy-thang

(3) Kinh Pháp Cú, Kệ 46: https://thuvienhoasen.org/p15a7961/pham-01-10

Tích truyện Pháp Cú: https://www.tipitaka.net/tipitaka/dhp/verseload.php?verse=046

(4) Kinh Snp 5.7, bản dịch Thanissaro: https://accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.5.07.than.html

Kinh Snp 5.8, bản dịch Sujato: https://suttacentral.net/snp5.8/en/sujato

Kinh Snp 5.8, bản dịch Khantipalo: https://suttacentral.net/snp5.8/en/mills

Kinh Snp 5.8, bản dịch Ānandajoti: https://suttacentral.net/snp5.8/en/anandajoti

 

 

 





Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có một câu hỏi thường trực trong tâm trí người tiêu dùng là: “Nên chọn rau củ quả tươi hay đông lạnh?” Trái với quan niệm phổ biến cho rằng đồ đông lạnh chưa ít chất dinh dưỡng hơn đồ tươi, các nghiên cứu khoa học và nhiều chuyên gia lại cho thấy một bức tranh khác, phức tạp và thú vị hơn nhiều. Một nghiên cứu đã so sánh giá trị dinh dưỡng của nhiều loại thực phẩm như bắp, cà rốt, bông cải xanh (broccoli), rau cải bó xôi (spinach), các loại đậu, đậu xanh, dâu tây (strawberries) và dâu xanh (blueberries) ở hai dạng đồ tươi và đồ đông lạnh. Kết quả cho thấy lượng vitamin trong rau củ quả đông lạnh “tương đương hoặc thậm chí cao hơn” so với rau củ quả tươi. Các nghiên cứu khác cũng xác nhận rằng sự khác biệt lớn về hàm lượng dinh dưỡng giữa hai loại thực phẩm này chỉ xảy ra khi rau củ quả tươi bị mất dưỡng chất sau vài ngày để trong tủ lạnh.
Đi bộ là một trong những hình thức vận động đơn giản và phổ biến nhất để giữ sức khỏe. Thế nhưng, chỉ cần thử bước lùi vài bước, lợi ích thậm chí còn nhiều hơn. Đi bộ kiểu ngược về phía sau, đi lùi, hay còn gọi là “retro walking,” đang ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và thể thao. Không chỉ giúp cải thiện thăng bằng, phương pháp này còn kích thích những nhóm bắp thịt ít được sử dụng và thậm chí còn có tác dụng tích cực đến não bộ.
Sự sống trên Trái Đất tuy phức tạp nhưng lại được hình thành từ một số ít thành phần cơ bản. Chẳng hạn, DNA và RNA của chúng ta chỉ được cấu tạo thành từ năm nucleobase, trong khi khoảng 90.000 loại protein khác nhau trong cơ thể đều được tạo nên từ 20 loại axit amin. Mẫu vật mà tàu vũ trụ OSIRIS-REx đem về trái đất từ tiểu hành tinh Bennu cho thấy sự hiện diện của cả 5 loại nucleobase – adenine, guanine, cytosine, thymine và uracil, cùng với các chất khoáng chưa từng thấy trước đây trong đá ngoài vũ trụ. Kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Astronomy, còn cho thấy Bennu chứa nhiều loại muối khác nhau, vốn được cho là có vai trò quan trọng trong giai đoạn sơ khai của sự sống.
Dopamine, thường được mệnh danh là “hormone hạnh phúc,” từ lâu đã được xem như nguồn cơn của những cảm xúc vui vẻ, phấn khởi sau những lần mua sắm thỏa thích hay thưởng thức một tô phở ngon lành. Sự quan tâm đối với dopamine được thể hiện rõ ràng qua hàng ngàn clip trên TikTok, mọi người chia sẻ cách điều chỉnh dopamine, từ việc tìm cách tăng cường hoặc hạn chế dopamine hàng ngày, cho đến các khái niệm như “cao trào dopamine” (dopamine rushes), “thiếu hụt dopamine” (dopamine withdrawals), “cai dopamine” (dopamine fasts), hay “tái thiết lập dopamine” (dopamine resets).
Trong cuộc sống tất bật hàng ngày để mưu sinh, có người luôn thấy mình không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và giải trí. Thậm chí có người làm ‘đầu tắt mặt tối’ cả đời mà vẫn không thấy đủ. Họ muốn có thêm thì giờ để làm những việc mình thích. Nhưng khổ nỗi, mỗi ngày chỉ có 24 giờ, mỗi năm chỉ có 12 tháng, và những người sống hơn 100 tuổi thì chẳng có mấy ai? Tuy nhiên, làm việc nhiều quá sẽ dễ đưa tới căng thẳng về thể chất và tinh thần để rồi kéo theo nhiều hệ quả tiêu cực, mà trong đó có việc sút giảm năng suất lao động và bệnh hoạn. Những nghiên cứu của y học ngày nay đã cho chúng ta thấy điều đó và khuyên con người nên có thì giờ cho sự nghỉ ngơi và giải trí.
Với lượng thông tin khổng lồ trong tầm tay, ngày nay chúng ta thường có xu hướng đọc lướt để tiếp nhận nội dung nhanh chóng. Nhưng các chuyên gia nghĩ gì về thói quen đọc này—và liệu bạn có nên thay đổi cách đọc của mình?
Tại sao không thử làm theo những cách mà khoa học ủng hộ này để đem lại hạnh phúc nhiều hơn trong đời bạn? Một vài người sinh ra hạnh phúc hơn những người khác. Nhưng cho dù bạn thuộc loại người ca hát yêu đời trong lúc tắm và nhảy múa trong mưa, hay là loại người có khuynh hướng khắc khổ hơn, thì hạnh phúc không chỉ là điều gì đó xảy ra đối với chúng ta. Tất cả chúng ta có thể thay đổi tập quán để theo đuổi nó nhiều hơn trong cuộc sống của mình.
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ là một trong những vị trí quan trọng nhất trong nhánh hành pháp liên bang, với vai trò đứng đầu Bộ Tư pháp (DOJ) và chịu trách nhiệm thực thi pháp luật. Nhưng công việc cụ thể của bộ trưởng tư pháp là gì?
Cháy rừng khiến khói lửa bao trùm bầu trời Los Angeles trong khi lực lượng cứu hỏa đang nỗ lực dập lửa. Những trận hỏa hoạn kinh hoàng đã càn quét qua khu vực, thiêu rụi hơn 10,000 công trình, phần lớn là nhà dân, biến nhiều khu vực như Pacific Palisades, Altadena, Pasadena và các cộng đồng khác ở California chỉ còn lại hoang tàn. Khi lệnh sơ tán được gỡ bỏ và người dân bắt đầu trở về nhà, một mối nguy hiểm khác đang rình rập và đe dọa mọi người: ô nhiễm nguồn nước uống. Điều đáng lo ngại là nhiều người không nhận ra rằng hệ thống cung cấp nước uống có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi cháy rừng cùng nguy cơ các hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào nguồn nước.
Số người đọc sách để cho vui có vẻ đã và đang sút giảm dần. Năm mươi phần trăm (50%) người lớn tuổi tại Anh Quốc nói rằng họ không đọc sách thường xuyên (tăng 42% từ năm 2015) và hầu hết mọi người ở lớp tuổi từ 16 đến 24 nói rằng họ chưa bao giờ đọc sách, theo nghiên cứu của The Reading Agency cho biết. Nhưng điều đó ngụ ý gì? Sự ưa thích của con người đối với việc xem video thay vì đọc văn bản có ảnh hưởng tới não bộ hay sự tiến hóa của chúng ta không? Những người đọc sách giỏi thực sự có cấu trúc não bộ gì? Nghiên cứu mới của Mikael Roll, một giáo sư âm vị học của Đại Học Lund University, Thụy Điển, được in trong tạp chí Neuroimage, đã tìm ra câu trả lời cho những điều đó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.