Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Amerasian, Di Sản Của Chiến Tranh

06/05/200800:00:00(Xem: 5476)

Di sản chiến tranh...
Cuộc chiến nào mà không để lại những đau thương. Chiến tranh Việt Nam cũng không ra ngoài thông lệ. Những đứa trẻ mồ côi, những làng xóm tan nát, những góa phụ, những thương binh và đặc biệt tại miền Nam, những đứa con hai giòng máu. Những đứa trẻ lai. Mỹ trắng, Mỹ đen, bé trai, bé gái. Người Mỹ gọi là Amerasian. Các em lớn lên trở thành sắc dân Mỹ Á.

Thực ra, Amerasian có thể là di sản của người lính Mỹ tại Phi Luật Tân,  sau đệ nhị thế chiến. Có thể là vấn nạn của Đại Hàn sau chiến tranh Triều Tiên. Nhưng bây giờ khi nói đến Amerasian thì đó là câu chuyện của Việt Nam. Khi nước Mỹ quay lưng đi, đem theo những người cha Hoa Kỳ thì đồng thời cũng bỏ lại cả miền Nam cho cộng sản cùng với lớp trẻ bụi đường, mồ côi ngay khi cha còn sống.

Dù là trong thời chiến tranh, nửa triệu lính Mỹ còn đóng quân từ Long Bình đến Khe Sanh thì trẻ em lai cũng vẫn là "Children of the Dust". Dù là bụi đường hay bụi đời thì cuộc sống cũng ở bên hè phố, thất học, bị xã hội khước từ ngay tại quê mẹ.
Con lai Babylift

Tháng 4 năm 75, miền Nam thất thủ. Người ở trong nhà còn tan nát đau thương thì dân con lai hè phố lại càng bi đát. Những bà mẹ lấy Mỹ, xuất thân từ mọi hoàn cảnh. Làm sở Mỹ, thư ký, nghe phone, làm giường, cắt cỏ, bán bar, bồi phòng và thậm chí là người tình một đêm.

Đứa con ra đời. Tương lai đen tối. Có những đứa bé lai Mỹ vào viện mồ côi tại Saigon đã may mắn được lên những chuyến bay cuối cùng của chiến dịch Babylift.
Hình ảnh của em trở thành câu chuyện thời sự trên trang báo. Ba trăm hành khách nằm trong các thùng giấy, tất cả đều khóc trong suốt chuyến bay. Đã có một chuyến bay bất hạnh nổ tung nền trời Hóc Môn, xác trẻ em tơi tả trên cánh đồng. Vị tướng Hoa Kỳ cuối cùng của phái bộ Mỹ đã đứng đó làm nhân chứng mà lau nước mắt.
Ô nhục của Mỹ quốc.
Năm năm sau, khi những người thuộc diện quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa hầu hết đã đi tù cải tạo. Những gia đình miền Nam đã đi kinh tế mới. Hè phố Saigon vẫn còn lại di sản của chiến tranh. Các em lai đã vào tuổi thiếu niên và cuộc sống hết sức thê thảm. Không những bụi đời mà còn thêm nhiều tệ trạng hút xách, băng đảng. Đó là năm 1980, thượng nghị sĩ Stewant B. Mc Kimay lên diễn đàn của Ủy Ban Đặc Nhiệm nói về niềm ô nhục của quốc gia (National Embarrassment)

Ông nói, "Nếu người Mỹ yêu nước, có lòng ái quốc phải đặt lại vấn đề. Con lai Việt Nam là một di sản của Hoa Kỳ. Nó chính là con của chúng ta." Ông thượng nghị sĩ nói. Chúng ta đã phản bội một quốc gia, chúng ta đã phản bội những bà Mẹ. Bây giờ hãy cứu lấy những đứa con.

Homecoming Act
Cũng phải bảy năm sau lời kêu gọi mới có kết quả. Homecoming Act 1987 ra đời tuy muộn màng nhưng nội dung lại rộng rãi. Luật nói rằng tất cả những đứa trẻ hai dòng máu ra đời từ 1 tháng 1 năm 1962 đến 1 tháng 1 năm 1976 đều là Amerasian. Mỗi em là một vé cho chính em và cả bà con thân thuộc trực hệ được vào cửa thiên đường. Hè phố Saigon bỗng nở hoa Mỹ quốc. Chidren of the Dust bỗng trở thành Children of Gold. Con lai dù trắng hay đen, dù trai hay gái, lớn hay nhỏ đều trở thành cuốn sổ thông hành với vé máy bay một chiều để đi vào xứ sở thần tiên. Có được em bé lai trong tay là hết phải bôn ba vượt biển, hết lo lắng về công an hay hải tặc.

Những em bé mắt xanh tóc vàng hay mắt trắng tóc quăn bắt đầu tắm sạch bụi hè phố để đưa cả gia đình lên đường. Dù gia đình thực hay gia đình mua. Thành tích ghi được nhiều nhất là một em đem 36 thân nhân vào phi cảng quốc tế tại San Francisco. Cả nhà hưởng trợ cấp toàn diện như những dân tỵ nạn chính cống sống sót trên biển Đông.
Miss Saigon

Từ Luân Đôn, kinh đô của Anh Quốc người ta sáng tác vở ca nhạc kịch bất hủ diễn xuất 2 lần 1 ngày. Suốt 6 ngày 1 tuần và liên tiếp trong 5 năm. Họ lại còn đem trình diễn khắp thế giới từ Canada, Úc, Mỹ và tại Đông Kinh, Á Châu. Trường kịch nghệ tại Phi mở luôn 1 lớp đào tạo ca kịch sĩ cho vở Miss Saigon.

Miss Saigon là chuyện tình cảm của cô gái bán bar với anh lính Mỹ. Khi người lính ra đi. Cánh cổng tòa đại sứ đóng chặt. Trực thăng cuối cùng bay lên. Cô gái Saigon ở lại. Đứa con lai ra đời và sau cùng bà mẹ trẻ đã tự hy sinh để cho đứa bé được vào nước Mỹ. Vì người lính Mỹ đã có gia đình, không thể nhận thêm người vợ cũ. Nước mắt khán giả chảy trên khắp năm châu. Vé vào cửa thiên đường của đứa con lai phải trả bằng thân xác của Miss Saigon. Tuồng cải lương của Tây Phương vẽ lại giấc mộng Hoa Kỳ bằng nước mắt đưa chữ Amerasian vào cuốn Bách khoa tự điển ở giữa vần A. Giữa vần B đã có chữ Boat People.

Beautiful Country
Một phim khác ra đời kể lại câu chuyện của một thanh niên lai Mỹ. Cuộc sống trầm luân vì bị bỏ lại, sau cùng mẹ đã giúp cho con vượt biên. Bảo con đi tìm về quê hương của cha.Trải qua bao nhiêu gian khổ, thanh niên lai đã tìm thấy người cha mù sống cô đơn trên cánh đồng Texas.

Đây không phải là người cha bạc tình. Trong một chuyến hành quân ông bị thương, được trực thăng cấp cứu và rồi đi luôn. Giải ngũ với đôi mắt mù, nghèo nàn và làm công cho một nông trại.

Đoạn cuối cuốn phim, đứa con lai bất hạnh, bất tài, cũng nghèo nàn đã tìm thấy cha giữa cánh đồng Texas mênh mông Anh đứng cắt tóc cho người cha tội nghiệp. Bây giờ không phải chỉ có một Amerasian mà cả bố lẫn con đều là di sản đau thương của chiến tranh Việt Nam. Con nhận ra bố. Nhưng bố mù chưa nhận ra con. Câu cuối cùng ông lính già Hoa Kỳ nói rằng: "Khi nào xong đến lượt mày ngồi xuống. Tao sẽ cắt tóc cho mày"". Ống kính từ trên nhìn xuống. Máy chuyển lên cao như trực thăng bốc lên trời. Hai bố con nhỏ dần thành 1 chấm đen giữa đất trời Texas bao la.

Beautiful Country ở đây là tác giả muốn nói đến xứ xở nào.
Amerasian" Các em là ai"

Tổng số con lai trong chiến tranh Việt nam hiện sống tại Hoa Kỳ hay còn tại Việt Nam luôn luôn là một ẩn số. Tài liệu chính thức ghi nhận từ tháng 9- 1982 cho đến tháng 7- 1989 có 8000 hồ sơ con lai vào Mỹ. Bao nhiêu người đi theo 8 ngàn tấm vé số đó. Không ai rõ.

Thống kê định cư cho biết 35% học nghề để đi làm, 36% còn học Anh ngữ và hưởng trợ cấp, 8% lên đại học số. 18% không thấy tương lai. Số còn lại cũng không rõ, có thể lại tiếp tục bụi đời. Lần này báo chí gọi là Bụi Bolsa.

Tuy nhiên 93% được hỏi đã trả lời là dù không phải thiên đường nhưng ở Mỹ cũng OK (Salem)

Nếu hỏi rằng các em tự cho mình là ai. 50% không biết rõ, 5% coi mình là Mỹ, 44% coi mình là Việt Nam và 1% lắc đầu không trả lời.

San Jose và Amerasian
Chủ Nhật đầu tháng 5 -2008, sau khi cơn sốt 30 tháng 4 của 33 năm sau đã qua đi. Các thanh niên nam nữ Amerasian của San Jose tổ chức họp mặt quy mô lần đầu tiên. Không có ai đại diện người cha Hoa Kỳ. Tạm thời có bà dân biểu Zoe Lofgren là hình ảnh của công quyền Mỹ quốc. Có mẹ Thơ tức cô Bảy Sa Đéc đóng vai bà mẹ Việt Nam. Đây là bà Khúc Minh Thơ của hội cựu tù nhân chính trị. Có chú Lộc Nguyễn tức người di tản buồn Nam Lộc trong vai ông chú họ.

Nhưng quan trọng nhất chính là các em. Những di sản của chiến tranh Việt Nam, đang tìm cách dựa lưng vào nhau mà sống trên xứ sở thần tiên. Lấy cộng đồng Việt Nam làm quê mẹ và suốt đời vẫn đi tìm cha ngay trên quê hương mới. Nếu chúng ta là người Mỹ gốc Việt thì các em tự nhận mình là người Việt gốc Mỹ. Bà mẹ Miss Saigon bây giờ đã qua đời. Đi tìm cha ở Beautiful Country bao năm chẳng thấy. Bây giờ các em đang sống ở nơi cội nguồn mà vẫn chưa tìm ra nguồn cội.

Giao Chi San Jose

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào ngày 10 tháng 9, 2024 vừa qua, bộ ngoại giao Hoa Kỳ (BNG/HK), cùng cơ quan Welcome Corps (WC) đã tổ chức một buổi tiếp tân ngay tại Tòa Bạch Ốc ở Washington D.C để chào đón và vinh danh những đóng góp của các hội đoàn cùng những cá nhân và nhóm bảo trợ đã tham gia, đóng góp cũng như vận động cho chương trình “Bảo Trợ Tư Nhân” (Private Sponsorship) của chính phủ Hoa Kỳ được thành hình và thành công tốt đẹp.
Như đã loan báo, Chuỗi Nhạc Hội Kỷ Niệm kéo dài ba ngày vào tháng 9 quy tụ các nghệ sĩ tài danh Phi Luật Tân, Việt Nam, và Trung Quốc sẽ bắt đầu từ ngày thứ sáu 20 tháng 9 cho đến Chủ Nhật 22 tháng 9. Trong khuôn khổ chương trình khuyến mãi mùa thu đặc biệt của Sky River Casino, chương trình văn nghệ Việt Nam sẽ đến với quý vị vào ngày thứ Bảy 21 tháng 9 vào lúc 8 giờ tối trên sân khấu lộng lẫy của chúng tôi.
Ngành Thẩm Mỹ luôn giữ một phần quan trọng trong môi trường kinh doanh tại cộng đồng của chúng ta. Cho dù đó là Tiệm làm tóc, Thợ cắt tóc, Thợ làm móng hay Trung Tâm làm đẹp, đây là một ngành công nghiệp không ngừng phát triển, và tạo việc làm cho hàng nghìn người. Là Thượng Nghị Sĩ của quý vị, Janet luôn cập nhật những vấn đề mới nhất trong ngành này. Janet xin kính mời quý vị đến tham dự buổi Hội Thảo Thẩm Mỹ của chúng tôi vào ngày 16 tháng 9 từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều tại trường Cao đẳng Cộng đồng Coastline. Quý vị sẽ thấy nhiều gian hàng trưng bày các sản phẩm, công cụ và dịch vụ mới nhất.
Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo miền nam California tổ chức Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An vào lúc 10 giờ sáng ngày 15-9-2024 tại Hội Quán Phật Giáo Hòa Hảo số 2114 W. McFadden, Santa Ana, Ca 92704. Đức Phật Thầy Tây An là vị giáo tổ của Phật Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, nguồn gốc của Phật Giáo Hòa Hảo.
Người Mỹ gốc Á, người Hawaii bản địa, và người gốc đảo quốc Thái Bình Dương (AANHPI) là nhóm cử tri tăng trưởng nhanh nhất ở Mỹ. Hơn 15 triệu người AANHPI sẽ đủ điều kiện bỏ phiếu vào ngày bầu cử 5 tháng 11 tới.
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý Người Mỹ Gốc Á Nam California (AJSOCAL) giới thiệu ra công chúng bộ công cụ và nguồn tài nguyên quyền cử tri.
Kỹ Sư Tạ Trung, Chủ Tịch Ủy Ban Người Mỹ Gốc Việt Ủng Hộ Harris, đã phát biểu "Tự Do và Dân Chủ (Freedom and Democracy) là những quyền tối thượng mà Phó Tổng Thống Harris hứa sẽ tích cực tranh đấu để bảo vệ nếu bà trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ..."
Cook Political Report công bố tỷ lệ hiện tại là “Ngang Ngửa” thay vì “Nghiêng về đảng Cộng Hòa” giữa hai ứng cử viên tranh cử chức vụ dân biểu liên bang Địa Hạt 45, Derek Trần và Michelle Steel.
Để đón mừng Tết Trung Thu sắp tới, chúng tôi khuyến khích bỏ hút thuốc cho một tương lai tươi sáng, giống như vầng trăng tròn thắp sáng màn đêm. Đây là dịp để người thân trong gia đình và bằng hữu quây quần bên nhau, cùng thưởng thức hương vị bánh trung thu và ăn mừng sự đoàn viên và sung túc. Hãy để ánh trăng tròn là nguồn cảm hứng khơi dậy quyết tâm làm sáng rực tương lai bằng cách cai thuốc lá
Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) trân trọng kính mời quý vị tới dự Chương Trình Khởi Động của Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Fest), diễn ra từ 3 giờ tới 5 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 22 tháng 9, tại rạp The Frida Cinema, số 305, E. 4th Street, #100, thành phố Santa Ana
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.