Hôm nay,  

NƯỚC MỸ CẦN THAY ĐỔI LÃNH ĐẠO

15/03/202008:23:00(Xem: 8760)
blank

 

NƯỚC MỸ CẦN THAY ĐỔI LÃNH ĐẠO
 

Thắng Đỗ
 

Nạn dịch coronavirus, sau khi hoành hành ở Trung Quốc, rồi Hàn Quốc, Iran và Ý, hiện giờ đã sang đến Mỹ. Số người ở Mỹ bị nhiễm vẫn còn tương đối thấp, nhưng đây không phải là con số chúng ta có thể tin cậy được. Với rất ít dụng cụ thử nghiệm coronavirus, Mỹ vẫn chưa đủ khả năng thẩm định ai đã nhiễm bệnh, và dựa theo kinh nghiệm của những quốc gia đã bị nạn dịch rồi, con số này chắc hẳn cao hơn nhiều. Điều đáng sợ là người ta có thể bị nhiễm lâu đến 14 ngày mà không có triệu chứng gì. Có nghĩa là nhiều người trong chúng ta có thể đã bị nhiễm vi-rút mà chính họ và người thân không biết.
 

Vài tiểu bang và địa phương đã đưa ra dự đoán con số nhiểm bệnh ở vùng mình. Ở Ohio, giới thẩm quyền ước lượng sẽ có 100.000 người bị nhiễm, tương đương với khoảng 1 phần trăm dân số. Ohio không phải là trường hợp ngoại lệ, và con số này chắc cao hơn nhiều ở các tiểu bang đông dân và có nhiều tiếp xúc với các khu vực trên thế giới như California. Riêng ở California, chính phủ tiểu bang và địa phương đã có những biện pháp quyết liệt để giảm bớt tốc độ bành trướng của dịch, tuy có lẽ vẫn chưa đủ. Các buổi họp nhiều người đã bị cấm, các hội hè đã bị hủy, trường học hầu hết sẽ đóng cửa vào tuần sau. Thống Đốc Gavin Newsom đã ký sắc lệnh cho phép chính phủ có quyền trưng dụng các khách sạn làm chỗ cách ly người mang bệnh. Nhưng cũng như khắp nơi trên nước Mỹ, họ gặp phải một trở ngại lớn: số lượng dụng cụ thử nghiệm vi-rút quá ít ỏi; muốn thử xem ai bị nhiễm cũng không đủ phương tiện!
 

Tương phản với sự quyết liệt ở địa phương, chính phủ Liên Bang cho đến hôm qua tỏ ra thờ ơ và vô trách nhiệm ở mức tối đa. Donald Trump, người lãnh đạo tối cao, trong nhiều ngày đã công khai tuyên bố đây chẳng phải là nạn dịch gì đáng sợ. Trump chứng tỏ sự kém hiểu biết một cách kinh ngạc khi thứ hai vừa qua, ‘tuýt’ rằng dịch này cũng chỉ như cúm, không việc gì phải lo. Hai ngày sau đó, Bác Sĩ Anthony Fauci, Giám Đốc của NIH, Viện Dị Ứng và Bệnh Truyền Nhiễm Quốc Gia, phát biểu ngược lại trước Quốc Hội, rằng coronavirus nguy hiểm hơn cúm khoảng 10 lần. Trump tuyên bố nước Mỹ có điều kiện chống dịch tốt nhất thế giới, trong khi sự thật hoàn toàn ngược lại: Ở cấp quốc gia, Mỹ hầu như không có một sự chuẩn bị nào, và một trong những lý do chính là Trump đã sa thải rất nhiều các bộ phận và chuyên gia trong chính phủ có trách nhiệm về việc này.
 

Thứ năm qua, khi nhà báo đặt câu hỏi là tại sao Trump đã sa thải toàn bộ Văn Phòng Đối Phó Với Đại Dịch (Pandemic Response Office) của Nhà Trắng vào năm 2018, Trump lúng túng, rồi chối: “tôi có làm thế đâu; ở đây có nhiều người, có thể người khác đuổi, để tôi hỏi lại nội các của tôi”. Nhiệm vụ của văn phòng này là theo dõi các biến chuyển y tế và vũ khí sinh học trên thế giới để thiết lập phương pháp phòng ngừa. Từ khi Trump đuổi Phó Đô Đốc Timothy Ziemer, người đứng đầu cơ quan ra khỏi Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, không còn ai trong Nhà Trắng chịu trách nhiệm về vấn đề này nữa.

Cho đến hôm qua, quan tâm chính của Trump là sự lên xuống của thị trường chứng khoán và khả năng thắng cử tháng mười một này. Trump hầu như không để ý đến tính mạng của người dân hay vấn đề sức khỏe. Nếu có đề cập đến việc chính, Trump chỉ nhắm vào đổ lỗi cho người khác: Obama và Đảng Dân Chủ (Trump cho rằng vi-rút là âm mưu của phe Dân Chủ muốn làm hại mình).


 

Tệ hơn thế, Trump đã cố tình giới hạn khả năng và phương tiện thử nghiệm vi-rút của chính phủ. Lý do: Trump quan ngại rằng con số người nhiễm bệnh cao sẽ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử 2020, và cá nhân Trump sẽ bị thiệt hại. Khi cơ quan WHO (Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới) đề nghị gửi các dụng cụ thử nghiệm sang Mỹ cũng như các quốc gia khác, chính phủ Trump từ chối, viện cớ Mỹ có khả năng sản xuất phương tiện tốt hơn. Nhưng nỗ lực sản xuất các dụng cụ này của cơ quan CDC (Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Dịch) gặp rất nhiều trục trặc và cho đến nay vẫn chưa có kết quả.
 

Phó Tổng Thống Mike Pence, người được chỉ định đứng đầu nỗ lực chống dịch toàn quốc, hôm thứ tư tuyên bố sẽ có 1 triệu rưỡi bộ phận thử nghiệm nội trong tuần nay. Tuy nhiên, cho đến đầu tuần vừa qua, toàn nước Mỹ chỉ mới thử nghiệm chưa đến 2.000 người. Con số tương đương ở Trung Quốc và Hàn Quốc là hàng trăm ngàn. Riêng tại Hàn Quốc, chỉ trong 1 tuần sau khi dịch được phát hiện, gần 70 ngàn người được thử nghiệm, với tốc độ 10 ngàn người mỗi ngày. Chính quân đội Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc đã nhờ vào phương tiện thử nghiệm của quốc gia sở tại mà kềm chế sức bành trướng của dịch trong các căn cứ quân sư. Những quốc gia Châu Âu, tuy chậm hơn, nhưng vẫn phản ứng tốt hơn Mỹ nhiều lần. Anh đã thử nghiệm trên 20 ngàn người. Trớ trêu hơn nữa là tỷ phú Trung Quốc Jack Ma, đã tự nguyện tặng 500 ngàn dụng cụ thử nghiệm do sự thiếu hụt trầm trọng của Mỹ.
 

Nạn dịch này phơi bày sự yếu kém của hệ thống y tế Mỹ. Tất cả các nước mở mang ngoại trừ Mỹ đều có hệ thống bảo hiểm toàn quốc; mọi người có thể trông cậy vào dịch vụ y tế căn bản. Nhưng ở Mỹ, khoảng 40 đến 45 triệu ngưởi Mỹ không có bảo hiểm sức khỏe. Họ hầu hết có thu nhập thấp và thiếu phương tiện làm việc ở nhà hay khả năng tự cách ly để tránh nhiễm bệnh. Họ cũng không đủ tiền để đi khám bác sĩ, hoặc thử nghiệm, cho đến khi đã quá trễ và phải vào phòng cấp cứu. Đây là những trái bom nổ chậm tuy hoàn toàn không do lỗi của họ.
 

Với những người theo Trump, sự ủng hộ của họ cho đến nay dựa trên niềm tin và hy vọng hoang tưởng hơn là sự thật. Họ đã bất chấp những dấu hiệu của sự dối trá, lửa lọc và kém khả năng của Donald Trump và những nhân vật xung quanh Trump, Thậm chí, họ bất chấp luôn những hiểm nguy cho nước Mỹ và toàn thế giới mà Trump đã tạo ra, chẳng hạn như khiêu khích Bắc Hàn và đe dọa một cuộc chiến tranh nguyên tử hay ám sát nhân vật cao cấp của Iran và đẩy hai quốc gia đến bờ một cuộc chiến Trung Đông mới. Những sự kiện đó may thay đã không đưa đến hậu quả xấu, do sự kềm chế của guồng máy chính trị Mỹ cũng như của các quốc gia liên hệ.
 

Trong nạn dịch này, yếu kém của Donald Trump đã lộ rất rõ. Đây là một con người hoàn toàn không có kinh nghiệm hoặc khả năng lãnh đạo; không có lương tâm và chỉ nghĩ đến quyền, tiền và tư lợi; và thiếu đạo đức, với thói quen dối trá và lừa lọc.
 

Chúng ta cần thay đổi lãnh đạo của nước Mỹ tháng 11 năm nay. Nước Mỹ cần một người lãnh đạo có tầm vóc và đạo đức, nhất là khi phải đối diện với những quốc nạn như hiện nay.
 

Thắng Đỗ, thành viên Hội Đồng Quản Trị của PIVOT, Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến, viết bài này từ San Jose, California

 

 

 

 

 


 
 

Ý kiến bạn đọc
26/04/202018:05:15
Khách
Tay nay cung bang voi Nguyen Dat Thinh, viec gi cung che, ly luan mot chieu, o My an com My ma luc nao cung da kich,bai hoc VNCH chua sang mat sao, luc 1/2020 tinh hinh covid19 bat dau sao DC ko lo gop y voi Gov de phong dich ,du biet impeach ko toi dau ma cung tien hanh de bay gio dich benh lay lan roi do thua Gov , doc bai nao cua ban cung thay tieu cuc, ban da lam duoc gi ma to mom ,sh.t up !!
21/03/202022:27:52
Khách
Hay di bau vao thang 11/2020
Vote him out ...go to vote ...your right and your responsibilities
21/03/202017:47:42
Khách
Dưới đây là vài lập luận (chữ nghiêng) của tác giả, tiếp theo đó là ý kiến của VL.
1. “Trump chứng tỏ sự kém hiểu biết một cách kinh ngạc khi thứ hai vừa qua, ‘tuýt’ rằng dịch này cũng chỉ như cúm, không việc gì phải lo”. Đây là cách TT Trump trấn an dân, chuyện bình thường bắt buộc phải có từ các nhà lãnh đạo cả thế giới, chứ chẳng lẽ Trump lại tuýt “cả nước sắp chết hết rồi” sao? Chung quanh TT Trump có cả trăm, cả ngàn chuyên gia làm việc với ông, sao có thể nói “Trump kém hiểu biết” được? Chắc anh ‘gốc Việt cấp tiến’ hiểu biết hơn cả trăm cả ngàn chuyên gia này? Và ngay khi corona vừa bắt đầu tấn công Mỹ thì ông đã thành lập một Ủy Ban Đặc Trách do PTT Pence cầm đầu.
2. Trump đã sa thải toàn bộ Văn Phòng Đối Phó Với Đại Dịch (Pandemic Response Office) của Nhà Trắng. Fake news 100%. Ông Tim Morrison, thành viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đặc trách chống bệnh dịch và chống vũ khí sinh học, đã viết bài trên Washington Post, phủ nhận chuyện này. Theo ông, sự thật là HĐANQG củng cố 3 văn phòng lo về y tế trong HĐANQG dưới một văn phòng mới để thanh giản hóa, nhưng đã không có bất cứ một nhân viên nào của văn phòng chống bệnh dịch của ông đã bị sa thải.
3. “Trump đã cố tình giới hạn khả năng và phương tiện thử nghiệm vi-rút của chính phủ”. Tố khơi khơi không có bất cứ bằng chứng nào. Chửi Trump mới là quan trọng, chứ ai cần bằng chứng chi cho mệt nhỉ!
4. “Cho đến đầu tuần vừa qua [ghi chú của DĐTC: tức là đầu tháng Ba], toàn nước Mỹ chỉ mới thử nghiệm chưa đến 2.000 người, … so với 70.000 của Nam Hàn”. Đầu tháng Ba là khi corona bắt đầu đổ bộ vào Mỹ, cả nước có 128 ca, thử nghiệm hơn 2.000 người, đại khái cứ một người bị nhiễm thì đã thử nghiệm 16 người chung quanh. Khi đó, Nam Hàn đã có hơn 5,620 ca, với 70.000 người được thử nghiệm, vị chi cứ mỗi người bệnh thì có 12 người chung quanh được thử nghiệm. Nhìn vào những con số đó thì xứ nào thử nghiệm nhiều hơn tính theo tỷ lệ?
5. “Tỷ phú Trung Quốc Jack Ma, đã tự nguyện tặng 500 ngàn dụng cụ thử nghiệm do sự thiếu hụt trầm trọng của Mỹ”. Jack Ma là đảng viên cao cấp của đảng CS Trung Cộng và TC đang tìm cách bán cái cho Mỹ là thủ phạm tạo ra vi khuẩn. Anh ‘gốc Việt cấp tiến’ tiếp tay tuyên truyền không công cho TC sao? Chưa kể anh CS này cũng chỉ là bốc phét khi trong tay chưa có tới một bộ thử nghiệm nào. Cả nước Mỹ cũng chỉ có khoảng 2.500 bộ dụng cụ thử nghiệm khi corona bắt đầu tấn công, anh Jack Ma đẻ đâu ra “500 ngàn”?
6. “Cơ quan WHO (Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới) đề nghị gửi các dụng cụ thử nghiệm sang Mỹ, nhưng Trump bác bỏ”. Vẫn fake news 100%. Đây là lập luận tuyên truyền của cụ Biden. WHO không có dụng cụ thử nghiệm nào hết. Zero!
7. “Nạn dịch này phơi bày sự yếu kém của hệ thống y tế Mỹ”. Đây là hệ thống y tế Obamacare. TT Trump đòi cải đổi nhưng Hạ Viện bị đảng DC kiểm soát cản, và Thượng Viện cản luôn với sự tiếp tay của một vài nghị sĩ CH thuộc khối chống Trump. Sao bây giờ lại là lỗi của Trump, là người thừa hưởng cái gia tài này?
(Vũ Linh)
16/03/202019:51:41
Khách
Vay chac de Bac Thang Do len lam Lanh Dao chac la duoc, Vay cho xin hoi Bac co cao kien gi de leo lai nuoc My khong? Hay la Bac chi la 1 cao thu ban phim ranh roi sanh nong noi? Y quen Bac Thang Do noi Bac la Thanh Zien hoi dong quan tri gi do ... chac cung thuoc loai Ban Lanh Dao hay la Bao lanh Dan qua :)
16/03/202018:19:10
Khách
Ai viết baì naỳ nên làm tổng thống chó nứoc mẽolà đúng!!
Thắng Đỗ, thành viên Hội Đồng Quản Trị của PIVOT, Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến, viết bài này từ San Jose, California
16/03/202015:43:11
Khách
Theo suy-nghĩ của tôi, thì Donald Trump là một người lãnh-đạo tốt, không cần phải thay-đổi. Đảng được gọi là Đảng Dân-chủ không xứng đáng cầm-quyền ở tại Mỹ!
16/03/202002:08:01
Khách
Tôi thấy vị tổng thống hiện giờ vừa có tâm, lại vừa có tầm. Không có lý do gì thay đổi lãnh đạo cả, vì chưa bao giờ chính sách của Hoa Kỳ lại có hiệu quả như bây giờ. Cho nên, bớt xàm đii!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có một câu hỏi thường trực trong tâm trí người tiêu dùng là: “Nên chọn rau củ quả tươi hay đông lạnh?” Trái với quan niệm phổ biến cho rằng đồ đông lạnh chưa ít chất dinh dưỡng hơn đồ tươi, các nghiên cứu khoa học và nhiều chuyên gia lại cho thấy một bức tranh khác, phức tạp và thú vị hơn nhiều. Một nghiên cứu đã so sánh giá trị dinh dưỡng của nhiều loại thực phẩm như bắp, cà rốt, bông cải xanh (broccoli), rau cải bó xôi (spinach), các loại đậu, đậu xanh, dâu tây (strawberries) và dâu xanh (blueberries) ở hai dạng đồ tươi và đồ đông lạnh. Kết quả cho thấy lượng vitamin trong rau củ quả đông lạnh “tương đương hoặc thậm chí cao hơn” so với rau củ quả tươi. Các nghiên cứu khác cũng xác nhận rằng sự khác biệt lớn về hàm lượng dinh dưỡng giữa hai loại thực phẩm này chỉ xảy ra khi rau củ quả tươi bị mất dưỡng chất sau vài ngày để trong tủ lạnh.
Đi bộ là một trong những hình thức vận động đơn giản và phổ biến nhất để giữ sức khỏe. Thế nhưng, chỉ cần thử bước lùi vài bước, lợi ích thậm chí còn nhiều hơn. Đi bộ kiểu ngược về phía sau, đi lùi, hay còn gọi là “retro walking,” đang ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và thể thao. Không chỉ giúp cải thiện thăng bằng, phương pháp này còn kích thích những nhóm bắp thịt ít được sử dụng và thậm chí còn có tác dụng tích cực đến não bộ.
Sự sống trên Trái Đất tuy phức tạp nhưng lại được hình thành từ một số ít thành phần cơ bản. Chẳng hạn, DNA và RNA của chúng ta chỉ được cấu tạo thành từ năm nucleobase, trong khi khoảng 90.000 loại protein khác nhau trong cơ thể đều được tạo nên từ 20 loại axit amin. Mẫu vật mà tàu vũ trụ OSIRIS-REx đem về trái đất từ tiểu hành tinh Bennu cho thấy sự hiện diện của cả 5 loại nucleobase – adenine, guanine, cytosine, thymine và uracil, cùng với các chất khoáng chưa từng thấy trước đây trong đá ngoài vũ trụ. Kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Astronomy, còn cho thấy Bennu chứa nhiều loại muối khác nhau, vốn được cho là có vai trò quan trọng trong giai đoạn sơ khai của sự sống.
Dopamine, thường được mệnh danh là “hormone hạnh phúc,” từ lâu đã được xem như nguồn cơn của những cảm xúc vui vẻ, phấn khởi sau những lần mua sắm thỏa thích hay thưởng thức một tô phở ngon lành. Sự quan tâm đối với dopamine được thể hiện rõ ràng qua hàng ngàn clip trên TikTok, mọi người chia sẻ cách điều chỉnh dopamine, từ việc tìm cách tăng cường hoặc hạn chế dopamine hàng ngày, cho đến các khái niệm như “cao trào dopamine” (dopamine rushes), “thiếu hụt dopamine” (dopamine withdrawals), “cai dopamine” (dopamine fasts), hay “tái thiết lập dopamine” (dopamine resets).
Trong cuộc sống tất bật hàng ngày để mưu sinh, có người luôn thấy mình không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và giải trí. Thậm chí có người làm ‘đầu tắt mặt tối’ cả đời mà vẫn không thấy đủ. Họ muốn có thêm thì giờ để làm những việc mình thích. Nhưng khổ nỗi, mỗi ngày chỉ có 24 giờ, mỗi năm chỉ có 12 tháng, và những người sống hơn 100 tuổi thì chẳng có mấy ai? Tuy nhiên, làm việc nhiều quá sẽ dễ đưa tới căng thẳng về thể chất và tinh thần để rồi kéo theo nhiều hệ quả tiêu cực, mà trong đó có việc sút giảm năng suất lao động và bệnh hoạn. Những nghiên cứu của y học ngày nay đã cho chúng ta thấy điều đó và khuyên con người nên có thì giờ cho sự nghỉ ngơi và giải trí.
Với lượng thông tin khổng lồ trong tầm tay, ngày nay chúng ta thường có xu hướng đọc lướt để tiếp nhận nội dung nhanh chóng. Nhưng các chuyên gia nghĩ gì về thói quen đọc này—và liệu bạn có nên thay đổi cách đọc của mình?
Tại sao không thử làm theo những cách mà khoa học ủng hộ này để đem lại hạnh phúc nhiều hơn trong đời bạn? Một vài người sinh ra hạnh phúc hơn những người khác. Nhưng cho dù bạn thuộc loại người ca hát yêu đời trong lúc tắm và nhảy múa trong mưa, hay là loại người có khuynh hướng khắc khổ hơn, thì hạnh phúc không chỉ là điều gì đó xảy ra đối với chúng ta. Tất cả chúng ta có thể thay đổi tập quán để theo đuổi nó nhiều hơn trong cuộc sống của mình.
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ là một trong những vị trí quan trọng nhất trong nhánh hành pháp liên bang, với vai trò đứng đầu Bộ Tư pháp (DOJ) và chịu trách nhiệm thực thi pháp luật. Nhưng công việc cụ thể của bộ trưởng tư pháp là gì?
Cháy rừng khiến khói lửa bao trùm bầu trời Los Angeles trong khi lực lượng cứu hỏa đang nỗ lực dập lửa. Những trận hỏa hoạn kinh hoàng đã càn quét qua khu vực, thiêu rụi hơn 10,000 công trình, phần lớn là nhà dân, biến nhiều khu vực như Pacific Palisades, Altadena, Pasadena và các cộng đồng khác ở California chỉ còn lại hoang tàn. Khi lệnh sơ tán được gỡ bỏ và người dân bắt đầu trở về nhà, một mối nguy hiểm khác đang rình rập và đe dọa mọi người: ô nhiễm nguồn nước uống. Điều đáng lo ngại là nhiều người không nhận ra rằng hệ thống cung cấp nước uống có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi cháy rừng cùng nguy cơ các hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào nguồn nước.
Số người đọc sách để cho vui có vẻ đã và đang sút giảm dần. Năm mươi phần trăm (50%) người lớn tuổi tại Anh Quốc nói rằng họ không đọc sách thường xuyên (tăng 42% từ năm 2015) và hầu hết mọi người ở lớp tuổi từ 16 đến 24 nói rằng họ chưa bao giờ đọc sách, theo nghiên cứu của The Reading Agency cho biết. Nhưng điều đó ngụ ý gì? Sự ưa thích của con người đối với việc xem video thay vì đọc văn bản có ảnh hưởng tới não bộ hay sự tiến hóa của chúng ta không? Những người đọc sách giỏi thực sự có cấu trúc não bộ gì? Nghiên cứu mới của Mikael Roll, một giáo sư âm vị học của Đại Học Lund University, Thụy Điển, được in trong tạp chí Neuroimage, đã tìm ra câu trả lời cho những điều đó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.