Từ bao lâu nay chúng ta nghe nói các liên hội đấu tranh, các liên hội
cựu chiến sĩ, liên hội liên trường nhưng ít khi nghe đến liên hiệp
móng tay.
Tại vùng Vịnh Cựu Kim Sơn vốn có liên hiệp ngành móng tay mà lại phải là móng tay lành mạnh. Ngày 6 tháng 10 vào lúc 5 giờ chiều chủ nhật, các móng tay lành mạnh gặp nhau tại nhà hàng Phú Lâm, San Jose. Có các tổ chức yểm trợ, các đại diện chính quyền tham dự. Và không phải đơn thuần ngành móng tay Việt Nam. Có các đoàn thể sắc tộc tham dự. Dự trù khoảng 300 người dự tiệc.
Cơ quan IRCC chúng tôi trong nhiệm vụ xã hội dân sinh có phần lo yểm trợ, mời quan khách, chiếu hình ảnh. Nhân dịp này xin có đôi lời giới thiệu như sau. Những năm đầu thập niên 80 phụ nữ Việt Nam trong các gia đình tỵ nạn tại vùng thung lũng San Jose bắt đầu tung ra đi làm. 80 phần trăm là điện tử. Thợ lắp ráp, thợ hàn. Gọi chung là assembly. Thợ đàn ông làm technician thường hay bay nhẩy. Quý bà assembly là cứ ngồi lì. Nghề dạy nghề, khéo tay, kiên nhẫn, over times OK. Chính những bàn tay phụ nữ đã góp phần xây dựng gia đình. Cuối thập niên 80 ngành điện tử phát triển mạnh mẽ. Thung lũng San Jose trở thành thung lũng điện tử. Thợ điện tử ăn trưa kéo nhau ra xe lunch lưu động. Việt Nam vùng Santa Clara nhẩy vào ngành xe lunch. Thoạt đầu vài xe thuê lại của Mễ. Tiếp theo lên đến chục xe rồi trăm xe. Việt Nam mua luôn cả bãi xe. Đầu tư hai ba bãi lớn. Sớm tối trở thành thị trường toàn xe lunch Việt Nam. Và người vợ đóng vai quan trọng. Chồng lái xe, vợ nấu nướng trên xe dù là xe chuyển bánh. Xe đỗ. Vợ bán hàng. Bán tiền mặt, bán ghi sổ, ngoại giao với các manager.
Sau những bà mẹ xe lunch tiếp theo bà mẹ assembler xây dựng gia đình. Bây giờ đến các bà mẹ làm nail. Assembler thì đa số ở Cali. Xe lunch thì phần lớn ở thung lũng điện tử, nhưng nghề nail Việt Nam thì đi khắp 4 phương trời. Ở Việt Nam có cả trường dạy nail cho các gia đình sắp đoàn tụ. Người tình ở quê nhà ca rằng: "Em đi cả một trời nail bao giờ trở lại. Bài này chúng tội không nhắc đến các nữ nhân viên assembly và xe lunch, xưa rồi. Bây giờ nói đến các phụ nữ Việt làm nail với những ngón tay bắt được của trời. Những người phụ nữ Việt kiên nhẫn khéo léo dù làm chủ hay làm công cũng đã hoàn tất nhiệm vụ xây dựng gia đình và làm đẹp cho nhân loại. Gọi tắt là nail nhưng chữ nghĩa văn minh gọi là viện thẩm mỹ, đầu tóc, mặt mũi, tay chân đủ cả. Phải học, phải tập, phải thi và phải hành nghề theo luật lệ. Điều quan trọng là vì nghề nghiệp cạnh tranh dữ dội nên phải phiêu lưu mạo hiểm để tìm đất sống.
Ngày xưa, phụ nữ da đen ở Harlem không cần sơn móng tay. Từ khi tiệm nail Việt Nam mang tên Hoa Hồng khai trương trong khu Harlem; thống kê trên internet trả lời là Nail Salon in Harlem đến nay có trên 1227 tiệm với 75% là chủ thợ Việt Nam. Ngón tay da đen bây giờ rực sáng muôn màu. Tiểu bang Alaska thống kê có 437 tiệm nail, nơi nào thì tỷ lệ Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ 70 hay 80 phần trăm. Một bà mẹ Việt Nam nay đã về hưu có trên 15 năm kỷ niệm làm nail ở vùng băng giá. Bàn tay Việt Nam lạnh giá làm đẹp cho bàn tay Eskimo cũng xám xịt giá băng. Kết quả những tấm bằng bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ treo trên tường với hình ảnh con cái ra trường. Thành quả tính bằng con số nước Mỹ hùng cường với sự phát triển của ngành nail hiện nay có 380 ngàn nhân công. Trong đó thì nail Cali nhiều nhất thế giới với con số 97 ngàn và luôn luôn Việt Nam ta chiếm 80% thị trường nail của tiểu bang vùng California. Bây giờ Nail Việt Nam ta tung hoành cả Âu châu. Chuyện làm nail cũng đã trở thành đề tài phim Việt Nam khá phổ thông. Công việc thu hút như vậy, thành công như vậy, xây dựng như vậy có vất vả không. Cũng khổ quá đi chứ. Thợ nail và chủ nail cứ như dân Mỹ ngày xưa đi tìm vàng. Vàng chưa thấy chỉ thấy mồ hôi, nước mắt trên khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Rồi hóa chất, rồi kiểm tra, vấn đề chủ thợ, hiềm khích giữa chị em, xa gia đình bỏ chồng bỏ con. Người vợ nail chợt thành lính chiến xa nhà đi trấn thủ biên cương. Nhưng thành quả cuối cùng là bà mẹ mặc áo choàng trắng ngồi làm đẹp cho bàn chân da đen ở khu Harlem, trên tường treo tấm hình con cháu ra trường. Chị khoe với khách hàng rằng mai sau sẽ tặng áo này cho con làm nghề bác sĩ. Đó là chuyện những bà mẹ Nail dũng cảm anh hùng. Kỳ này chị em họp mặt tại San Jose chỉ là bước đầu làm quen nhau. Câu chuyện cụ thể là dù quá khứ thế nào và tương lai ra sao thì hiện tại cũng cần phải có môi trường làm việc lành mạnh. Muốn được như thế chúng ta phải đến với nhau và mở rộng vòng tay thân ái dành cho những bàn tay phụ nữ xây dựng gia đình Việt Nam. Xin nhắc l ại, ngày 6 tháng 10 vào lúc 5 giờ chiều chủ nhật, các móng tay lành mạnh và c ác thân hữu sẽ gặp nhau tại nhà hàng Phú Lâm, San Jose.
Tại vùng Vịnh Cựu Kim Sơn vốn có liên hiệp ngành móng tay mà lại phải là móng tay lành mạnh. Ngày 6 tháng 10 vào lúc 5 giờ chiều chủ nhật, các móng tay lành mạnh gặp nhau tại nhà hàng Phú Lâm, San Jose. Có các tổ chức yểm trợ, các đại diện chính quyền tham dự. Và không phải đơn thuần ngành móng tay Việt Nam. Có các đoàn thể sắc tộc tham dự. Dự trù khoảng 300 người dự tiệc.
Cơ quan IRCC chúng tôi trong nhiệm vụ xã hội dân sinh có phần lo yểm trợ, mời quan khách, chiếu hình ảnh. Nhân dịp này xin có đôi lời giới thiệu như sau. Những năm đầu thập niên 80 phụ nữ Việt Nam trong các gia đình tỵ nạn tại vùng thung lũng San Jose bắt đầu tung ra đi làm. 80 phần trăm là điện tử. Thợ lắp ráp, thợ hàn. Gọi chung là assembly. Thợ đàn ông làm technician thường hay bay nhẩy. Quý bà assembly là cứ ngồi lì. Nghề dạy nghề, khéo tay, kiên nhẫn, over times OK. Chính những bàn tay phụ nữ đã góp phần xây dựng gia đình. Cuối thập niên 80 ngành điện tử phát triển mạnh mẽ. Thung lũng San Jose trở thành thung lũng điện tử. Thợ điện tử ăn trưa kéo nhau ra xe lunch lưu động. Việt Nam vùng Santa Clara nhẩy vào ngành xe lunch. Thoạt đầu vài xe thuê lại của Mễ. Tiếp theo lên đến chục xe rồi trăm xe. Việt Nam mua luôn cả bãi xe. Đầu tư hai ba bãi lớn. Sớm tối trở thành thị trường toàn xe lunch Việt Nam. Và người vợ đóng vai quan trọng. Chồng lái xe, vợ nấu nướng trên xe dù là xe chuyển bánh. Xe đỗ. Vợ bán hàng. Bán tiền mặt, bán ghi sổ, ngoại giao với các manager.
Hình ảnh làm nail ở San Jose.
Sau những bà mẹ xe lunch tiếp theo bà mẹ assembler xây dựng gia đình. Bây giờ đến các bà mẹ làm nail. Assembler thì đa số ở Cali. Xe lunch thì phần lớn ở thung lũng điện tử, nhưng nghề nail Việt Nam thì đi khắp 4 phương trời. Ở Việt Nam có cả trường dạy nail cho các gia đình sắp đoàn tụ. Người tình ở quê nhà ca rằng: "Em đi cả một trời nail bao giờ trở lại. Bài này chúng tội không nhắc đến các nữ nhân viên assembly và xe lunch, xưa rồi. Bây giờ nói đến các phụ nữ Việt làm nail với những ngón tay bắt được của trời. Những người phụ nữ Việt kiên nhẫn khéo léo dù làm chủ hay làm công cũng đã hoàn tất nhiệm vụ xây dựng gia đình và làm đẹp cho nhân loại. Gọi tắt là nail nhưng chữ nghĩa văn minh gọi là viện thẩm mỹ, đầu tóc, mặt mũi, tay chân đủ cả. Phải học, phải tập, phải thi và phải hành nghề theo luật lệ. Điều quan trọng là vì nghề nghiệp cạnh tranh dữ dội nên phải phiêu lưu mạo hiểm để tìm đất sống.
Ngày xưa, phụ nữ da đen ở Harlem không cần sơn móng tay. Từ khi tiệm nail Việt Nam mang tên Hoa Hồng khai trương trong khu Harlem; thống kê trên internet trả lời là Nail Salon in Harlem đến nay có trên 1227 tiệm với 75% là chủ thợ Việt Nam. Ngón tay da đen bây giờ rực sáng muôn màu. Tiểu bang Alaska thống kê có 437 tiệm nail, nơi nào thì tỷ lệ Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ 70 hay 80 phần trăm. Một bà mẹ Việt Nam nay đã về hưu có trên 15 năm kỷ niệm làm nail ở vùng băng giá. Bàn tay Việt Nam lạnh giá làm đẹp cho bàn tay Eskimo cũng xám xịt giá băng. Kết quả những tấm bằng bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ treo trên tường với hình ảnh con cái ra trường. Thành quả tính bằng con số nước Mỹ hùng cường với sự phát triển của ngành nail hiện nay có 380 ngàn nhân công. Trong đó thì nail Cali nhiều nhất thế giới với con số 97 ngàn và luôn luôn Việt Nam ta chiếm 80% thị trường nail của tiểu bang vùng California. Bây giờ Nail Việt Nam ta tung hoành cả Âu châu. Chuyện làm nail cũng đã trở thành đề tài phim Việt Nam khá phổ thông. Công việc thu hút như vậy, thành công như vậy, xây dựng như vậy có vất vả không. Cũng khổ quá đi chứ. Thợ nail và chủ nail cứ như dân Mỹ ngày xưa đi tìm vàng. Vàng chưa thấy chỉ thấy mồ hôi, nước mắt trên khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Rồi hóa chất, rồi kiểm tra, vấn đề chủ thợ, hiềm khích giữa chị em, xa gia đình bỏ chồng bỏ con. Người vợ nail chợt thành lính chiến xa nhà đi trấn thủ biên cương. Nhưng thành quả cuối cùng là bà mẹ mặc áo choàng trắng ngồi làm đẹp cho bàn chân da đen ở khu Harlem, trên tường treo tấm hình con cháu ra trường. Chị khoe với khách hàng rằng mai sau sẽ tặng áo này cho con làm nghề bác sĩ. Đó là chuyện những bà mẹ Nail dũng cảm anh hùng. Kỳ này chị em họp mặt tại San Jose chỉ là bước đầu làm quen nhau. Câu chuyện cụ thể là dù quá khứ thế nào và tương lai ra sao thì hiện tại cũng cần phải có môi trường làm việc lành mạnh. Muốn được như thế chúng ta phải đến với nhau và mở rộng vòng tay thân ái dành cho những bàn tay phụ nữ xây dựng gia đình Việt Nam. Xin nhắc l ại, ngày 6 tháng 10 vào lúc 5 giờ chiều chủ nhật, các móng tay lành mạnh và c ác thân hữu sẽ gặp nhau tại nhà hàng Phú Lâm, San Jose.
Gửi ý kiến của bạn