Hôm nay,  

Thời Sự Trong Tuần

11/03/202200:00:00(Xem: 918)
 
TIN VIỆT NAM

Tuyên Bố Phản Đối Việc Ngăn Cản Giải Văn Việt, Sách Nhiễu Các Nhà Văn Đoạt Giải

Ngày 2/3/2022, an ninh tỉnh Thanh Hoá lấy cớ kiểm tra giao thông để chặn đường và dung túng cho một số kẻ mặc thường phục vô cớ tấn công tàn bạo gây chấn thương cho nhà thơ Thái Hạo khi nhà thơ vào Sài Gòn gặp mặt các thân hữu diễn đàn Văn Việt. Thái Hạo là một cây bút mới về thơ, nguyên là nhà giáo, một cộng tác viên quen biết của báo chí chính thống chuyên viết về văn hoá-giáo dục, đã được Giải Thơ Văn Việt lần thứ Bảy (2022).

Văn Việt là giải thưởng hàng năm của diễn đàn văn học Văn Việt do Ban Vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam lập ra nhằm tôn vinh những tác phẩm tiếng Việt có giá trị tư tưởng và nghệ thuật được các tác giả trong, ngoài nước gửi đăng trên diễn đàn. Qua 7 mùa giải từ 2016 đến nay, Giải đã được trao cho khoảng 30 tác giả, trong đó có những tác giả trẻ mới cầm bút. Tất cả các tác phẩm được Giải đều có nội dung nhân văn, có đóng góp về tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật. Với thành phần Hội đồng Giải bao gồm những cây bút có uy tín trong nước và hải ngoại, làm việc công bằng, vô tư, thiện nguyện, Giải cũng thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, hoà hợp dân tộc nhằm xây dựng nền văn học tiếng Việt ngày càng phát triển, hội nhập với thế giới.
Các quốc gia trên thế giới đều có nhiều Giải văn học khác nhau, do nhiều tổ chức văn hoá độc lập khác nhau lập ra, tất cả chung sức cổ vũ cho sự phát triển một nền văn học dân tộc phong phú, đa dạng, luôn luôn đổi mới. Giải Văn Việt đã là một đóng góp có uy tín cho sự phát triển văn học tiếng Việt trên phạm vi toàn cầu.
 
Tuy nhiên, ngay từ kỳ Giải Văn Việt đầu tiên cho đến kỳ giải mới nhất, an ninh Việt Nam đã ra sức phá hoại Giải bằng cách công khai ngăn chặn, phá đám các buổi họp mặt cộng tác viên Văn Việt vào dịp công bố giải, công khai sách nhiễu những người nhận giải bằng những hành vi thô bạo, vô pháp, đi từ việc đe doạ bản thân người được trao giải và gia đình họ, chặn đường không cho họ đi nhận giải, đến việc gây mọi khó khăn trong đời sống của họ.
Trong dịp công bố Giải Văn Việt mới nhất (3/3/2022), việc sách nhiễu của an ninh đã đi đến chỗ bạo lực, hành hung người viết văn. Việc làm phản văn hoá, bất chấp pháp luật, trắng trợn chà đạp quyền công dân, quyền con người của an ninh Thanh Hoá là bước phát triển nguy hiểm trong chủ trương đàn áp tự do tư tưởng, tự do sáng tạo của trí thức văn nghệ sĩ nước nhà, đi ngược lại đường lối khuyến khích phát minh sáng tạo mà Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố, biến tham vọng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xây dựng nền văn hoá Việt Nam làm nền tảng phát triển đất nước cũng như tham vọng của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về một Giải Nobel văn học cho Việt Nam thành trò hề trước công luận, làm mất mặt chính quyền Việt Nam trước tất cả giới trí thức văn nghệ sĩ trong-ngoài nước.
.
Vì thế, chúng tôi, những tổ chức dân sự và cá nhân ký tên dưới đây, tuyên bố:
- Yêu cầu chính quyền điều tra vụ cản trở, tấn công nhà thơ Thái Hạo và xử lí thích đáng những kẻ phạm pháp.
- Cực lực phản đối mọi chủ trương và việc làm cản trở Giải Văn Việt và sách nhiễu các nhà văn đoạt giải.
- Yêu cầu nhà cầm quyền thể hiện sự tôn trọng thích đáng đối với các trí thức, văn nghệ sĩ, lực lượng nòng cốt xây dựng nền văn hoá dân tộc.
- Yêu cầu các cơ quan hữu trách của Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam bảo đảm và tôn trọng quyền tự do sáng tác, tự do xuất bản, tự do lập hội của người dân theo đúng Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 
Ngày 7 tháng 3 năm 2022
 
Ký tên,
TỔ CHỨC
1. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc
2. Diễn đàn xã hội dân sự. Đại diện: TS Công nghệ thông tin Nguyễn Quang A
3. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Nhà hoạt động xã hội Lê Thân
4. Diễn đàn Bauxite Vietnam. Đại diện: GS Vật lý Phạm Xuân Yêm
5. Lập Quyền Dân. Đại diện: Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Khắc Mai
6. Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh. Đại diện: GS Khoa học Xây dựng Nguyễn Đình Cống
.
CÁ NHÂN
1. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
2. Nguyễn Quang A, TS CNTT, Hà Nội
3. Lê Thân, nhà hoạt động xã hội, Sài Gòn
4. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Pháp
5. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
6. Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu văn hoá, Hà Nội
7. Nguyễn Đình Cống, GS Khoa học Xây dựng, Hà Nội
8. Hoàng Dũng, PGS TS Ngôn ngữ học, Sài Gòn
9. Hoàng Hưng, làm thơ, dịch sách, Sài Gòn
10. Ý Nhi, nhà thơ, Sài Gòn
11. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, Sài Gòn
12. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hoá học, Sài Gòn
13. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
14. Nguyễn Trác Chi, Sài Gòn
15. Vũ Ngọc Tiến, nhà văn, Sài Gòn
16. Nguyễn Viện, nhà văn, Sài Gòn
17. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
18. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
19. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt, Lâm Đồng
20. Phạm Duy Hiển, bút danh Phạm Nguyên Trường, Vũng Tàu
21. Nguyễn Thanh Bình, họa sĩ, Sài Gòn
22. Tiết Hùng Thái (dịch giả Hiếu Tân), Vũng Tàu
23. Chu Hảo, TS, Hà Nội
24. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ, Hà Nội
25. Nguyễn Thị Thanh Bình, nhà văn, Hoa Kỳ
26. Tôn Phi, nhà văn, Sài Gòn
27. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, hưu trí, Sài Gòn
28. Thái Hạo, Thanh Hóa
29. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Hội An
30. Nguyễn Lệ Uyên, viết văn, làm nghề tự do, Bình Dương
31. Cù Huy Hà Vũ, TS Luật, tạm trú tại Hoa Kỳ
32. La Khắc Hòa, PGS TS, cựu giảng viên ĐHSP Hà Nội
33. Hà Quang Vinh, hưu trí, Sài Gòn
34. Nguyễn Mai Oanh, Ths Kinh tế phát triển, Sài Gòn
35. Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, nhà văn, Canada
36. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
37. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, Đà Lạt
38. Mạc Văn Trang, PGS TS, Sài Gòn
39. Nguyễn Thanh Văn, nhà văn, Sài Gòn
40. Nguyễn Phú Yên, nhạc sĩ, Sài Gòn
41. Giáng Vân, nhà thơ, họa sĩ, Hà Nội
42. Nguyễn Đức Tùng, nhà văn, Canada
43. Phạm Phú Minh, nhà báo, Hoa Kỳ
44. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, Sài Gòn
45. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, thành viên Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, Đà Lạt
46. Phạm Lưu Vũ, nhà văn, Hà Nội
47. Dạ Thảo Phương, nhà thơ, Hà Nội
48. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
49. Phạm Thị Phương, PGS TS Văn học, Sài Gòn
50. Trần Đình Sử, GS TS, hưu trí, Hà Nội
51. Hoàng Vũ Thuật, nhà thơ, Quảng Bình
52. Inrasara, nhà văn, Sài Gòn
53. Đặng Tiến, nhà phê bình văn học, Pháp
54. Phạm Viết Đào, nhà văn, Hà Nội
55. Phạm Kỳ Đăng, làm thơ, viết báo, dịch thuật, Đức
56. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục, Hà Tĩnh
57. G.Bt. Huỳnh Công Minh, linh mục, Sài Gòn
58. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, Sài Gòn
59. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, Sài Gòn
60. Nguyễn Trọng Chức, nhà báo độc lập, Sài Gòn
61. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo về hưu, Pháp
62. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo về hưu, Pháp
63. Lê Minh Hà, nhà văn, Đức
64. Vũ Văn Luân, kỹ sư về hưu, Pháp
65. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư Tin học, Thụy Sĩ
66. André Menras Hồ Cương Quyết, nhà giáo, Pháp-Việt
67. Nguyễn Hoàng Giao, Thạc sĩ Luật kinh tế, Australia
68. Trường An, cử nhân Tâm lý học, Australia
69. Hà Văn Thùy, nhà văn, Sài Gòn
70. Hà Dương Tường, nhà giáo về hưu, Pháp
71. Nguyễn Hữu Liêm, luật sư, Hoa Kỳ
72. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà văn, Hoa Kỳ
73. Bùi Hiền, làm thơ, hưu trí, Canada
74. Tuệ Nguyên, nhà thơ Chăm, Sài Gòn
75. Thiếu Khanh, nhà thơ, dịch giả, Sài Gòn
76. Phan Tấn Hải, nhà văn, Hoa Kỳ
77. Cao Lập, hưu trí, Hoa Kỳ
78. Nguyễn Duy, nhà thơ, Sài Gòn
79. Bùi Trân Phượng, nhà giáo, Sài Gòn
80. Trịnh Y Thư, nhà thơ, Hoa Kỳ
81. Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao động
82. Mai Hiền, nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh
83. Phạm Xuân Nguyên, cựu Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội
84. Lê Viết Yên, nhà giáo, Sài Gòn
85. Lê Hoài Nguyên, nhà văn, Hà Nội
86. Trương Anh Thụy, nhà văn, Hoa Kỳ
87. Võ Thị Hảo, nhà văn, Đức
88. Dạ Ngân, nhà văn, Sài Gòn
89. Liêu Thái, làm thơ, làm báo, làm vườn, Quảng Nam
90. Uyển Ca, làm thơ, làm báo, làm vườn, Quảng Nam
91. Phạm Thế Cường, sĩ quan quân đội hưu trí, Sài Gòn
92. Vũ Linh Huy, Bác sĩ Y Khoa, Hoa Kỳ
93. Vũ Trọng Khải, PGS TS, Sài Gòn
94. Cao Quang Nghiệp, giảng viên Đại học Hamburg, Đức
95. Hoàng Minh Xuân, làm báo, Sài Gòn
96. Lê Vinh Quốc, Tiến sĩ Giáo dục, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Tp.HCM
97. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, Sài Gòn
 
Hàng trăm người Việt đầu tiên được đưa về nước từ Ukraine

Vn-uran
Hàng trăm người Việt đầu tiên được đưa về nước từ Ukraine.
 
Theo bản tin VOA Tiếng Việt, tuần qua, gần 300 người Việt Nam sinh sống ở Ukraine đã được đưa về nước trên một chuyến bay ‘sơ tán’ của Vietnam Airlines trong lúc hàng triệu người đã rời khỏi quốc gia đang bị Nga tấn công quân sự gần 2 tuần qua.

Báo trong nước cho biết chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Việt Nam chở 287 người Việt rời vùng chiến sự Ukraine đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài ở Hà Nội hôm 8/3. Chuyến bay được gọi là “sơ tán nhân đạo” của chính phủ Việt Nam đã đưa những công dân, gồm 14 trẻ nhỏ, là những người phải rời Ukraine sang Romania qua ngả Moldova, theo VietNamNet.

Theo tờ Tuổi Trẻ, dự kiến sẽ còn một chuyến bay nữa từ Bucharest vào ngày 10/3 để đưa thêm những người Việt đang phải rời Ukraine do tình hình chiến sự.

Việt Nam chuẩn bị sơ tán công dân muộn hơn các nước phương Tây khi Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch nói với các báo trong nước rằng tình hình người Việt tại đây vẫn “rất ổn định” và bác bỏ thông tin có thể xảy ra chiến tranh ngay trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại đây.

Hôm 26/2, hai ngày sau khi Nga bắt đầu tấn công Ukraine, Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đưa ra một công điện chỉ đạo “nhanh chóng đưa công dân Việt Nam rời khỏi khu vực nguy hiểm”. Sau đó Cục hàng không Việt Nam đã yêu cầu các hãng hàng không trong nước chuẩn bị cho kế hoạch đưa công dân tại Ukraine về nước.

Cho đến lúc này có một nửa trong tổng số khoảng 7.000 người Việt sinh sống tại Ukraine đã rời khỏi đất nước này do căng thẳng chiến sự leo thang. Những người Việt, chủ yếu sinh sống ở Kharkiv, Odesa và thủ đô Kyiv, đã sơ tán sang các quốc gia láng giềng, phần lớn sang Ba Lan.
 
Chính phủ Việt Nam hôm 7/3 đã gửi lời cảm ơn tới chính phủ Ba Lan vì cho hàng nghìn người Việt Nam sang lánh nạn từ cuộc xung đột ở Ukraine mà phương Tây gọi là cuộc xâm lược của Nga vào lãnh thổ có chủ quyền của nước láng giềng từng nằm trong khối Liên bang Soviet. Gần 2.000 người Việt Nam đã sang Ba Lan lánh nạn và được chính phủ nước này cung cấp chỗ ở, thuốc men và nhu yếu phẩm.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, trong cuộc gặp với Đại biện Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội Maciej Duszynski hôm 7/3, đã đề nghị Ba Lan hỗ trợ và cung cấp nơi tạm trú cho thêm 1.000 công dân Việt Nam đang tiếp tục đến nước này từ Ukraine.

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, đã có khoảng 2 triệu người rời khỏi Ukraine trong gần hai tuần qua.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết các nước trong khối Liên minh châu Âu đang nới lỏng đường biên giới để đón nhận dòng người tị nạn chiến tranh từ Ukraine tràn sang. Theo Pháp Luật, người Việt đang ở vùng biên giới với các nước phía Tây và Tây Bắc Ukraine cũng nằm trong số đó, với phần nhiều tìm đường đi sâu vào châu Âu.

Cũng nhắc lại là Việt Nam là một trong 35 nước đã bỏ phiếu trắng trong phiên họp khẩn cấp bất thường về tình hình Ukraine của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 2/3, cùng với những nước lớn, đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ. Tuy nhiên, nghị quyết này đã được thông qua với 141 phiếu thuận trong tổng số 193 nước bỏ phiếu.

Chỉ có năm nước bỏ phiếu chống bao gồm Nga và Belarus, Bắc Triều Tiên, Syria và Eritrea. Trong khu vực ASEAN, ngoài Việt Nam chỉ có Lào là bỏ phiếu trắng.
 
TÌNH HÌNH HOA KỲ

Thượng nghị sĩ Ron Johnson (Cộng Hòa. Wisc.) vào đầu tuần này đã nói rằng Cộng Hòa nên gỡ bỏ bảo hiểm y tế Affordable Care Act, còn gọi là Obamacare, một loại bảo hiểm y tế cho dân nghèo, nếu Cộng Hòa chiếm cả Bạch Ốc và Quốc Hội năm 2024.

Tuy nhiên, trong bầu cử 2016, Cộng Hòa thắng cả Bạch Ốc và Quốc Hội, nhưng nhiều lần Trump đòi xóa sổ ObamaCare đều không được. Lý do đơn giản: Cộng Hòa không có chương trình nào khác để thay thế ObamaCare, nếu gỡ bỏ. TNS Johnson nói hôm Thứ Hai trên làn sóng phát thanh Breitbart News Daily rằng Cộng Hòa cần soạn ra 1 kết hoạch y tế sẵn để gỡ bỏ là thay vào.

Các Dân Biểu Cộng Hòa cũng cảnh cáo rằng: Hễ Bộ Tư Pháp truy tố Trump về tội kích động bạo loạn 6/1/2021, sẽ bị 1/2 nước Mỹ xem là hành vi có động cơ chính trị, theo báo The Hill hôm Thứ Hai.

Thượng nghị sĩ Mike Braun (Cộng Hòa, Indiana) nói với The Hill rằng truy tố Trump sẽ làm tăng điểm Trump trong nội bộ Cộng Hòa, và sẽ bị xem là hành vi chính trị để làm dân Mỹ phân tâm đối với chuyện điểm thấp của Biden.

Cộng Hòa cũng hăm dọa là nếu Trump bị truy tố, Cộng Hòa sẽ trả thù bằng cách điều tra Biden và con trai là Hunter nếu Cộng Hòa chiếm được Hạ Viện và có thể là cả Thượng Viện trong bầu cử giữa kỳ 2022.

*

Trong khi đó,  California tiểu bang Dân Chủ công bố thặng dư ngân sách, dự kiến dư $45.7 tỷ đôla, vượt hơn mức hạn chế của Hiến pháp tiểu bang, và theo Đề luật 4, còn gọi là Gann Limit, tiểu bang sẽ trao tặng tiền dư về cho dân tiểu bang. Trong vài tháng tới, người dân California sẽ được chính quyền tiểu bang California tặng $1,125 nếu độc thân, hoặc tặng $4,500 nếu có gia đình 4 người.

Năm ngoái, tiểu bang California cũng thặng dư, và Thống Đốc Gavin Newsom cũng theo luật Gann Limit trao tặng, lúc đó là $600 mỗi cư dân độc thân.

Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Brian Jones nói trong video trên mạng rằng người trả thuế có thể lãnh tới $1,125/người, hay $4,500/gia đình 4 người.

 
TIN CỘNG ĐỒNG
 
Người Việt Quận Cam biểu tình lên án Vladimir Putin, ủng hộ Ukraine
 
(1)-THAP-NEN-CAU-NGUYEN-IMG_7322
Biểu tình tại Tượng Đài Đức Thánh Trần

Little Sài Gòn Nam California (Bình Sa)--  Liên tục trong những ngày vừa qua, sau khi Tổng Thống Nga Vladimir Putin ra lệnh xua quân đánh chiếm Ukraine vào ngày 24 tháng 2, cả thế giới đồng loạt lên án Vladimir Putin và ủng hộ Ukraine đang anh dũng chống lại quân xâm lăng Nga. Chia xẻ nỗi khổ chiến tranh, cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Quận Cam miền Nam California đã liên tục tổ chức các buổi lễ cầu nguyện tại các chùa, Thánh Thất Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Tin Lành, Công Giáo để cầu nguyện, hỗ trợ tinh thần cho quân và dân Ukraine.

Tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang (trong khu nhà thờ kiếng)

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Giám Mục Kevin Vann, Giám Mục Giáo Phận Orange và của Linh Mục Joseph Phạm Ngọc Hùng, Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, vào lúc 6 giờ  tối thứ Năm ngày 3 tháng 3, hàng ngàn giáo dân đã đến trước Linh Đài Đức Mẹ La Vang, tay cầm nến thắp sáng và tạo thành bản đồ Ukraine, dâng lời cầu nguyện, xin Đức Mẹ phù hộ cùng Chúa cho cuộc chiến tranh tại Ukraine sớm kết thúc để người dân Ukraine thoát khỏi đau khổ.
 
Tại Đền Thờ và Tượng Đài Đức Thánh Trần Lễ Chào Cờ và Biểu Tình Ủng Hộ Ukraine vào lúc 10 giờ sáng thứ Bảy, ngày 5 tháng 3 năm 2022, do Hội Đồng Quản Trị Đền Thờ Đức Thánh Trần và Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai đã tổ chức buổi chào cờ đầu tháng, sau đó có cuộc tuần hành ủng hộ Ukraine.
 
Vào lúc 4 giờ chiều Chủ Nhật ngày 6 tháng 3 năm 2022, một cuộc biểu tình tự phát của cộng đồng người Việt đã diễn ra trước khu chợ Á Đông, đối diện khu Thương Xá Phước Lộc Thọ, tại đây số người tham dự rất đông với rừng cờ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, c Ukraine, những khuôn mặt quen thuộc trong cộng đồng trong những lần xuống đường đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam đều có mặt trong cuộc biểu tình nầy những người điều hợp cuộc biểu tình nhận thấy có ông Nguyễn Văn Mỹ, ông Phan Thanh Thắng, ông Ngô Đình Lượng, ông Nguyễn Kim Bình, BS. Võ Đình Hữu và một số các chiến hữu thuộc các quân binh chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một số đại diện các hội đồng hương các đảng phái chính trị…

(2)-THAP-NEN-CAU-NGUYEN-IMG_7417
Biểu tình tự phát trước khu thương xá Phước Lộc Thọ
 
Sau nghi thức chào cờ và mặc niệm, ông Ngô Ngọc Lượng thông báo vài chi tiết liên quan đến cuộc tuần hành để không làm cản trở lưu thông, tránh bị cảnh sát làm khó dễ. Sau đó, ông mời ông Nguyễn Văn Mỹ, một đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng, người vừa chính thức loan báo sẽ ra ứng cử Dân Biểu Liên Bang. Sau lời phát biểu của ông Nguyễn Văn Mỹ, mọi người tuần hành đến ngã tư Bolsa - Magnolia, băng qua đường ngược về phía ngã tư lối vào chợ Á Đông để trở về điểm xuất phát, vừa đi vừa hô vang các khẩu hiệu chống Putin, ủng hộ quân và dân Ukraine, nhiều xe chạy trên đường đã bóp còi inh ỏi tỏ dấu ủng hộ cuộc biểu tình. Đoàn người về lại vị trí cũ để cùng tham dự đêm biểu tình, thắp nến cầu nguyện cho Ukraine do Thị Trưởng Tạ Đức Trí, Nghị Viên Charlie Nguyễn Mạnh Chí cùng các ông Luật Sư Trần Thái Văn, Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, Luật Sư Lê Công Tâm… tổ chức diễn ra cùng địa điểm với cuộc biểu tình tuần hành tự phát.

(3)-THAP-NEN-CAU-NGUYEN-IMG_7410
Biểu tình tự phát trước khu thương xá Phước Lộc Thọ

Tại đây một khán đài được dựng lên, trên khán đài hàng cờ Hoa Kỳ, cờ Việt Nam Cộng Hòa, cờ Ukraine. Cùng một biểu ngữ với hàng chữ lớn “Pray for Ukraine” (Cầu Nguyện Cho Ukraine.) Hàng trăm người tham dự, trong đó có một số người dân Ukraine cư ngụ tại Nam Cali và các hội đoàn và cá nhân như Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, Linh Mục Phạm Ngọc Hùng, Hòa Thượng Thích Viên Lý, Hòa Thượng Thích Minh Tuyên, sư cô Thích Nữ Ngọc Liên và phái đoàn chư Tăng thuộc Pháp Viện Minh Đăng Quang – Tổ Đình Giác Nhiên, giáo sư Nguyễn Thanh Giàu và Hiền Tài Ngô Thiện Đức, một số đồng hương đến từ San Diego, Riverside và các vùng phụ cận Little Saigon.

(4)-THAP-NEN-CAU-NGUYEN-IMG_7459
Hội Đồng Liên Tôn dâng lời cầu nguyện trong đêm thắp nến
 
Các cơ quan truyền thông Việt Mỹ cũng tham dự đầy đủ trong đó có đài truyền hình KTLA, đài ABC, FOX News, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ , và báo chí truyền thông Việt Ngữ.
 
Mở đầu chương trình, LS. Trần Thái Văn cùng vị đại diện công đồng Ukraine lên phát biểu, sau đó cho nghe lời kêu gọi của một vị tướng Ukraine đang chỉ huy trực tiếp tại chiến trường. Điều hợp chương trình BS, Trần Mạnh Cường. Sau nghi thức chào cờ và mặc niệm, ban tổ chức mời Hội Đồng Liên Tôn lên dâng lời cầu nguyện, xin Thượng Đế sớm cho cuộc chiến tranh tại Ukraine chấm dứt để người dân Ukraine được sống trong hòa bình, và dân tộc Ukraine thoát cảnh bị cai trị bởi nhà cầm quyền độc tài Cộng Sản Nga Sô.

(5)-THAP-NEN-CAU-NGUYEN-IMG_7454
Cộng đồng Ukraine tham dự đêm thắp nến

Những tiếng hô vang dội vừa bằng tiếng Việt vừa bằng tiếng Anh của đoàn người biểu tình lên án Tổng Thống Nga Vladimir Putin là kẻ xâm lược, là tên khát máu - Ủng hộ cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân Ukraine - Người Việt chúng tôi sát cánh cùng các bạn Ukraine.

Ban tổ chức đã mời Bà Larissa , người Ukraine - là giám đốc chi nhánh ngân hàng, đến dự bà cho biết thời Cộng Sản Liên Bang Xô Viết thì Staline đã giết chết hàng triệu dân Ukraine bằng cách bỏ đói. Bà kính phục Tổng Thống Volodymyr Zelenskyy đã cùng quân đội chống trả quân Nga. Bà mong thế giới giúp đỡ Ukraine để chiến đấu. Bà cám ơn cộng đồng Việt Nam đã đồng tình ủng hộ đất nước và dân tộc Ukraine chống lại quân Nga xâm lược. Đêm thắp nến cầu nguyện trong thời tiết gió lạnh nhưng số người tham dự đã không quản ngại vì họ cũng đã trải qua thời kỳ chiến tranh, đã thông cảm với nổi khổ của người dân trong thời ly loạn nên mọi người đều nhất tâm cầu nguyện cho Ukraine.

(6)-THAP-NEN-CAU-NGUYEN-IMG_7439
quang cảnh đêm thắp nến

TIN THẾ GIỚI

CHIẾN TRANH UKRAINE
 
Gần hai tuần sau khi Nga xâm lược Ukraine, Tổng thống Biden hôm thứ Ba đã cấm nhập khẩu dầu và khí đốt tự nhiên của Nga vào Hoa Kỳ, và các thương hiệu lớn của Mỹ gần đây nhất đã đình chỉ hoạt động ở Nga bao gồm McDonald's, Coca-Cola và Starbucks, nhấn mạnh sự cô lập của đất nước ngày càng tăng.
 
Sự ra đi của các thương hiệu phương Tây mang tính biểu tượng, bao gồm cả McDonald's - công ty mở nhà hàng đầu tiên tại Quảng trường Pushkin ở Moscow vào năm 1990 - là một ví dụ rõ ràng về việc chiến tranh đang đẩy lùi đồng hồ. Và điều đó xảy ra khi ngày càng có nhiều người Nga phải đối mặt với việc thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng và các chuyến du lịch nước ngoài của họ bị giới hạn.

Việc Nga cắt giảm nhiên liệu vào Hoa Kỳ có thể làm tăng giá xăng, vốn đã chạm mức trung bình quốc gia là 4,17 USD / gallon và tiếp tục làm chao đảo thị trường năng lượng toàn cầu. Cùng lúc, Anh tuyên bố sẽ loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm nay. Hoa Kỳ nhận được ít hơn 10% nguồn năng lượng từ Nga.

Khi cuộc chiến tiếp diễn, rõ ràng là các nhà hoạch định quân sự của Điện Kremlin đã đánh giá quá cao khả năng của chính họ và đánh giá thấp sự kháng cự kiên cường của người Ukraine. Lực lượng xâm lược của Nga, ước tính lên tới 190.000 quân khi cuộc chiến bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, vẫn chưa chiếm được bất kỳ thành phố lớn nào của Ukraine ngoại trừ cảng Kherson ở phía nam, mặc dù pháo binh và tên lửa liên tục tấn công các trung tâm đô thị chiến lược khác. Các mục tiêu bao gồm Mariupol và Mykolaiv gần đó ở phía đông nam, thành phố phía đông Kharkiv và Kyiv.

Trong bài phát biểu trước cuộc họp đông đủ của Quốc hội Anh vào thứ Ba, Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine nhấn mạnh những thách thức của đất nước ông, so sánh với tình hình của Anh trong Thế chiến thứ hai. Ông nói. “Câu hỏi đặt ra cho chúng tôi là “Hiện hữu hay không hiệu hữu” Ông nói thêm, nhắc đến “Hamlet” của Shakespeare. Câu trả lời là "có, là có."

Sau nhiều ngày nỗ lực sơ tán thất bại vì các cuộc tấn công của Nga, ít nhất một hành lang nhân đạo vẫn mở đủ lâu để cho phép hàng trăm dân thường thoát khỏi thành phố bị tàn phá bởi chiến tranh tại Sumy, phía đông thủ đô Kyiv. Mọi người rời bỏ thành phố trong đoàn xe buýt do Hội Hồng Thập Tự dẫn đầu, bất chấp việc nổ súng gần tuyến đường sơ tán.

Hàng trăm nghìn người Ukraine vẫn còn kẹt lại tại thành phố Mariupol phía nam bị bao vây. Hàng triệu người khác đang ở các thành phố và thị trấn đang bị quân Nga tấn công trên khắp đất nước. Cho đến nay, theo Liên Hiệp Quốc, hai triệu người đã phải chạy trốn trong cuộc khủng hoảng người tị nạn gia tăng nhanh nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Tại Nga, ông Putin đã ký một gói các biện pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại do các lệnh trừng phạt quốc tế gây ra và việc các doanh nghiệp quốc tế rút lui khỏi nước Nga - một tín hiệu không thể nhầm lẫn rằng tình hình kinh tế ngày càng thắt chặt đang bủa vây ông Putin buộc Moscow phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp đối phó trong nước.

Trong khi đó, lãnh đạo các cơ quan tình báo Mỹ ngày 8/3 cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể tăng cường tấn công Ukraine bất chấp những bước lùi về quân sự và khó khăn kinh tế do chế tài quốc tế, và rằng tình hình vài tuần tới đây sẽ ‘tệ hại’hơn nhiều.

Họ ước tính từ 2,000 đến 4,000 binh sĩ Nga đã tử trận và cho rằng Nga đang ‘ngấm đòn’ trừng phạt nhưng tình hình có thể trở nên tệ hại hơn rất nhiều cho người dân Ukraine khi mà nguồn cung cấp thực phẩm và nước uống tại Kyiv có thể cạn kiệt trong hai tuần tới.

Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines
Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines
“Các nhà phân tích của chúng tôi đánh giá ông Putin sẽ không bị cản chân vì những trở ngại đó mà ngược lại có thể còn leo thang,” Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines tuyên bố tại cuộc điều trần hàng năm của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ về các mối đe dọa toàn cầu trong những ngày sắp tới. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thứ Năm (25/4), Đại học Nam California (University of Southern California, USC) cho biết sẽ hủy lễ tốt nghiệp ra trường năm nay, một tuần sau khi thông báo hủy bài phát biểu của thủ khoa khóa 2024 – một nữ sinh viên gốc Hồi Giáo, theo Reuters.
NEW YORK – Thứ Năm (25/4), trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc tờ báo lá cải National Enquirer David Pecker cho lời khai trước tòa rằng ông từng tranh cãi với Trump và luật sư cũ của Trump trước cuộc bầu cử năm 2016 về việc ai nên trả tiền để ‘bưng bít’ câu chuyện ‘bê bối tình dục’ của cựu Tổng thống, theo Reuters.
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Nhân chứng đầu tiên trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc David Pecker (báo lá cải The National Enquirer) thừa nhận đã sử dụng tờ báo lá cải của mình để ‘ém nhẹm’ những tin không hay về Trump để giúp ông đắc cử năm 2016, theo Reuters.
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Theo hai nguồn tin an ninh Iraq và một viên chức Hoa Kỳ, có ít nhất 5 hỏa tiễn đã được phóng từ thị trấn Zummar của Iraq nhắm tới một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở đông bắc Syria vào Chủ Nhật (21/4), theo Reuters.
Nhà báo Terry Anderson đã qua đời hôm Chủ Nhật (21/4), thọ 76 tuổi. Ông từng bị phiến quân Hồi Giáo bắt giữ gần 7 năm ở Lebanon, và trở thành biểu tượng cho tình cảnh khốn khó của các con tin người phương Tây trong suốt cuộc nội chiến 1975-1990 ở nước này, theo Reuters.
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.