Hôm nay,  

Đức Đạt Lai Lạt Ma Giảng Pháp Ở Nam Cali

04/06/200100:00:00(Xem: 4742)
Trong 3 ngày vừa qua, 25, 26 và 27 tháng 5 năm 2001, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 của Tây Tạng đã giảng về Phát Bồ Đề Tâm, lập Bồ Tát Nguyện, tu hạnh Nhẫn Nhục và Ngài ban lễ Khởi Đức A Di Đà Phật, tại hội trường Pasadena, Nam California.

Một số các điểm đặc biệt xuyên qua chương trình ba buổi giảng dạy, có thể liệt kê như sau: Cộng đồng người Trung Hoa và người Mỹ tham dự rất đông, cộng đồng người Việt tham dự khiêm tốn hơn. Ngày đầu tiên bao giờ Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng hỏi đại chúng ai thuộc cộng đồng nào dơ tay lên cho Ngài quan sát. Ngài thường tỏ ra có lòng ưu ái với cộng đồng người Việt, dẫu con số ít ỏi. Trước mỗi buổi dạy, cả Chư Tôn Đức người Tàu, rồi Chư Tôn Đức người Việt và sau cùng là Tây Tạng, lần lượt tụng Bài Tâm Kinh, bằng tiếng của nước họ. Đặc biệt ngày thứ nhì, một tăng đoàn 17 vị sư cô và sư chú thuộc Làng Mai của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, sau khi tụng Tâm Kinh bằng tiếng Việt với khánh và mõ đã hát bài Tâm Kinh bằng tiếng Mỹ. Chương trình học pháp mỗi ngày gồm 2 giờ học buổi sáng và 2 giờ học buổi chiều, sau khi ăn trưa.

Cảm tưởng chung của một số Chư Tôn Đức và Phật Tử Việt Nam về 3 buổi học là không khí quá trang nghiêm tôn kính, chương trình học không bị uổng phí một chút nào cho diễn văn hay diễn giả, chương trình tổ chức rất khéo léo, đề tài học rất hữu dụng, bổ ích và người tham dự được hoàn toàn hưởng rất nhiều lợi lạc, an bình. Nhiều người ra về với tín tâm đăng khởi và một nguyện mạnh mẽ là cố gắng hành Bồ Tát Hạnh theo đúng Bồ Tát nguyện đã được ban trong buổi lễ.

Phần Dẫn Nhập

Ngay ngày đầu tiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhắc nhở đại chúng là sự tiến triển về tâm linh rất quan trọng, vì cần có thời gian. Sự tiến triển có thể ví như một giòng sông. Đức Phật đã trải qua vô lượng a tăng Kỳ Kiếp mới đắc quả. Chúng ta cần cương quyết và sửa soạn, từ đời này qua đời khác để đạt tiến triển tâm linh. Ngài cũng nhận xét ở các Xứ Tây Phương, người theo đạo Thiên Chúa Giáo là nhiều nhất, kế đến là Hồi Giáo. Người theo đạo Phật ít hơn, tuy nhiên mình phải rất kính trọng truyền thống tôn giáo của người khác, vì sự thay đổi tôn giáo rất khó khăn. Nếu mình để có sự sa sút về tâm linh là mình tự đánh rơi mình. Đức Phật nói là Ngài chỉ cho chúng ta con đường giải thoát. Còn trách nhiệm muốn giải thoát hay không là ở trong tay ta chứ không phải trong tay Đức Phật. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh rằng chính quý vị là vị hộ sư bảo vệ và giải thoát cho chính mình và cấp độ tu chứng tùy thuộc ở chính chúng ta, không phải ở nơi vị Thầy.

Đức ĐLLM cũng có phần dẫn nhập về Duyên Khởi và Lý Nhân Duyên.

Cái gì làm chúng ta khổ" Đó là vô minh trong tâm ta. Rễ vô minh đó, liên quan đến sắc thọ ở ngoài, liên hệ đến thọ tưởng bên trong, làm chúng xuất hiện cứ y như thực. Chúng ta chấp chúng như thực. Sự thật, chúng không hiện hữu như chúng xuất hiện, mà chúng chỉ là duyên khởi, xuất hiện tùy duyên. Nếu chúng ta hiểu được điều này thì trí duyên khởi sẽ phát hiện và sự vô minh sẽ giảm đi. Rễ của sự khổ là vô minh. Với sự hiểu biết đúng chánh đạo, ta có thể đoạn (cắt) vô minh. Trong Phật pháp không có vấn đề đụng nhau, chỉ có vấn đề gia tăng cái này thì sẽ giảm được cái kia, chẳng hạn như gia tăng chánh kiến giảm được vô minh. Căn bản của vô minh có cấp độ từ thô đến tế. Điều tự nhiên của con người là muốn vui, tránh khổ. Đạo Phật dạy phương pháp đối trị với phiền não tức là khổ, để gia tăng yếu tố hạnh phúc. Đức ĐLLM cũng đề cao công ơn và lòng đại từ bi của các dịch giả đã dịch kinh sách của Phật ra nhiều ngôn từ khác nhau để chúng ta có phương tiện tu học.

Nói về Bồ Đề Tâm

Bồ Đề Tâm chú tâm vào vô lượng chúng sanh. Đó là lòng mong cầu vị tha, cố gắng cương quyết, cầu cho sự toàn giác, vì sự lợi lạc cho toàn thể chúng sanh. Vậy sự vun trồng Bồ Đề Tâm cần sự gần gũi với chúng sanh. Sự gần gũi này sẽ cho chúng ta nhiều cơ hội hưởng được nhiều hạnh phúc ngay trong đời sống hằng ngày.

Đức ĐLLM chia xẻ với đại chúng về quan niệm của Ngài đối với Bồ Đề Tâm. Lúc 7 tuổi, với đức tin Ngài thọ giới gia nhập tăng già. Năm 15 tuổi, Ngài vẫn chưa hiểu rõ, nhưng khi Ngài đến Ấn Độ lúc 30 tuổi, Ngài đã rất nhiều suy nghĩ về Bồ Đề Tâm. Càng suy nghĩ Ngài càng thấy mình cần tu tập và phát triển Bồ Đề Tâm. Nhờ sự tu tập về Bồ Đề Tâm Ngài cảm thấy rất là hạnh phúc. Ngài không biết tu Bồ Đề Tâm sẽ được chứng như thế nào, nhưng Ngài được hạnh phúc. Lý do Ngài chia xẻ điều này vì tất cả chúng ta bình đẳng. Ngài nói Ngài cũng có tam độc như mọi người và ngài phải rèn tâm tu tập để đạt được hạnh phúc. Nếu ai thấy chán nản trong lòng, nên tu Bồ Đề Tâm. Nguyện tha thiết rằng chúng sanh còn, tôi còn vun trồng Bồ Đề Tâm, để giảm sự khổ cho chúng sanh.

Tâm Bồ Đề không thể mong cầu hay học qua một vài bài là có thể thực hiện được. Cần một sự học hỏi, suy tư, tu chứng sâu sa, và vững niềm tin nếu tôi tu Bồ Đề Tâm, tôi sẽ chứng được Rễ của Bồ Đề Tâm là lòng Bi. Lòng Bi càng mạnh thì nguyện càng mạnh. Lòng Bi vun trồng tâm và tạo cảm giác gần gũi và lòng thông cảm chúng sanh. Lòng Bi tạo lòng ngưỡng cầu cho chúng sanh được an vui như điều mong cầu của mẹ cho con. Sự rèn luyện tâm chuyển hóa từ tâm ích kỷ cho lo cho mình đến sự thương lo cho kẻ khác. Trong tiến trình tu và rèn luyện tâm, cần có một vị thầy, một vị đạo sư để chỉ đường cho sự tu luyện.

Các điều kiện cần có của một vị thầy, đó là: Có lòng Bi, nồng nhiệt, có học, siêng năng, tinh tấn, điều phục tâm, có kiến thức về kinh điển, có sự hiểu biết sâu xa về Phật pháp và có sự tu chứng về vô ngã. Lòng Bi quan trọng nhất trong các điều kiện vừa kể. Vị thầy rất quan trọng và cần phải đủ phẩm tính để dẫn dạy. Vị thầy không nên quá màu mè hoặc phô trương sự vinh quang hay tuyên bố không đúng về sự tu chứng của mình.

Ba nhân chánh giúp sự thành đạt Phật quả là: Lòng Bi, Bồ Đề Tâm và Không Trí. Trong đó, Bồ Đề Tâm là nhân quan trọng nhất. Ngài giảng rằng Kim Cang thừa căn bản trên Bồ Đề Tâm và Không Trí. Hai điều này là ranh giới phân biệt ngoại đạo và Phật giáo, vì ngoại đạo cũng có quán tưởng và nghi lễ. Gần đây ở Ấn Độ, khi dùng chữ Tantra (nghi lễ) người ta nghĩ đó là phép phù thủy. Nếu dùng Tantra qua nghi lễ thế tục để thỏa mãn những nhu cầu thế tục như cầu giàu có, trường thọ, như thế chỉ đưa đến con đường dữ mà thôi. Đối với người thường, chúng ta làm điều dữ, chúng ta có thể che dấu được. Nhưng đối với chư Phật và chư Bồ Tát, ta không thể che dấu các điều dữ. Chư Phật và chư Bồ Tát thấy rõ tâm và hạnh của chúng ta, đặc biệt là lòng Bi. Đức Phật dạy ta con đường đạo để chiến thắng ác tâm. Đừng biến Phật pháp thành con đường dẫn dắt chúng ta tái sanh trong đường dữ. Nếu các động năng tu là lợi danh hay tiền bạc thì điều đó không đúng theo Phật pháp. Điều này áp dụng cho cả thầy và các đệ tử. Bài tụng Bảy Chi cúng dường chư Phật- Seven Limb Prayer- chúng ta đảnh lễ, cúng dường, tịnh hóa, tùy hỉ công đức, ngưỡng mộ công hạnh và tán thán công hạnh chư Phật. Trong lúc giảng về pháp Bồ Đề Tâm có lúc quá xúc động, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gục khóc và nước mắt đã đầm đìa trên mặt ngài.


PHÁT BỒ ĐỀ NGUYỆN VÀ THỌ BỒ TÁT GIỚI

Chúng sanh số lượng nhiều như hư không. Nguyện vì lợi ích cho chúng sanh tôi luôn quy y Phật Pháp và Tăng, tôi nguyện đạt quả Phật để cứu giúp chúng sanh.

Đức ĐLLM giảng rằng sự thọ Bồ Tát Giới rất lợi ích vì có năng lực mạnh mẽ đối với Tâm của quý vị. Chúng ta có thể thọ Bồ Tát giới trước ảnh tượng Bồ Tát hoặc với vị đạo sư. Nghi lễ thọ Bồ Tát giới hôm nay, đức ĐLLM nói là Ngài được thọ từ đạo sư của Ngài là vị Ling Rimpoche, tại Bồ Đề Đạo Tràng. Ngài theo đúng nghi lễ đó truyền lại cho đại chúng. Trước hết, từ đáy lòng của quý vị, quý vị thỉnh cầu vị đạo sư, tôi hỏi quý vị như thế này: Vị nào có ý định thọ Bồ Tát giới, có nguyện giúp chúng sanh giải thoát chướng ngại và đạt sự toàn giác không" Có thọ Bồ Tát giới để tranh đua với kẻ khác" Vì áp lực của kẻ khác" Có nghe và hiểu về Bồ Tát nguyện không" Có đức tin và ngưỡng cầu mạnh mẽ không" Có định tịnh tấn tu tập Bồ Tát giới không" Có tích tụ công đức để tịnh ác nghiệp không" Và câu hỏi chót là có thỉnh cầu đạo sư ban Bồ Tát giới không"

Ngài giảng rằng Ngài sẽ hỏi câu hỏi chót 3 lần, mỗi lần quý vị trả lời “Có” thì sau 3 lần trả lời là quý vị đã thọ xong Bồ Tát giới. Ngài dạy đại chúng quỳ tại chỗ ngồi, thanh tịnh và thành kính tiếp nhận lễ thọ Bồ Tát giới.

Sau đó, Ngài lại giảng thêm về Bồ Tát giới. Chư Phật luôn tự tại vì luôn có nguyện độ chúng sanh. Chúng sanh thường thống khổ do tâm ích kỷ, chấp ngã, sanh ra tâm ích kỷ đó nằm an trụ trong chúng ta, nay ta không cho phép nó nằm ở đó nữa, bằng cách tinh tấn giữ giới Bồ Tát một cách thanh tịnh. Đó là các giới: ngưng làm ác, hứa nguyện tích tụ công đức và hứa nguyện lợi hành chúng sanh. Chính đích thân đức ĐLLM thỉnh cầu và trình chư Phật và chư Bồ Tát là đại chúng hôm nay đã thọ Bồ Tát giới. Xong Ngài đảnh lễ 6 phương, phương Đông, Nam, Tây, Bắc, thượng và hạ. Và Ngài lại dạy tiếp rằng có các điềm lành cho quý vị vừa thọ nhận Bồ Tát giới. Đó là sự rung động, chuyển động của quả địa cầu, để chư Phật biết rằng nơi châu này, vị thầy này đã ban Bồ Tát giới cho đại chúng. Chư Phật và chư Bồ Tát rất hoan hỉ vì có nhiều tân Bồ Tát gia nhập và nguyện làm theo các Bồ Tát hạnh. Ngài nói đoạn này có trong kinh điển mà Ngài đang đọc cho mọi người nghe. Ngài còn căn dặn mọi người nên sống đời của vị Bồ Tát, kể từ giờ trở đi. Nên giữ 18 đại giới và 64 tiểu giới, lợi hành mà đừng tổn hại chúng sanh. Nhất là đừng tuyên bố với người này người khác, e rằng họ còn căn cơ chưa tới, có thể nói những điều xúc phạm, có thể làm họ tạo ác nghiệp.

Nhiều người trong hội trường đã bật khóc vì cảm động. Không khí thật nghiêm trang thanh tịnh trong lễ thọ Bồ Tát giới.


LỄ KHỞI PHẬT A DI ĐÀ

Đức ĐLLM giải thích rằng đây là một pháp môn khẩu truyền, một Tantra (nghi lễ) hành động. (Tantra là để bảo vệ tâm khởi sự thường tướng và phát sanh tướng thanh tịnh) Ngài ban lễ, ban ơn lành để đại chúng có thể tụng chú của đức Phật A Di Đà, công đức tụng chú rất vô lượng. Người tu pháp môn Tịnh Độ và tụng chú A Di Đà rất ích lợi. Nên quán cảnh giới Tịnh Độ và hồi hướng công đức để được tái sanh trong cảnh giới này.


HẠNH NHẪN NHỤC

Phật quả là quả từ lòng Bi, Bi không phải chỉ đối với người thân yêu, vì đây là Bi có lẫn lộn với tham ái. Chân Bi là lòng Bi đối với chúng sanh. Dẫu ta bị đối xử như thế nào, ta vẫn mong họ thoát khổ. Muốn đạt được chân Bi, tức là lòng Bi không phân biệt, ta phải qua 2 giai đoạn:

1. Phải giới giảm lòng giận dữ với người tạo khổ cho ta. Đối với những kẻ này ta thường muốn họ khổ. Phải hạn chế điều này vì nó ngược Phật pháp.

2. Phải vun trồng Hạnh Nhẫn Nhục. Sự sân hận làm chướng lòng Bi. Để đối trị, phải học sự nhẫn nhục chịu đựng những tổn hại, khổ đau gây ra từ người khác. Năng lực sân hận rất khủng khiếp. Năng lực này có thể xóa bỏ tất cả công đức vô lượng ta tích tụ từ đời này qua đời khác.

Thế nên, Đức ĐLLM nhắc nhở rằng, sự sân hận gây nhiễu loạn tâm, trong khi sự nhẫn nhục gây được sự an lạc chung quanh ta, có sự nhẫn nhục là có sự an bình trong tâm và môi trường xung quanh ta. Nhẫn Nhục là người bạn thân của ta trong khi sân hận là kẻ nội thù của ta.

Đức ĐLLM kể 3 câu chuyện liên quan đến sự sân hận và tánh nhẫn nhục. Một vị tăng bị giam trong tù 18 năm. Điều lo sợ là vị này vì lòng sân hận có thể làm mất đi lòng Bi. Cũng may vị tăng này vẫn tiếp tục tu về lòng Bi trong những năm bị lao tù. Một chuyện khác là một vị thợ vẽ mà giáo thọ của đức ĐLLM nhờ sơn lại tu viện Lahsa. Ngày nọ, một tay cầm sơn, một tay cầm đồ sứ quý giá, trong một phút tức giận, ông ta định đập bình sơn, mà đập lộn qua món đồ sứ quý giá vỡ tan tành. Và chuyện chót là chuyện của chính Ngài. Lúc trẻ ngài có cái đồng hồ mà Ngài rất yêu thích, ngài sửa mà đồng hồ vẫn không chạy. Ngài nổi nóng đập nó lên mặt bàn. Thế là nó bể và không sửa được nữa. Kể đến đây, đức ĐLLM cười rất sung sướng làm đại chúng cũng cười vang.

Đức ĐLLM giảng rất chi tiết về Chương Nhẫn Nhục của đạo sư Santideva. Ngài giảng về bản chất của phiền não là do nhân và duyên hội nên chứ không do ai sanh ra cả. Ngài cũng khuyên ta nên thương xót và phát lòng Bi với kẻ thù. Những kẻ thù, vì phiền não đưa đẩy, nên làm hại mình. Nhờ đó, mình được trả nghiệp (trả quả). Tuy nhiên, vì họ tạo nhân dữ, họ sẽ chịu quả dữ trong tương lai. Thế nên, ta nên thương xót họ.

Nếu người nào cầm vũ khí đánh ta, do sân hận, thì ta nên giận sân hận, không nên giận người bị động bởi sân hận. Nếu ai cũng tốt như bác sĩ tốt với bệnh nhân, vậy sao có kẻ thù, sao có cơ hội tu nhẫn. Nên mình phải kính trọng, biết ơn kẻ thù như đối với pháp thiêng. Không có cách nào báo ơn chư Phật hay hơn là làm lợi hành, lợi ích cho chúng sanh.

Đức ĐLLM còn chú trọng về tâm tánh của vị thầy giảng Pháp Như Lai. Vị nào chỉ chú tâm vào của cúng dường là lộ bản tánh thế tục ra. Vị đạo sư ngồi trên ngai cao giảng pháp là vì tôn kính Pháp chứ không phải tự tôn trọng mình. Vị đạo sư lạy ngai cao 3 lần là để tỏ lòng kính trọng giáo pháp, và khảy ngón tay là để nhắc nhở sự vô thường và không để khởi tâm cao mạn.


PHẦN CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

Ngay ngày đầu tiên, trước khi giảng về sự tiến triển của tâm linh như đã nhắc ở đoạn trên, Ngài có câu hỏi rất hóm hỉnh cho đại chúng. Ngài nói rằng, cách đây một vài năm tôi có phước duyên gặp một số quý vị ở tại hội trường này, vậy hôm nay có vị nào đi nghe giảng kỳ đó mà có mặt ở đây, xin dơ tay lên. Đại chúng dơ tay lên ào ào. Ngài bèn hỏi tiếp, thế từ đó đến nay, sự tiến triển tâm linh của quý vị như thế nào, có khá hơn không" Đại chúng cười rần mà chẳng nghe ai trả lời Ngài, Ngài cũng cười thoải mái thôi.

Trong phần trả lời câu hỏi của đại chúng, có câu hỏi rằng, sau khi thọ Bồ Tát giới, nếu phạm giới thì sao" Ngài trả lời nếu có sự phạm giới, quý vị lại thọ Bồ Tát giới lại, lập lại Bồ Tát nguyện, không sao cả. Một câu hỏi khác về làm sao nuôi con đúng bằng cách dạy lòng Từ và lòng Bi" Ngài cười thoải mái, trả lời là trách nhiệm nuôi con là của cha mẹ chứ không phải của tôi. Tuy nhiên, nếu tôi nuôi con, tôi có thể đánh chúng hay xách lỗ tai của chúng để dạy dỗ chúng, nếu lỗ tai của chúng giống như lỗ tai của vị sư thông dịch đang ngồi trước mặt tôi đây. Dĩ nhiên là đại chúng cười ồ, vì Ngài cũng cười thích thú với câu trả lời của mình.


KẾT THÚC

Buổi giảng được kết thúc vào lúc 4 giờ chiều ngày Chủ Nhật 27/5/01. Đức ĐLLM ngõ lời cảm tạ vị Trưởng Ban Tổ Chức, đã mời Ngài đến nói chuyện. Vị này có ngồi trên khán đài, không nói một câu nào suốt 3 buổi, và đã được Ngài choàng khăn trắng cảm tạ. Ngài cũng choàng khăn cho 3 vị thông dịch viên, trong số đó có đạo hữu bác sĩ Quách Thế Hùng, Việt dịch suốt 3 buổi lễ. Một vị đại diện ban tổ chức trình bày phần tài chánh, trong mấy phút. Ngài được ban tổ chức cúng dường một số tịnh tài. Ngài tuyên bố ngay lúc đó là một nửa số tịnh tài đó gởi một Trung tâm in kinh sách để phổ biến Phật pháp, và số nửa còn lại cho lại Trung tâm tổ chức buổi lễ này. Ngài còn căn dặn là phải trình bày cho Ngài biết là dùng số tiền đó như thế nào. Theo thông lệ các buổi giảng dạy của Ngài, Ngài bao giờ cũng có chỉ thị chu đáo về số tiền lợi nhuận mang lại từ cúng dường và bán vé. Ngài thường không nhận một đồng nào, hoặc nếu có nhận chỉ tượng trưng khoảng $1,111.00 đồng là tối đa.

Vậy nên tổ chức nào nói gây quỹ cho Đức ĐLLM là không đúng, vì Ngài không nhận tiền. Ngài còn căn dặn là kỳ tới nếu có tổ chức, nên ráng làm sao đừng thiếu mà cũng đừng dư. Đó là cách hay nhất đối với Ngài. Cả cử tọa đại chúng vỗ tay tán thán Ngài khi Ngài bước xuống Ngai, đứng chào tạm biệt.

Trên đường ra cửa hội trường, đó đây nghe người Việt Nam phê bình với nhau về buổi lễ. Họ nhận xét rằng, khi Ngài xuất hiện, có một sự yên lặng tuyệt đối trong hội trường để tỏ lòng tôn kính Ngài. Sự tôn kính này có lẽ cả các Tổng Thống được yêu mến cũng chưa đạt được. Rằng Ngài có một nụ cười quá từ bi và sự từ bi này đã giảm được lòng sân hận của người đối diện. Rằng sự khiêm cung vô cùng của Ngài đối với đại chúng, dù rằng Ngài là vị nguyên thủ của một quốc gia. Rằng sự chí tâm thành kính của Ngài trong lúc lạy 6 phương trình lên Chư Phật và Chư Bồ Tát các tân Bồ Tát mới nhập giòng, đã khởi lên một sự tín tâm mạnh mẽ cho đại chúng trên con đường tu tập Bồ Tát Hạnh. Và sau cùng là ai nấy đều được hưởng sự an lạc, hoan hỉ, không bị gò bó, suốt cả một chương trình được tổ chức rất khéo léo và hoàn hảo.

Lê Phúc và Lưu Kim Chi

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.