Hôm nay,  

Trang Thơ Thơ

18/11/200000:00:00(Xem: 4793)
Các bạn yêu thơ thân mến!

Tuần trước, trong tình yêu tha thiết dành cho thơ, Thùy Dzung đã bâng khuâng cầm viết, viết những dòng tâm sự cùng các bạn. Và các bạn có biết cho không, sau khi viết những dòng tâm sự đó, niềm bâng khuâng dành cho các bạn cùng tình yêu dành cho thơ vẫn tiếp tục ngân nga, giăng mắc, lửng lơ trong tâm tư của Thùy Dzung, như hương vị của một loài hoa không nhớ tên, như lời thầm thì của một người thân trong quá khứ...

Nhìn vào trang Thơ Thơ tuần này, Thùy Dzung thấy thiệt vui. Vui trước nhất là trang Thơ Thơ có thêm Thụy Du, một người bạn không biết xa hay gần, vì thơ của bạn đã đến với trang Thơ Thơ qua email... Viết đến đây, Thùy Dzung không biết nên vui hay buồn khi được sống trong thời đại internet... Đọc thơ của Thụy Du, Thùy Dzung thấy tác giả gieo vần và dùng từ với một bản sắc rất lạ, trong khi nhịp thơ thật êm, thật nhẹ... khiến người đọc có cảm tưởng như được thấy một khúc phim quay thật chậm, và được nghe bước đi của thời gian, tiếng rơi của nắng chiều... và hình ảnh những người thân quen cùng những kỷ niệm thấp thoáng như có như không...

Thùy Dzung cũng muốn qua trang Thơ Thơ hôm nay giới thiệu cùng các bạn tác giả Lê Văn Bá, một thi hữu hiện ở Hoa Kỳ, nhưng tấm lòng dành cho những kỷ niệm xưa ở quê nhà vẫn trinh nguyên như thuở nào khi tác giả còn đi học: "Nhìn mặt đường rộn tiếng guốc khua mau". Đọc bài thơ "Nhớ phố Hội" của tác giả, người đọc thấy rõ những kỷ niệm xưa dồn dập đổ về, vừa cụ thể, vừa linh động qua hình ảnh, âm thanh, mùi hương, màu sắc, nhân ảnh...

Riêng tác giả Bích Vân, qua bài thơ "Nói với tutor", đã tạo cho người đọc một phát hiện mới mẻ về tài làm thơ dí dỏm, hồn nhiên của tác giả. Và có lẽ chính những ngôn ngữ đối thoại hồn nhiên trong bài thơ, đã khiến người đọc thích thú, dễ dàng chấp nhận mối tình thầy trò với một nụ cười đồng cảm.

Đọc trang Thơ Thơ tuần này, các bạn còn được thưởng thức bài thơ "Nỗi Đợi" của tác giả Thy2000. Cả bài thơ có 5 khổ, mỗi khổ phác họa một cảnh đợi chờ, và mỗi cảnh đợi chờ đều có những xúc động đan thanh trong tình lứa đôi... Riêng hai câu thơ cuối, tác giả đã vẽ lên một hình ảnh từng là kỷ niệm tuyệt vời của hầu hết những đôi trai gái biết nếm mùi yêu đương trong khói thuốc...

Thuốc anh khói cuộn trong làn tóc
Ta đã yêu nhau - tự bao giờ"

Đặc biệt, tuần này, nỗi nhớ nhung dành cho quê nhà cũng là tình cảm chính trong những bài thơ của tác giả Anh Mười, Từ Nguyên, Vĩnh Hòa Hiệp và Khánh Linh. Hai bài thơ "Thăm nhà" của Anh Mười và "Nhớ Mẹ" của Khánh Linh đã tạo cho người đọc những rung động chân thành và niềm cảm xúc... đến rưng rưng lệ. Hiển nhiên, sống trong kiếp tha hương, với những khổ đau chồng chất, cô đơn dồn dập, ai còn mẹ già mà không nghĩ tới mẹ trong tiếng lòng thổn thức những lúc đêm đã vào khuya và mình chợt tỉnh giấc...

Đọc bài thơ "Trăm thương ngàn nhớ" của tác giả Từ Nguyên, Thùy Dzung thích ngay hai câu thơ đầu. Nhất là từ "chẻ" trong câu thứ nhất, vừa mạnh vừa cụ thể, đã khiến khái niệm thời gian, vốn trừu tượng, bỗng trở nên vô cùng linh động và gần gũi:

Ngược giòng thương nhớ, chẻ thời gian
Trọn kiếp thương đau, bóng xế tàn...

Cả bài thơ gồm có 11 khổ, nhưng sau 10 khổ, mỗi khổ 4 câu, đột nhiên sang khổ 11, tác giả chỉ viết có 3 câu, nhưng cả 3 câu là một tiếc nấng đau khổ, cam phận, nhẫn nhục, chịu đựng:

Việt Nam ơi!
Hai mươi năm lẻ, sầu ray rứt
Mái tóc phong sương, hồn thẫn thờ.

Tác giả Vĩnh Hòa Hiệp, một thi hữu quen thuộc và sở trường qua những vần thơ viết về tình yêu lứa đôi và tình yêu quê hương, qua bài "Quê ngoại thời thơ ấu" cũng đã tạo nên những rung động tuyệt vời qua những hình ảnh đơn sơ, kỷ vật mộc mạc, giản dị của quê nhà. Một chiếc mo cau già, một bờ đê, những hàng dừa, một nhịp võng đưa, một con diều giấy, hay con dế lửa... đều tạo nên những thức đọng, những bâng khuâng miên viễn trong tâm hồn tác giả cũng như người đọc...

Bao Dung Bóng Đời

ngồi đây,
chung một nhánh đời
ngày rơi hờ hững tím trời, đất, ta
ngồi đây,
nhặt lá chiều tà...
rơi trên sợi nắng vàng hoa tóc mềm
ngồi đây,
hong
giấc mơ, êm
hôn màu mắt
nhạt
mộng
đêm ngại ngùng
ngồi đây,
chiều rải nhớ nhung
ngày qua rất nhẹ
bao dung bóng đời.

Thụy Du

*

Thăm nhà

Đi lâu nay trở lại thăm nhà
Mải miết trời chiều cánh cò xa.
Một dải quê hương xanh bát ngát.
Ngói đã hồng thêm những nóc nhà
Lẫn lộn buồn vui lòng man mác,
Bờ mi trĩu nặng mắt thêm nhòa.
Rút tấm giấy lau tay nhẹ thấm
Bâng khuâng lặng đứng trước hiên nhà.
Ta đặt chân lên đất mẹ cha.
Vì ai lưu lạc tận trời xa"
Máu thịt người thương vùi trong đất
Dâng dâng cảm xúc lệ trào sa.

Anh Mười

*

Nói với tutor

(Cho một người thầy trong mộng)

Hello! Cô bé thuộc bài chưa"
Bài vở tôi cho... khó cũng vừa!
Nếu cô biếng học... là tôi phạt!
Tôi phạt... cô quỳ sáng tới trưa!

Hello! Thầy hỏi... em xin thưa:
Bài tập thầy cho... em mới vừa...
Làm xong một nửa... còn phân nửa..
Thầy phạt quỳ...em... chắc hổng ưa!!

Hello! Tôi dặn... muốn hết hơi!
Hay cô...đòi nghỉ học... đi chơi"
Thư thả tâm thần... về học tiếp"
Nhớ là học tiếp... chớ lôi thôi!!

Đúng đó! Thầy ơi... nghỉ xả hơi!
Thầy trò ra bãi biển... rong chơi!
Xếp lại bút nghiên... không vướng mắc!
Đi cạnh bên thầy... có em thôi!

Không được đâu! Tôi chả dám đi!
Ở nhà ba mẹ biết... thì nguy!
Không cho tôi dạy kèm cô nữa!
Tôi dạy kèm cô... cũng chỉ... vì...

Vì sao"" Em thử đoán... đây nè...
Lòng thầy như đã... mặt còn e!
Đúng không" Can đảm lên! Thầy nhé!
Ta nói chuyện này... với ba me...

Bích Vân

*

Nỗi đợi

Đợi đến khi nào khô nước mắt
Hai đầu chụm lại nỗi đau chung


Môi em, níu bước chân nghìn dặm
Ngăn bước chia ly, nối chập chùng.

Đợi đến, mây trời tụ cuối đông
Bên này ta đứng, nhớ dòng sông
Bên kia em bước, buồn trong gió
Mong khúc sum vầy - Thôi ngóng trông.

Đợi đến khi nào trời hết mưa
Ta đem xuân thắm, đứng trông chờ
Cổng trường xa lạ mừng ta đến
Cô giáo ngoan hiền - em ngẩn ngơ.

Đợi đến khi nào nở đóa hoa
Đan tay trong gió chướng giao mùa
Tháng ngày lận đận phương trời cũ
Ta chừ xao xuyến, tập làm thơ.

Em nhé! Cùng ta trong đợi chờ
Anh về, đan tiếp những tình thư
Thuốc anh, khói cuộn trong làn tóc
Ta đã yêu nhau - tự bao giờ"

Thy2000

*

Trăm thương ngàn nhớ

(Mến tặng các bạn chào đời vào một thời tao loạn, đau thương)

Ngược giòng thương nhớ, chẻ thời gian,
Trọn kiếp thương đau, bóng xế tàn,
Đất khách chôn vùi, thời để nhớ,
Thôi đừng nhắc lại chuyện giang san.

Xa rồi thuở ấy, tận bây giờ,
Nét đẹp kiêu sa, tuổi mộng mơ
Áo tím phất phơ, chiều lộng gió,
Thời gian lưu lại, vạn lời thơ.

Con đường im vắng, dưới tàn cây,
Ánh nắng chiều xuyên, bóng dáng gầy,
Tha thướt, ung dung đếm bước ngọc,
Mắt nhìn đắm đuối, hồn ngây ngây.

Biết rằng ước vọng, quá tầm tay,
Vẫn cứ ngày ngày, đón gió mây,
Lặng lẽ, thơ ngây nuôi mộng ảo,
Để rồi vương vấn, đến hôm nay.

Người đưa thư (1)trót đã đi qua,
Còn lại "lá thư" bóng nhạt nhòa(1)
"Gửi gió cho mây ngàn (bay) biến mãi(1)
Luyến lưu hình ảnh, mịt mù xa.

Còn đâu nét đẹp, mộng ngày xanh,
Thời thế xoay vần, nát lợi danh,
Con Tạo an bài theo số kiếp,
Ngày vui thoáng chốc bay qua nhanh.

Hỏa châu lơ lửng, giữa trời cao,
Kỷ vật, khăn tang, luống nghẹn ngào,
Khói lửa, chiến chinh, bao lệ thảm,
Tai trời, ách nước, biết làm sao!

Chôn vùi kỷ niệm, lấp niềm đau,
Còn lại bàn tay, vẫy vẫy chào,
Bến nhớ, sông thương, sầu tạm biệt,
Biển Đông còn đó, dạ nao nao.

Nơi đây thiếu vắng, tiếng chuông chùa,
Thiếu cả khói lam, chiếc võng đưa,
Lời hát ù ơ, hè oi bức,
Ngày mùa trăng sáng, nhịp chày đua.

Không gian cách trở, bóng quê hương,
Xuyên biển mù khơi, bao nhớ thương,
Vàm Cỏ, Cửu Long, ghi khắc mãi,
Lâu rồi xứ Huế, mãi đau thương.

Việt Nam ơi!
Hai mươi năm lẻ, sầu ray rứt,
Mái tóc phong sương, hồn thẫn thờ.

(1)Những bản nhạc thời 1953/1955: a/ Người đưa thư. b/ Lá thư. c/ Gởi gió cho mây ngàn bay

Từ Nguyên

*

Quê ngoại thời thơ ấu

Cho tôi xin lại cánh đồng xưa
Cỡi trâu, bắt chuột những hè trưa
Trời cao lộng gió căng diều giấy
Bao lần mẹ mắng cũng không chừa

Cho tôi xin lại mo cau già
Làm xe ngựa kéo đến sước da
Ngoại cưng chỉ la lời trách móc
Xoa thuốc, vỗ đầu nựng thiết tha

Cho tôi xin lại những bờ đê
Đôi chân sáo nhỏ lội tứ bề
Tìm bắt cho em vài con dế
Ướt đẫm thân người khoái tỉ tê.

Cho tôi xin lại những hàng dừa
Trẻ con tập lội những ban trưa
Tìm bắt chuồn chuồn cho cắn rún
Đau thấy trời xanh cố mỉm cười

Cho tôi xin lại những trưa hè
Vườn cây, sân nắng vang tiếng ve
Gom cây, xếp lá xây nhà mới
Đám cưới đôi ta em chẳng thèm

Cho tôi xin lại vườn nhà ngoại
Leo cây, tìm ổi chín cho em
Miệt mài rình bắt con bươm bướm
Ép vở học trò tặng em tôi

Cho tôi xin lại nhịp võng đưa
Kẽo kẹt bà ơi giấc ngủ trưa
Ngoại ngồi vá áo trong chiều nắng
Nhịp võng ầu ơ theo tháng năm

Cho tôi xin lại những hàng cau
Đêm nằm ru võng ở vườn sau
Trăng tròn mười sáu, ôi đẹp quá
Mong ước mai nầy ta có nhau

Cho tôi xin lại con diều giấy
Mấy chục năm rồi không lướt mây
Bỏ quên đâu đó trong xó bếp
Theo tháng năm xa nhện giăng đầy

Cho tôi xin lại con dế lửa
Xác chết phơi khô kén lá dừa
Cây ổi vườn sau, giờ ai hái"
Em còn đuổi bướm hàng giậu thưa"

Cho tôi xin lại con chuồn chuồn
Nghĩ chuyện ngày thơ lòng chợt buồn
Vết đau ngày đó giờ vẫn nhức
Từ buổi xa quê tôi lạc nguồn

Từ khi tôi rời xa quê cũ
Bướm bay lạc mất mái hiên nhà
Căn chòi đám cưới giờ rêu phủ
Em có còn không những thật thà

Bây giờ mỗi đứa ở mỗi nơi
Tuổi thơ mất dấu bởi giòng đời
Vườn ngoại bây giờ đà hoang phế
Em ở phương nào có nhớ không"

Vĩnh Hòa Hiệp

*

Nhớ phố Hội

(Tặng các bạn ở trại Hòa Cầm Đà Nẵng)

Đã từ lâu tôi mơ về phố Hội
Nhìn trăng lên soi bóng nước Chùa Cầu
Nhìn mặt đường rộn tiếng guốc khua mau
Buổi tan học ngày tôi vừa tuổi lớn.

Tôi ra đi phố Hội vào thu sớm
Mây giăng giăng che khuất lối đi về
Để bây giờ như mất một trời quê
Đời tù tội khó mong ngày cố quận.

Tôi nhớ lắm những gốc dừa, gốc mận
Những con đường lát gạch mái nhà cong
Những đêm trăng giải lụa rải trước thềm
Những thì thầm sóng ngàn chiều Cửa Đại.

Tôi nhớ lắm và muôn đời nhớ mãi
Hàng dậu thưa lối nhỏ giữa hai nhà
Mùa hè nào hai đứa mải nhặt hoa
Quên đi mất buổi chiều rơi lặng lẽ.

Tôi còn đó bóng hình của người Mẹ
Bàn tay chăm húng, quế, liếp ngò thơm
Dẫu ở đâu chợt nhớ tôi vẫn thèm
Rau sống Hội An, cơm chiề Mẹ đợi

Phố Hội ơi! Chiều nay xa vời vợi
Xin cho tôi một chút nắng quê nhà
Để đời tôi được một phút thăng hoa
Và sống, thuở như ngày tôi mới lớn.

Lê Văn Bá

*

Vô đề

Buồn đời lấy bút đề thơ
Để cho tiêu khiển ngày chờ thời gian
Đời ta văn bút dở dang
Nào đâu dám đứng trong làng văn chương
Thơ ca thì quá tầm thường
Gọi là mượn chữ tìm đường giải khuây.

KL.NSW

*

Nhớ mẹ

Thời gian lưu lạc vẫn buông trôi
Thấm thoát qua đi mấy xuân rồi
Đất người vui thú bao hoan lạc
Nhưng ở trong tôi nhớ một người.

Nỗi nhớ mong chờ chẳng riêng tôi
Đất mẹ thương yêu của bao người
Lưu vong lận đận quên nguồn cội
Xa mẹ đời con khó thành người.

Khi bé nâng niu mẹ vui cười
Nuôi cho khôn lớn để ra đời
Giờ đây khôn lớn con xa mẹ
Uổng kiếp đời con đạo làm người.

Con đang ở tận cuối phương trời
Cuộc đời lưu lạc sống chơi vơi
Đang đêm chợt tỉnh trong cơn mộng
Thảng thốt gọi lên mẹ đâu rồi.

Mẹ tôi đang ở chốn xa xôi
Trông con mòn mỏi đã lâu rồi
Người con bỏ xứ lìa xa mẹ
Để mẹ mong con hết một đời.

Khánh Linh NSW

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.