HANOI -- Chuyện rất lạ trong ngàng ngân hàng tại Việt Nam: một thẻ visa tại Hà Nội bỗng dưng như được phân thân để mua sắm tại Hoa Kỳ, mà người chủ thẻ này không biết.
Báo Tiền Phong có bản tin tựa đề “Rủi ro mất tiền oan của chủ thẻ Visa” kể rằng tuy không xuất cảnh, “nhưng thẻ visa của chị Trần Thị Mai Hương (Hà Nội) vẫn bị sử dụng ở Mỹ với tổng số tiền thanh toán 2.400 USD. Chị Hương bị Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) đòi tiền mà không biết vì sao.”
Bản tin ghi lời chị Trần Thị Mai Hương - chủ thẻ Visa do Vietinbank phát hành, rằng vào thời điểm tháng 1-2012, chị không xuất cảnh đi Mỹ. Hộ chiếu của chị Hương không có xác nhận nhập cảnh vào Mỹ trong thời gian này. Tuy nhiên, chị Hương lại nhận được thông báo của Ngân hàng Vietinbank đã ghi nợ 3 khoản thanh toán trị giá 800 USD mỗi lần, tổng số tiền là 2.400 USD trên tài khoản thẻ Visa.
Bản tin viết, trên sao kê và hóa đơn do ngân hàng cung cấp, chị Hương bất ngờ khi biết thẻ Visa của mình đã được “tiêu” tại siêu thị Wal-mart (Mỹ) vào ngày 19-1-2012.
Do vậy, vào ngày 20-2, chị Hương khiếu nại với Vietinbank. Chị Hương khẳng định: Thời điểm này, chị không đi Mỹ, không mất thẻ nên không thể thực hiện 3 giao dịch này. Chị không nhận được tin nhắn thông báo số dư tài khoản của 3 giao dịch này. Hơn nữa, chữ ký trên các hóa đơn thanh toán không giống chữ ký trên mặt sau của thẻ (đã đăng kí với ngân hàng).
Điều nguy hiểm là, thẻ xài bên Mỹ lại là thẻ thật. Báo Tiền Phong viết:
“...theo trả lời của Trung tâm thẻ thuộc Vietinbank, ngân hàng đã tiến hành rà soát, tìm hiểu sự việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho chị Hương. Nhưng căn cứ vào bộ chứng từ thanh toán, Visa - tổ chức thẻ quốc tế mà Vietinbank là thành viên - đã phán quyết ngân hàng thanh toán phía Mỹ thắng kiện. Cho nên, Vietinbank phải tuân thủ phán quyết này và không có cơ sở để tiếp tục truy đòi tiền với ngân hàng phía Mỹ. Mặt khác, qua tìm hiểu, Vietinbank khẳng định, 3 giao dịch trên không phải dữ liệu thẻ giả, mà chính từ thẻ thật của khách hàng. Tin nhắn báo biến động số dư của các giao dịch đã được ngân hàng gửi cho chủ thẻ. Do vậy, Vietinbank yêu cầu chị Hương phải bồi hoàn số tiền 2.400 USD mà ngân hàng đã phải trả thay trước đó. Nhưng ngân hàng đề xuất hỗ trợ chị Hương 50% tổng số tiền vay nợ này.”
Có nghĩa là, ngân hàng Vietinbank chia đôi thiệt hại này, món nợ không xài tự nhiên có? Ngân hàng ngày còn giảỉ thích:
“Theo Vietinbank, quản lý thẻ visa thuộc trách nhiệm của khách hàng. Việc chị Hương không có mặt tại Mỹ không đủ cơ sở miễn trách nhiệm đối với các giao dịch phát sinh hợp lệ từ thẻ Visa của chị. Hiện, ngân hàng đang tiến hành thủ tục khởi kiện khách hàng để yêu cầu hoàn trả tiền.”
Theo lời một doanh gia Quận Cam, nếu thẻ xài ở Mỹ là thẻ giả, thì số thẻ có thể đúng, nhưng vạch băng từ phía sau thẻ không thể chính xác như thẻ thật được. Nghĩa là, có thể có tay trong ngân hàng Vietinbank giúp làm thẻ giả?
Doanh gia này phân tích thêm, nếu đúng thẻ Visa xài tại Mỹ là thẻ thật (như công ty Visa và ngân hàng Vietinbank nói), chỉ có nghĩa là thẻ Visa đó là một phó bản, mà người làm phó bản đó có lẽ là nhân viên trong ngân hàng Vietinbank. Và nếu thế, trách nhiệm cũng phải là của Vietinbank, vì không ai xài 3 lần một thẻ trong cùng ngày 19-1-2012 với số lượng lớn, trái với thói quen tiêu xài của chủ thẻ, từ vị trí địa dư cho tới lượng tiền lớn mua sắm ở Wal-mart, là sẽ tự động chận ngay ở lần xài thứ nhì. Tuy nhiên, đó chỉ là suy đoán.
Báo Tiền Phong có bản tin tựa đề “Rủi ro mất tiền oan của chủ thẻ Visa” kể rằng tuy không xuất cảnh, “nhưng thẻ visa của chị Trần Thị Mai Hương (Hà Nội) vẫn bị sử dụng ở Mỹ với tổng số tiền thanh toán 2.400 USD. Chị Hương bị Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) đòi tiền mà không biết vì sao.”
Bản tin ghi lời chị Trần Thị Mai Hương - chủ thẻ Visa do Vietinbank phát hành, rằng vào thời điểm tháng 1-2012, chị không xuất cảnh đi Mỹ. Hộ chiếu của chị Hương không có xác nhận nhập cảnh vào Mỹ trong thời gian này. Tuy nhiên, chị Hương lại nhận được thông báo của Ngân hàng Vietinbank đã ghi nợ 3 khoản thanh toán trị giá 800 USD mỗi lần, tổng số tiền là 2.400 USD trên tài khoản thẻ Visa.
Bản tin viết, trên sao kê và hóa đơn do ngân hàng cung cấp, chị Hương bất ngờ khi biết thẻ Visa của mình đã được “tiêu” tại siêu thị Wal-mart (Mỹ) vào ngày 19-1-2012.
Do vậy, vào ngày 20-2, chị Hương khiếu nại với Vietinbank. Chị Hương khẳng định: Thời điểm này, chị không đi Mỹ, không mất thẻ nên không thể thực hiện 3 giao dịch này. Chị không nhận được tin nhắn thông báo số dư tài khoản của 3 giao dịch này. Hơn nữa, chữ ký trên các hóa đơn thanh toán không giống chữ ký trên mặt sau của thẻ (đã đăng kí với ngân hàng).
Điều nguy hiểm là, thẻ xài bên Mỹ lại là thẻ thật. Báo Tiền Phong viết:
“...theo trả lời của Trung tâm thẻ thuộc Vietinbank, ngân hàng đã tiến hành rà soát, tìm hiểu sự việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho chị Hương. Nhưng căn cứ vào bộ chứng từ thanh toán, Visa - tổ chức thẻ quốc tế mà Vietinbank là thành viên - đã phán quyết ngân hàng thanh toán phía Mỹ thắng kiện. Cho nên, Vietinbank phải tuân thủ phán quyết này và không có cơ sở để tiếp tục truy đòi tiền với ngân hàng phía Mỹ. Mặt khác, qua tìm hiểu, Vietinbank khẳng định, 3 giao dịch trên không phải dữ liệu thẻ giả, mà chính từ thẻ thật của khách hàng. Tin nhắn báo biến động số dư của các giao dịch đã được ngân hàng gửi cho chủ thẻ. Do vậy, Vietinbank yêu cầu chị Hương phải bồi hoàn số tiền 2.400 USD mà ngân hàng đã phải trả thay trước đó. Nhưng ngân hàng đề xuất hỗ trợ chị Hương 50% tổng số tiền vay nợ này.”
Có nghĩa là, ngân hàng Vietinbank chia đôi thiệt hại này, món nợ không xài tự nhiên có? Ngân hàng ngày còn giảỉ thích:
“Theo Vietinbank, quản lý thẻ visa thuộc trách nhiệm của khách hàng. Việc chị Hương không có mặt tại Mỹ không đủ cơ sở miễn trách nhiệm đối với các giao dịch phát sinh hợp lệ từ thẻ Visa của chị. Hiện, ngân hàng đang tiến hành thủ tục khởi kiện khách hàng để yêu cầu hoàn trả tiền.”
Theo lời một doanh gia Quận Cam, nếu thẻ xài ở Mỹ là thẻ giả, thì số thẻ có thể đúng, nhưng vạch băng từ phía sau thẻ không thể chính xác như thẻ thật được. Nghĩa là, có thể có tay trong ngân hàng Vietinbank giúp làm thẻ giả?
Doanh gia này phân tích thêm, nếu đúng thẻ Visa xài tại Mỹ là thẻ thật (như công ty Visa và ngân hàng Vietinbank nói), chỉ có nghĩa là thẻ Visa đó là một phó bản, mà người làm phó bản đó có lẽ là nhân viên trong ngân hàng Vietinbank. Và nếu thế, trách nhiệm cũng phải là của Vietinbank, vì không ai xài 3 lần một thẻ trong cùng ngày 19-1-2012 với số lượng lớn, trái với thói quen tiêu xài của chủ thẻ, từ vị trí địa dư cho tới lượng tiền lớn mua sắm ở Wal-mart, là sẽ tự động chận ngay ở lần xài thứ nhì. Tuy nhiên, đó chỉ là suy đoán.
Long vong có chắc camera thu hình của Walmart thu được rõ ràng hình của thẻ credit card cùng người trả?