Hôm nay,  

Ngôi Làng Bất Hạnh Nhất Thế Giới

25/11/200500:00:00(Xem: 6277)
Đó là lời thổ lộ chân thành và cũng ai oán nhất của một người dân làng Thạch Sơn thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Nỗi bất hạnh không phải vì dịch cúm gà, cũng không phải bệnh SARS, là những thứ bệnh đột ngột hoặc vô tình lan tới như làn gió. Đây là thứ bệnh ung thư, đã được "ấp ủ" từ hơn 20 năm nay, thứ bệnh đáng lẽ con người đã có thể tránh được nếu "nó" được các giới chức thẩm quyền để mắt tới. Tất nhiên, ung thư là thứ bệnh ai cũng có thể mắc vì một nguyên nhân vô tình nào đó, nhưng ở đây lại là do chính con người tạo nên. Bởi vậy, nếu con người không quá thờ ơ, không quá "vô cảm" thì số phận những người dân đã không thê thảm như ngày hôm nay.
Bất hạnh thay, "nó" bị lãng quên và khiến cho gần 300 người dân hiền lành lương thiện trong một ngôi làng mắc bệnh, trong đó đã có hơn 100 người tử vong, thậm chí nguyên cả một gia đình, vợ chồng con cái đều lần lượt theo nhau mắc bệnh và qua đời, đến nỗi nhà cửa trở thành hoang phế, thôn xóm trở thành "xóm nghĩa địa"!
Cuốn nhật ký tử thần
Có một ông làm trưởng trạm y tế của làng Thạch Sơn đến nay đã 49 năm, lẻ vài tháng, thôi thì cứ tính gọn lại nửa thế kỷ. Đó là ông Quản Văn Lộc. Trong sổ sách ông ghi rõ từng trường hợp người chết trong làng. Chỉ tính riêng trong vòng 15 năm qua, từ năm 1991 đến tháng 9-2005 vừa qua, ông Lộc đã cẩn thận ghi chép có 304 người chết thì có đến 104 người chết vì bệnh ung thư, chiếm tỉ lệ 34,86%. Một tỉ lệ chết vì ung thư cao nhất nước, chẳng biết trên thế giới này còn nước nào cao hơn nữa không"
Ông cho biết, suốt từ điếm canh đê vào đến giáp khu Cao Mạ của thị trấn Lâm Thao hầu như không còn sót nhà nào mà không có người chết vì ung thư. Bi thảm hơn, nhà ông Đào Văn Minh, vợ con chết, ông ấy chết luôn, cả nhà theo nhau ra nghĩa địa, chỉ còn cái xác nhà hoang phế, đến nỗi chẳng ai dám đến gần, chẳng ai dám mua căn nhà "tuyệt tự tuyệt tôn" này.
Và từ bao nhiêu năm nay, ở cái làng nhỏ bé này, luôn luôn có hàng chục người bị bệnh viện trả về nằm chờ chết, vô phương cứu vãn. Cứ thế, hết lớp này đến lớp nọ mắc bệnh như một thứ "trật tự" của những tử tù chờ ngày ra pháp trường. Ông Lộc còn than: "Ngay cả khỏe như con trâu, con bò gần như trăm phần trăm đều bị lở mồm long móng, cụt răng, ốm yếu, nói chi đến con người". Ông đọc vanh vách những cái tên người chết vì ung thư từ năm 2001 và dừng lại ở người chết gần đây ông Nguyễn Văn Quảng chết ngày 8-7-2005.
104 người, mỗi người chết theo một "kiểu" khác nhau. Có người chết trong hoảng loạn bởi không tin rằng mình chết, có người lẳng lặng ra đi coi như số phận đã an bài, có người muốn sống quá nhưng không có tiền để kéo dài sự sống dù biết chắc chỉ được một thời gian... Có những thanh niên đang tuổi làm ăn, khỏe như voi cũng lăn đùng ra chết như Nguyễn Văn Dũng, mới 19 tuổi, Nguyễn Văn Hùng 18 tuổi. Có những thiếu nữ vừa độ xuân thì, như em Đào Thị Ước mới có 17 tuổi, "tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu", cũng ngã bệnh đến héo hắt, tiêu điều rồi mới ngậm ngùi "ra đi". Em héo hắt đến nỗi khi gia đình đưa em đến bệnh viện, gặp người đi đường hỏi thăm: "ông bà đưa "cụ" đi nhà thương nào đấy"" Thế có thảm không"
Nhìn vào cuốn sổ ghi chép của ông Lộc, thấy người dân ở làng chết vì đủ thứ bệnh. Ung thư đủ "kích cỡ": ung thư gan, ung thư máu, ung thư da, ung thư xương, ung thư vòm họng. Hầu như trên thế giới này có bao nhiêu thứ bệnh ung thư đều "tập kết" về ngôi làng này "thi đua", "phát huy thành tích" tàn sát dân lành.
Một người trong làng lắc đầu nói: "Làng xóm này ngày nào cũng có giỗ chạp, hương khói quanh năm, tang thương lắm. Tôi cũng đi đám giỗ bây giờ đây, chưa biết chừng năm sau người ta đi giỗ tôi". Điều này đã trở thành chuyện hàng ngày ở làng. Còn có người biết mình sắp chết, như ông Nguyễn Đức Tam, bị ung thư 2 năm, vừa mới đây, con cháu kéo nhau đến "liên hoan" với ông một "chầu" trước khi ông chết.
Trong nỗi khốn cùng
Ông Quản Văn Thực năm nay 55 tuổi, bị bệnh lâu ngày, mắt đã ngả màu vàng ệch, da xám xịt, người nổi hạch tứ tung. Ông kể: Tôi mắc bệnh từ năm 2001, bỏ việc, không đi làm được nữa. Đi kiểm tra ở bệnh viện Phú Thọ, họ kết luận là "viêm hạch", sau thấy hạch cứ sưng to, năm 2003, tôi đi khám ở Viện Quân Y 103, họ kết luận là tôi bị "khối u ác tính", không khỏi được. Bệnh sang giai đoạn thứ hai rồi, nếu có chữa mất ba bốn chục triệu cũng chỉ kéo dài được vài ba năm. Tôi đã nản, nhưng gia đình cố lo chạy chữa, đi truyền hóa chất 3 lần mất hơn 20 triệu đồng. Nhưng rồi nó lại sưng lên nữa. Anh em họ hàng giúp đỡ, đến cả cái sổ đỏ cũng phải đem thế chấp lấy 60 triệu đồng. Cắn răng cầm cố, bán tống bán tháo những gì có thể bán được, nay lại nợ ngân hàng hơn 100 triệu đồng rồi. Hết nhẵn, không còn thứ gì bán ra tiền nữa. Thôi thì đành vậy. Bây giờ tôi như người chờ ngày lên đoạn đầu đài.
Ông Nguyễn Đức Tam ở bên cạnh nhà ông cũng ở trong hoàn cảnh ấy, ông Tam kể: "Tôi bị "dính nó" hai năm rồi, đi khám ở bệnh viện, họ lại bảo u lành. Cách đây gần một năm khám lại, người ta mới bảo là ung thư. Bác sĩ bảo chỉ sống được vài tháng nữa thôi. Mà... nói thật, có muốn chữa cũng hết tiền rồi, thà cứ vui vẻ mà đợi chết, cho con cháu nó khỏi buồn, khỏi tủi".
Nhưng nhà chị Việt còn thê thảm hơn. Trước kia, nhà chị thuộc loại khá giả, vườn rau ao cá, nhà ngói cây mít, sân gạch rộng thênh thang. Đến bây giờ bán hết cho người khác, chỉ còn mỗi cái trái nhà con con. Chị Việt về làm dâu ở nhà này 20 năm trước, chỉ một năm sau đã phải hầu hạ bố mẹ chồng bị ung thư. Vài năm sau họ cũng lăn ra chết. Nhà còn sáu người em chồng khỏe mạnh, thế mà cũng cứ lần lượt theo nhau ra nghĩa trang hết vì cái thứ bệnh quái ác này. Ngay cả cô em út cũng ra đi nốt. Nhà chỉ còn lại hai vợ chồng. Đến năm nay thì người chồng cũng lại mắc chứng bệnh này. Đất đai, nhà cửa đã bán hết, chẳng còn gì để chạy chữa cho chồng dù chỉ để sống thêm vài ba tháng hoặc vài ba năm. Hai vợ chồng chị chỉ còn biết khóc chờ ngày ly biệt.
Ấy vậy mà gia đình chị Việt còn có người sống chứ nhà ông bà Đào Văn Minh và bà Trần Thị Ký và người con là Đào Xuân Kiều đều chết hết, căn nhà khóa cửa bỏ không, cỏ dại mọc đầy, cứ như căn nhà ma.
Đấy là sơ lược về ba mảnh đời tàn tạ giữa ngôi làng Thạch Sơn mà trước những năm 75 xưa kia là một nơi rất trù phú, nằm trên một quả đồi tuyệt đẹp. Phóng tầm mắt nhìn xuống xung quanh chân đồi là ruộng lúa tươi tốt xanh rờn, êm đềm. Cuộc sống của người dân hiền hòa, người nào cũng có chút của ăn, của để. Nhưng rồi tai họa giáng xuống.
Cùng quá hóa liều
Cách đây hơn 20 năm, người dân bỗng phát hiện ra khá nhiều gia đình có người mắc một chứng bệnh kỳ quái, giống nhau: cổ nổi hạch, sưng to dần, mỗi ngày một gầy ốm như xác ve, trước khi chết đều hết sức đau đớn. Sau đó thì người ta mới biết đó là bệnh ung thư. Thôn Môn Dền có 30 gia đình thì đến 22 gia đình mắc bệnh, Khu Đuôi Bãi có 40 gia đình thì có 24 nhà có người mắc bệnh ung thư.
Cứ tưởng là "ông trời gieo tai họa" hay là do chiến tranh để lại sự tàn phá lâu dài. Cả làng hoang mang và người ta nghĩ đến vài cái nhà máy khổng lồ mang tai họa đến. Khu đồi Môn Dền của Làng Thạch Sơn nằm sát bên nhà máy Supe hóa chất Lâm Thao. Nhà máy này được xây dựng "hiện đại hóa" từ hơn 20 năm nay. Đấy là chưa kể đến nhà máy khác là nhà máy giấy Bãi Bằng cũng đồ sộ "hoành tráng" không kém.
Ngay bây giờ đứng trên quả đồi này, vẫn thấy ống khói của nhà máy Supe hóa chất Lâm Thao vươn mình thả cột khói "uy nghi" lên trời cao. Nó đã "hiên ngang" như vậy suốt từ nhiều năm nay. Người dân "diễn tả" lại rằng: Những hôm trời mưa, mùi nồng nặc không tài nào chịu nổi, đứng một lúc trên đồi sẽ bị ho sặc sụa. Chẳng biết nó thải ra chất gì mà những người ở gần nhà máy lao đao vì mùi hăng của lưu huỳnh, cổ họng cứ khản đặc, nước mắt nước mũi chảy ra dàn dụa, có hôm hàng vài chục trẻ em phải phải đưa đến trạm y tế xin chữa bệnh khó thở, sưng họng.

Nhìn xuống chân đồi, con mương nước thải rộng chừng 40 phân, của nhà máy Supe hóa chất Lâm Thao chảy thẳng vào khu ruộng cuối làng, trước là khu ruộng màu mỡ tươi tốt, bây giờ là khu ruộng bỏ hoang vì trồng cây gì cũng chết. Con mương được bê tông hóa, nước vàng quạch, nông choẹt. Nước thải "hồn nhiên" mang theo hóa chất vào đồng ruộng. Gặp cơn mưa lớn, nước tràn sang ao hồ, giếng cống... Nước ao, giếng ô nhiễm đến độ cứ đen lờ lợ, hôi hám, không tài nào dùng cho sinh hoạt được. Nhà nước phải khoan giếng cho dân dùng nhưng thực tế đến bây giờ vẫn còn nhiều nhà phải dùng nước ao, nước giếng. Và cũng chưa chắc gì những cái giếng khoan kia đã không bị ô nhiễm. Nước bẩn làm cá chết trắng ao. Có người không dám ăn, nhưng người nghèo quá lại thêm tiếc "của đau con sót" nên cứ ăn. Họ lý luận cùn: "Đằng nào chẳng chết, khối người không bao giờ ăn cá cũng có tránh được cái chết đâu. Thà là cứ ăn. Con cá ở ao nhà mình, phải bỏ ra bao nhiêu công nuôi chăm sóc, nó mới lớn được chứ".
Cùng quẫn quá, người ta liều rồi. Và cũng chính vì thế nên lưng chừng khu đồi này bên nhà máy là một khu nghĩa địa rộng lớn, chắc chắn mỗi ngày nó sẽ một phình thêm ra.
Đi tìm nguyên nhân
Không cần dài dòng, khi đọc những hàng chữ này, bạn đã có thể hiểu ngay nguyên nhân của những cái chết tức tưởi, oan khiên đó từ đâu ra. "Ai cũng biết, chỉ một người không biết", đó là nhà nước. Nhưng có thật họ không biết không" Bởi như ông Bộ trưởng Mai Ái Trực vừa về thăm làng ung thư Thạch Sơn trong ngày 3-11-2005 vừa qua đã "thanh minh":
- Chúng ta làm việc quan liêu, làng không báo cáo cho xã, xã không báo cáo cho huyện, huyện không báo cáo cho tỉnh, tỉnh không báo cáo cho Trung Ương nên 20 năm nay nhà nước không biết gì cả.
Có thật thế không" Thế cũng là điều đáng buồn lắm rồi. Nhưng có điều đáng buồn hơn thực ra là trung ương đã từng có phái đoàn những nhà khoa học của nhà nước hẳn hoi về khảo sát, nghiên cứu, điều tra đàng hoàng. Xin tóm tắt như sau.
Giáo sư Tiến sĩ Bùi Ngọc Phong đã tiết lộ: Năm 1981, ông đã được Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ mời tham gia vào đoàn khảo sát môi trường và phái đoàn của ông đã chọn Thạch Sơn là nơi đến khảo sát. Bởi theo ông thì nơi đây chính là nơi bị ô nhiễm môi trường nặng nhất. Nhà máy Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao không chỉ thải ra khí thải gây ô nhiễm mà còn thải các thành phần hóa học làm nhiễm độc khúc sông Hồng gần nhà máy và một số vùng dân cư tiếp giáp nhà máy. Hai sản phẩm chính là a-xít sulphuric và supe phốt phát đơn, cùng các chất phụ như thuốc trừ sâu Na2, SiF6,NaF, selen. Ông còn nêu một số những chất độc hại khác kết hợp cùng chất độc hại từ nhà máy giấy Bãi Bằng nên càng làm cho môi trường và nguồn nước bị ô nhiễm độc hại kinh hoàng hơn. Trong phạm vi bài này tôi không thể trình bày hết được những chứng cứ cụ thể đó.
Chỉ xin kết luận ngắn gọn là kết quả nghiên cứu cho thấy khí độc flo ở nhà máy cao gấp 70 lần tiêu chuẩn cho phép; SO2 bảy lần và HF là 11 lần. Còn ở vùng cực đại (Xã Thạch Sơn, 6 nhiễm khí SO2 cao gấp 23-24 lần so với tiêu chuẩn cho phép ở khu dân cư; SO3 14 lần và HF là 36 đến 54 lần. Xét như thế thì người dân ở nơi đây bị nhiễm những bệnh về đường hô hấp, về tim mạch, về tiêu hóa về dị ứng da là điều khó tránh khỏi.
Cảnh báo khoa học như nước đổ lá khoai
Đó là những gì mà "phái đoàn những nhà khoa học" đã tìm ra được. Và ông Giáo sư tiến sĩ Bùi Ngọc Phong nói chắc như đinh đóng cột rằng phái đoàn ông đã khám bệnh cho 1.500 công nhân nhà máy và người dân thì phát hiện ra 35 thứ bệnh nguy hiểm như loạn nhịp tim, hen phế quản, đau đầu, suy nhược thần kinh... Vậy thì người dân ở xung quanh những nhà máy này không ung thư mới là lạ chứ còn chuyện ung thư chỉ là chuyện tất yếu phải đến.
Phái đoàn khoa học của nhà nước này cũng xác nhận đã khuyến cáo phải di dời hết số dân trong vùng bị ô nhiễm đi nơi khác và bản khuyến cáo này cũng đã được trình ngay cho Bộ Khoa Học Công Nghệ Môi Trường.
Như thế là Cơ quan Trung Ương đã biết và biết từ năm 1981, cùng lắm là năm 1982 chứ không phải Trung Ương chưa biết như lời ngài Bộ trưởng Mai Ái Trực vừa trả lời trước công luận.
Nói cho đúng những cái chết của người dân làng này đã được báo trước, báo trước rất lâu rồi. Nhưng những lời cảnh báo ấy như nước đổ lá khoai. Chẳng ai nghe, chẳng ai buồn dở đến những đề tài nghiên cứu ấy. Nó cũng giống như rất nhiều những "đề tài nghiên cứu" khác, dường như làm ra chó có, làm ra để xếp hồ sơ cao ngất ngưởng để "cúng cụ" như kiểu làm phim "cúng cụ" mà ông đạo diễn Hà Sơn đã từng "bạo phổi" nói ra.
Có một lý do... thầm kín"
Một nguồn tin cho biết một điều khá "tế nhị" rằng: Chính quyền địa phương nói họ có biết kết quả khảo sát, nghiên cứu môi trường ở Thạch Sơn, nhưng họ được "quán triệt" không công bố cho dân chúng biết bởi lý do là nhà máy super và hóa chất Lâm Thao đóng thuế cho ngân sách rất lớn, lo công việc làm ăn cho nhiều người dân lao động tại địa phương và lo cung cấp phân bón cho toàn quốc.
Phải chăng đó là cái "lý do thầm kín" nên tất cả những báo cáo khoa học và những lời khuyến cáo đã bị bỏ quên" Mặc cho những cái chết được báo trước thả sức hoành hành trong mấy chục năm qua. Vậy thì họ "được quán triệt" tức là có ý nói "một cấp trên" nào đó đã bí mật ra lệnh cho chính quyền địa phương phải im lặng" Im lặng để nhà nước thu thuế và để cho các quan ở nhà máy đó yên ổn mần ăn"""
Có cần và có nên tìm ra nguyên nhân này không"
Đây cũng là một hành động sát nhân có chủ ý. Không chỉ giết một người, một họ mà giết hại cả một làng. Nguồn nước ô nhiễm bao năm nay đã thấm vào lòng đất, nó còn gây tác hại nhiều hơn thế nữa.
Làm gì trước những nguy cơ cận kề
Tất nhiên, đứng trước sự công phẫn của dư luận, không còn cách nào khác, những người có trách nhiệm đang cuống cuồng lo cho số phận những người dân còn sống sót tại ngôi làng bất hạnh nhất thế giới này. Lại ý kiến, lại hội họp, lại "hội nghị triển khai"... Người chết thì chết rồi và danh sách cụ thể 12 người đang còn chờ đến lượt ra nghĩa địa cũng đã có sẵn, chẳng làm gì hơn được ngoài cái việc cắm dăm bẩy cành hoa, vài nén hương "thương tiếc". Nhưng việc di dời toàn bộ những người dân quanh vùng này là cần thiết. Di dời nhà máy chẳng giải quyết được điều gì khi mà cả một vùng rộng lớn đã bị ô nhiễm thấm vào "mạch máu".
Ngay cả việc di dời người dân thì những di căn của bệnh ung thư cũng chẳng buông tha họ. Và sự kiệt quệ của tất cả những gia đình ấy cũng chẳng thể bù đắp được. Có chăng chỉ là sự khó hiểu đến vô cùng của một thái độ thờ ơ "vô cảm" của những người có trách nhiệm với đời sống của người dân.
Người ta càng bất bình hơn khi nghe ông phó giám đốc nhà máy supe phốt phát Lâm Thao tuyên bố một câu xanh rờn rằng: "ở đây môi trường không có vấn đề gì". Cái sự cãi xóa trắng trợn đó là tiêu biểu cho thái độ vô trách nhiệm của cả ban giám đốc nhà máy từ bao năm nay. Họ thừa biết nhà máy của họ sẽ thải ra những chất gì và ảnh hưởng của nó ra sao. Nhưng họ cứ làm, ai chết mặc ai.
Ở đây, vấn đề đáng quan tâm hơn, là không chỉ một nhà máy Lâm Thao, không chỉ một nhà máy giấy Bãi Bằng mà là thái độ cần phải được xem xét của rất nhiều những công ty khác trên toàn quốc, nhất là công ty có những ông chủ cầm đầu các nhà máy có ô dù che chắn bốn mùa mưa nắng, những ông chủ thuộc diện nhà nước.
Và vấn đề thứ hai là không chỉ có sự ô nhiễm môi trường ở làng Thạch Sơn mà còn ở nhiều nơi khác nữa. Nhất là ở gần những thành phố lớn. Những cột ống khói đen ngòm vẫn ngạo nghễ vươn cao, những dòng kênh mương vàng vọt lờ đờ vẫn tiếp tục mang theo hàng triệu tấn hóa chất độc hại len lỏi vào khắp các khu dân cư từ thị trấn đến làng mạc. Cuộc xâm lăng này vẫn đang âm thầm tiếp diễn. Nguy cơ đó ngày càng cao khi đô thị hóa, hiện đại hóa, công nghiệp hóa với những cái đầu rỗng, trái tim vô cảm như trái ổi xanh thì nguy hiểm vô cùng. Cần phải đặt ra câu hỏi: liệu còn bao nhiêu làng như làng Thạch Sơn nữa trong một ngày không xa"!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.