Sư Kiện và Thời sự: Tin RFI của Pháp nhơn ngay lễ Quốc Khánh của TC “Trung Quốc biểu dương lực lượng, đe dọa khu vực, khuyến cáo Mỹ. Hàng loạt vũ khí tối tân đã được Bắc Kinh phô trương trong buổi diễu binh 01/10/2019, ghi dấu đảng Cộng Sản cầm quyền được 70 năm tại Hoa lục. Đây là cơ hội để chủ tịch Tập Cận Bình chứng tỏ thành quả hiện đại hóa quân đội và cùng lúc khuyến cáo các quốc gia láng giềng có xung khắc với Trung Quốc và xa hơn nữa là các đồng minh của Mỹ và nước Mỹ.
Trước đây khi TC còn đóng cửa rút cầu với đầu tư ngoại quốc, tức là chưa chuyển sang kinh tế thị trưởng cho đầu tư ngoại quốc vào sản xuất kinh doanh, chuyên gia kinh tế Pháp, Jean-Raphael Chaponnière, nghiên cứu tại Trung Tâm Châu Á (Asia Centre) và là một trong những cột trụ của trang mạng Asialyst, nhận định rằng, kinh tế của Trung Quốc không đáng kể, tương đương với 4,6% GDP của thế giới. Xuất cảng Trung Quốc là một "hột cát". Nước đông dân nhất địa cầu chiếm chưa đầy 1% tổng trao đổi mậu dịch thế giới và thua kém nhiều so với đảo quốc Đài Loan tí hon. Tỷ lệ mù chữ là 80%.
Định mệnh của Trung Quốc đã rẽ sang bước ngoặt mới vào cuối thập niên 1970 nhờ chủ trương "Cải Cách và Mở Cửa" của ông Đặng Tiểu Bình. Công nghiệp Trung Quốc năm 1978 chỉ đủ sức sản xuất cho mỗi nhà một cái chảo và một vài bộ quần áo.
Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO do Mỹ ung hộ. TC và thành công vượt bậc ngoài mong đợi của ngay cả chính giới lãnh đạo Bắc Kinh. Nhờ gia nhập được câu lạc bộ này mà GDP của Trung Quốc tăng nhanh hơn ít nhất là 2 điểm so với mong đợi.
Nhưng bức tranh nào cũng có mặt sau. Jean-Raphael Chaponnière nói “Theo tôi, thất bại lớn nhất của phép lạ kinh tế này là về phương diện xã hội, cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn mà đối với một nước xã hội chủ nghĩa thì đây là điều khó chấp nhận hơn cả. Vì vậy mà từ năm 2011, Bắc Kinh đã ngưng công bố thống kê về chỉ số giàu nghèo. Bên trong dân số bị lão hóa. Bên ngoài, môi trường quốc tế không còn rộng mở như 20 hay 30 năm về trước. Mỹ và cả châu Âu không mua hàng rẻ của Trung Quốc. Thành thử Bắc Kinh phải tìm một hướng đi khác. Trong 40 năm qua, Trung Quốc đã tận dụng tối đa mô hình kinh tế toàn cầu để thâu tóm những kỹ thuật cần thiết hòng bắt kịp các nền công nghiệp phát triển.
Đi vào phân tích. Đông vẫn là Đông, Tây vẫn là Tây dù Nhân Loại đang ở đầu thế kỷ 21, đầu thiên niên kỷ 3. Bây giờ sau ba thập niên, người ta bắt đầu thấy rõ những chánh trị gia, những nhà làm chánh sách của Âu Mỹ đã lầm khi tin rằng giúp cho Trung Cộng phát triển kinh tế, điều đó sẽ đưa TC phát triển dân chủ theo kiểu Tây Phương. Hy vọng này sai đã thành thất vọng. TC trước sau như một mở cửa kinh tế nhưng quyết khoá chặt chánh trị sau ba thập niên “làm kinh tế” với Tây Phuơng. Trong khi đó Âu Mỹ mừng rỡ mở cửa và viện trợ hào phóng và yểm trợ tích cực cho TC trở thành siêu cường kinh tế. Và tự nhiên TC mạnh vì gạo, bạo vì tiền, dựa vào kinh tế, dùng kinh tế để áp lực, phát triển thế lực chánh trị. Dựa vào nền kỹ thuật, vốn và ý niệm kinh tế thị trường cuả Tây Phương, TC vươn lên như một siêu cường kinh tế mới. Nhưng TC không cải tiến một bước chánh trị nào.
TC, Việt Cộng, CS Bắc Hàn, Cuba CS trước sau như một vẫn độc tài đảng trị toàn diện, kiểm soát nhân dân một cách triệt để và nghiệt ngã. Lãnh đạo Đảng Nhà Nước TC đưa quân vào càn quét phong trào dân chủ vừa chớm nở ở Thiên an môn năm 1989. TC lợi dụng chủ nghĩa dân tộc, tạo nội lực dân tộc, chống lại ý niệm Nhân quyền cho rằng nhân quyền phải tùy theo lịch sử, văn hoá của mỗi quốc gia. Họ nhứt định không cải thiện dân chủ.
TC củng cố nền tảng độc tài đảng trị toàn diện đời thứ năm khi trước đại hội đảng thứ 18. TC cử các «hoàng tử đỏ», tức là con ông cháu cháu của những lãnh đạo cốt cán, cong thần của Đảng CS để chuẩn bị thay thế cho thế hệ thứ tư để cầm cán đảng quyền, quân quyến và quyền hành chánh của Đảng CS đang thống trị ở TQ. Thế hệ thứ nhất khai nguyên với Mao Trạch Đông, thế hệ thứ hai là Đặng Tiểu Bình, thứ ba là Giang Trạch Dân và thứ tư là bộ đôi Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo hiện nay.
Thế hệ thứ năm là ông Tập Cận Bình, hiện là Phó chủ tịch nước, và ông Lý Khắc Cường, Phó thủ tướng sẽ lên thay ông Ôn Gia Bảo. Trong hội nghị Ban chấp hành lần này, Ông Ôn gia Bảo Chủ Tịch Đảng, kiêm Chủ Tịch Nước, kiêm Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, là một chức vụ tối quan trọng của Đảng CS “nắm” quân quyền, Ông Bảo đã thành công đưa Ô Tập Cận Bình vào làm Phó Chủ Tịch Quân Ủy trung ương, mở đường cho lên lãnh đạo Đảng Nhà Nước trong kỳ đại hội Đảng.
Ô Tập Cận Bình chưa lên ngôi mà theo thói quen che tóc ra làm đội làm ba, các chánh trị gia Tây Phương đón gió, bình luận loạn lên. Nào Ô Tập Cận Bình là một ẩn số, không biết dân chủ hoá chế độ TC hay không. Có một số tiên đoán Ô Tập Cận Bình ăn học, công tác sau thời Mao, hy vọng sẽ cởi mở tự do, dân chủ.
Thế nhưng người trong cuộc, ở trong chăn mới biết chăn có rận. Một giáo sư đang giảng dạy ở Trường Đảng trung ương nói với tư cách dấu tên với một tờ báo lớn của Pháp: «Vấn đề của đất nước này là không được điều hành bằng luật pháp mà bởi con người, và thế hệ lãnh đạo sắp tới sẽ không khác hiện nay bao nhiêu. Tôi không hy vọng sẽ có nhiều thay đổi».
Người Việt, người Hoa, người Hàn, người Cuba sống trong chế độ CS, không bị CS bắt nhốt trong nhà tù nhỏ là hàng ngàn trại giam, thì cũng bỏ trong trại tù lớn là chế độ CS mấy chục năm. Nên người dân trong các chế độ CS rất thực tế biết rằng CS vẫn là CS,”thằng” nào lên cũng làm “cha” dân. Thói quen độc tài đảng trị toàn diện của người CS đã trở thành bản chất thứ hai rồi. CS còn là còn độc tài. Chỉ có vứt bỏ CS đi thì mới có tự do, dân chủ, nhân quyền./.(VA)