Diễn Đàn Độc Giả
Sau khi vô WTO, CSVN có thay đổi""!!!
Vũ Đức Nghĩa - Darra QLD
Sau khi CSVN được vô WTO, có một số người Việt tỵ nạn hải ngoại vội vã cho rằng CSVN sẽ thay đổi, để bắt kịp trào lưu tiến bộ của thế giới. Có một số con buôn vội vã tấp tểnh chui lòn vô tòa đại sứ CS, hoặc về VN tìm cách xin xỏ quan thầy VC, được "liếm dép râu", để mang hàng hóa của CS sang đây tổ chức hội chợ, quảng cáo hàng hóa CS, kiếm tiền dâng cho chúng. Rồi một số người khác còn tính tiêu lòn, mang hàng hóa của VC vô hội chợ tết của cộng đồng. Đáng tiếc, âm mưu đó đã bị thất bại ngay từ trong trứng nước. Những người này không hiểu được rằng, CSVN vô WTO chẳng qua là cái thế tư bản ngoại quốc cần lợi nhuận, trong khi CSVN sẵn sàng dâng tài nguyên đất nước và nhân công rẻ tiền cho ngoại bang. Chúng ta cứ thử nghĩ coi, ngay đến cả giang sơn gấm vóc của tổ tiên, danh lam thắng cảnh của đất nước như thác Bản Giốc, hay những địa danh lịch sử như Ải Nam Quan, hay những vị trí chiến lược, giầu tài nguyên như Hoàng Sa, Trường Sa,... CSVN chúng còn cắm mặt dâng cho Tàu cộng, thì đủ hiểu, CS không từ một thứ gì để dâng cho ngoại bang kiếm lợi nhuận. Hai tuần trước, nhân có chút việc phải ra phố, tôi tình cờ gặp một người bạn cũ, liền kéo nhau vào quán làm vài ly lai rai nhắc lại chuyện ngày xưa. Chuyện trò vớ vẩn một hồi, hắn liền hỏi tôi đã về Việt Nam lần nào chưa, tôi nói chưa, hắn liền trợn mắt ngạc nhiên nhìn tôi như nhìn một con quái vật. Sau đó, hắn ba hoa chuyện cộng sản VN bây giờ đã thay đổi, đã khác hẳn ngày xưa. Nào là CSVN đã vô WTO, kinh tế phát triển tới 2 con số, ý hắn nói kinh tế VN phát triển tới trên 10% đó mà. Nhìn hắn ba hoa, tôi thấy thương hại. Trước 75, hắn cũng là tay nam nhi đội trời đạp đất, suốt 4 vùng chiến thuật không có đâu là không có bước chân oai hùng của hắn. Vậy mà bây giờ, hắn lại tệ hại như vậy sao" Tôi đồng ý là trong đời này không có gì là không thay đổi. CSVN cũng không ngoại lệ. Nhưng sự thay đổi của cộng sản không phải là thay đổi để thành người tốt, biết ăn năn, hối hận với những tội ác mà họ đã gây ra cho dân cho nước. Trái lại, cộng sản thay đổi là để thành xảo quyệt hơn, man rợ hơn, mất nhân tánh hơn. Cứ xem những luật lệ CS đặt ra trong thời gian gần đây là ta đủ hiểu, chúng man rợ hơn xưa, rừng rú hơn xưa như thế nào....
Viết đến đây tôi lại nhớ tới câu chuyện vui chọc CS mà một ông bạn tôi không nhớ rõ tên đã viết đăng trên Internet. Câu chuyện đầu đuôi như thế này. Có một nhà thám hiểm chẳng may bị tụi mọi bắt đưa đến trước mặt vị tù trưởng. Tên tù trưởng ăn mặc quần áo đàng hoàng, cổ cồn, cà vạt tử tế, lại biết xổ một tràng tiếng Anh trong đó có cả chữ UNESCO, WTO... Nhà thám hiểm thấy vậy mừng rỡ vô cùng. Kế đó, nhà thám hiểm lại nghe vị tù trưởng kể tiếp chuyện là ông ta đã từng đi du học ở Sydney, Canberra, Oxford, Hoa Kỳ.... Đinh ninh một vị tù trưởng đã đi nhiều hiểu rộng như vậy thì không còn mọi rợ, vô nhân đạo, ăn thịt người như những tụi mọi khác. Thế nhưng nhà thám hiểm bàng hoàng, hoang mang khi nghe vị tù trưởng cho biết là ông sẽ sai tụi mọi nướng chín anh ta để khao tiệc bộ lạc. Nhà thám hiểm đánh bạo hỏi viên tù trưởng: "Thế sự tiếp xúc với nền văn minh thế giới không làm ông mọi thay đổi chút nào sao"" Vị tù trưởng đáp: "Có chứ, sao không. Trước đây tôi ăn sống nuốt tươi anh. Còn bây giờ, sau khi tiếp xúc với văn minh thế giới, tôi sẽ nướng chín anh, rồi dùng dao nĩa để ăn anh với muối tiêu." Đó, sự thay đổi của CS cũng giống như viên tù trưởng của tụi mọi, tuy tiếp xúc với văn minh, nhưng bản chất mọi vẫn hoàn mọi. Chúng có thay đổi cũng chỉ là bề ngoài. Văn minh vật chất cũng thay đổi CSVN y như vậy. CS phung phí tiền bạc, cho con em ra ngoại quốc du học để rồi khi về nước, họ sẽ bóc lột "ăn thịt" dân chúng một cách văn minh hơn mà thôi. Đến đây, tôi xin bàn đến cái chuyện giới trẻ VN hải ngoại có nên về VN giúp đỡ đất nước khi CSVN còn tồn tại hay không" Theo tôi biết thì phần lớn giới trẻ Việtnam hải ngoại đều có nhiệt huyết và hoài bão về việc góp phần xây dựng đất nước. Bất cứ một cá nhân nào mà có chút tình đồng bào hoặc có chút ít tinh thần quốc gia cũng đều muốn giúp đỡ gia đình, họ hàng, bạn bè, và đồng bào mình. Đó là lẽ thường tình vì nhân chi sơ tính bổn thiện. Nhưng tính thiện của mỗi người được biểu hiện qua hành động như thế nào cũng còn tùy thuộc vào sự hiểu biết của người đó. Tôi giả dụ như ngày xưa ông Nguyễn Thái Học, ổng có yêu nước thương dân muốn giúp đỡ những nghèo khổ, tàn tật không" Chắc chắn là có. Nhưng khi ông thành lập một đảng chính trị để đấu tranh chống Pháp thì ông không thể nào để ông sa lầy vào những việc từ thiện xã hội. Vì nếu sa lầy như vậy thì làm sao ông có thì giờ để đi đánh Pháp. Người VN nói chung rất cảm quan nên rất sẵn lòng giúp đỡ gia đình và đồng bào mình. Một trong những bằng chứng là số tiền người Việt hải ngoại gởi về trong nước trong những năm qua lên đến khoảng 10% tổng sản lượng quốc gia của Việt Nam.
Từ nhận thức này giới trẻ Việtnam hải ngoại có những phản ứng khác nhau từ việc thờ ơ cho đến cảm thấy hổ thẹn, nhục nhã, ưu tư, trăn trở, và ôm hoài bão góp phần thay đổi đất nước. Ở đây ta thấy rằng có nhiều thành phần trong giới trẻ với nhiều phản ứng và suy nghĩ khác nhau về việc góp phần xây dựng Việtnam. Để biết chính xác những dữ kiện này chúng ta cần có các cuộc thăm dò trên khắp thế giới. Theo tôi trong thành phần giới trẻ Việtnam hải ngoại muốn và sẽ sẵn sàng giúp xây dựng Việtnam có hai nhóm phụ: nhóm về và nhóm không về. Nhóm về muốn trở về Việtnam để góp phần xây dựng và nhóm không về là nhóm sẵn sàng giúp đỡ xây dựng Việtnam trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng chỉ có thể giúp từ hải ngoại chứ không thể về Việtnam. Nhóm không về là đa số và tăng dần theo thời gian trong khi nhóm về là thiểu số và giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, điều quan trọng tôi thấy cho dù giới trẻ VN có tha thiết muốn về VN đi nữa, thì cũng không dễ gì về vì chế độ CS với sự tham nhũng thối nát, chúng đâu có muốn giới trẻ về để bị lệ thuộc. Giới trẻ VN đã lớn lên ở hải ngoại, chúng quen với tự do dân chủ, chí công vô tư, làm sao chúng có thể chấp nhận chứng cán bộ CS tham nhũng"