Hôm nay,  

Từ Bảo Hộ Tới Bài Ngoại

05/03/200900:00:00(Xem: 6161)

Từ Bảo hộ tới Bài ngoại

Nguyễn Xuân Nghĩa & RFA
...Việt Nam đổ lỗi cho xứ khác về âm mưu diễn biến hoà bình...
Nạn suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây một hậu quả đáng ngại cho các nước là phản ứng bảo hộ mậu dịch. Nhưng, một mối nguy còn trầm trọng hơn đã lại xuất hiện, trước tiên tại Âu Châu, là tinh thần bài ngoại, là sự thù ghét người nước ngoài hoặc kỳ thị di dân. Mục Diễn đàn Kinh tế tuần này sẽ tìm hiểu về hai nguy cơ đó trong quan hệ giữa các quốc gia. Phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ do Việt Long thực hiện sau đây...
Hỏi 1: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Tại hội nghị cấp lãnh đạo của Hiệp hội ASEAN vào cuối tuần qua, các quốc gia Đông Nam Á đã ký kết hiệp định tự do ngoại thương với hai quốc gia ở miền Nam Thái Bình dương là Australia và New Zealand, đồng thời cũng kêu gọi các nước là phải ngăn ngừa phản ứng kiểm soát ngoại thương hay là bảo hộ mậu dịch.
Cùng lúc ấy, người ta lại thấy nổi lên từ Âu Châu một phản ứng đáng ngại khác là tinh thần thù ghét người nước ngoài. Liệu nạn suy trầm kinh tế đang co cụm thành suy thoái toàn cầu có thổi lên tinh thần kỳ thị hay xung đột quyền lợi giữa các quốc gia hay không" Xin đề nghị là chúng ta cùng phân tích rủi ro ấy trong quan hệ giữa các nước.
Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi vẫn sẽ là về bối cảnh chung của hiện tượng đáng sợ này.
- Nói về hiệp hội 10 quốc gia Đông Nam Á là khối ASEAN, các nước đều thấy xuất khẩu của mình bị suy sụp như tất cả các nước Đông Á khác tại miền Bắc. Vì chủ yếu sống nhờ xuất khẩu, các nước ASEAN đã kêu gọi hai điều trong Thượng đỉnh năm nay ở gần Bangkok. Thứ nhất là nên xét lại chiến lược phát triển kinh tế để giảm bớt sự lệ thuộc vào ngoại thương, là điều diễn đàn này nói tới từ sau khủng hoảng Đông Á thời 1997-1998, nhất là với trường hợp Việt Nam.
- Điểm thứ hai là ASEAN kêu gọi các nước đừng có vì nạn suy trầm kinh tế mà lui về phản ứng bảo hộ mậu dịch, tức là vì mục tiêu bảo vệ quyền lợi quốc gia trong nhất thời mà hạn chế ngoại thương và gây ra chiến tranh mậu dịch. Điều ấy sẽ đánh sụt ngạch số ngoại thương và phương hại cho tất cả mọi quốc gia.
- Trong khi ấy, và nhìn về Âu Châu, ta đã thấy nhiều hiện tượng đáng ngại khác. Vốn đang là Chủ tịch luân phiên của Liên hiệp Âu Châu, Cộng hoà Tiệp vừa than phiền Tổng thống Pháp về việc chỉ cấp cứu kỹ nghệ xe hơi tại Pháp, chứ không muốn doanh nghiệp Pháp lại đầu tư vào xứ Tiệp. Phản ứng bảo hộ mậu dịch quả là đang lan rộng. Nhưng, đáng quan tâm nhất là trong khi nhiều xứ Âu Châu bị chấn động vì suy thoái kinh tế thì trên cả lục địa đã bùng nổ hàng loạt những vụ bạo động nhắm vào kiều dân của nước khác, như tại Hy Lạp, Hungary, Italy và cả Anh quốc. Vì vậy, người ta nói rằng tinh thần bài ngoại đang trở thành một vấn đề.
Hỏi 2: Thưa ông, bảo hộ mậu dịch có thể là phản ứng của cấp chính quyền các nước dưới áp lực của quần chúng đang lo âu, chứ hình như tinh thần bài ngoại là một phản ứng tự phát mà nhiều khi chính quyền các nước chưa chắc đã kiểm soát được. Liệu tinh thần bài ngoại và kỳ thị tại Âu Châu có thể trở thành một trào lưu phổ biến chăng"
- Cho đến nay, chúng ta chưa có thống kê đầy đủ về hiện tượng bài ngoại tại Âu Châu vì mỗi quốc gia lại quy định một khác về những vụ động loạn liên hệ đến tinh thần kỳ thị sắc tộc. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay người ta ghi nhận được sự gia tăng đáng quan tâm về những vụ bạo động này. Từ nhẹ đến nặng thì có xứ Ireland với tỷ lệ gia tăng là hơn 21%, nước Pháp hay xứ Scotland với hơn 27%, xứ Slovakia thì hơn 45% và Denmark hay Đan Mạch là tăng 71%.
- Trong chiều hướng ngày càng gay go cho kinh tế Âu Châu, với nỗi tuyệt vọng gia tăng tại các nước Trung Âu và Đông Âu, là những nơi sẽ bị khủng hoảng nặng, thì hiện tượng bài ngoại ấy khó giảm và phản ứng càng gay gắt sẽ dẫn tới chuyện đáng tiếc. Chúng ta không quên rằng dân Tây Âu ở nhiều nơi đã than phiền là di dân Đông Âu tràn qua sẽ lấy mất việc làm của họ, hoặc đả kích giới đầu tư tại Tây Âu là đem hãng xưởng qua Đông Âu làm dân Tây Âu bị thất nghiệp. Bây giờ, trong bối cảnh kinh tế sa sút, Đông Âu và Trung Âu sẽ thất vọng vì Tây Âu không chịu cấp cứu như kết quả tuần qua tại hội nghị khẩn cấp của Âu Châu. Ngược lại, phản ứng kỳ thị lại không giới hạn trong một thiểu số cực hữu và phát xít của các nước Tây Âu mà lan ra cả xã hội.
Hỏi 3: Nếu nhìn rộng ra ngoài thì dù người ta đã nói đến toàn cầu hoá hay thiên hạ đại đồng nhờ thị trường mở rộng, hiện tượng kỳ thị ngoại nhân vẫn còn tiềm ẩn trong nhiều xã hội. Điều ấy có đúng không"


- Khi thủy triều lên và kinh tế thịnh đạt thì không ai chú ý đến những hiện tượng tiêu cực ấy vì ai ai cũng có lợi. Khi con nước rút và tôm cá trở thành khan hiếm thì ta mới thấy nổi lên phản ứng giành giật và kỳ thị nhân danh tinh thần quốc gia dân tộc. Người ta đã từng thấy hiện tượng đó tại các quốc gia nổi tiếng dân chủ cởi mở như Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ, chưa nói gì đến những xứ có tinh thần khe khắt hơn, như Liên bang Nga hay Kuwait.
- Một cách cụ thể và gần gũi với Việt Nam, thì lao động nước ngoài đã từng được đón nhận và khuyến khích tại Đông Nam Á hay Trung Đông vì người ta cần nhân công rẻ trong loại công tác họ khinh rẻ vì không cần tay nghề. Nhưng khi sản xuất sa sút và việc làm khan hiếm, nhân công nước ngoài lập tức bị kỳ thị.
Hỏi 4: Tuy nhiên, thính giả của chúng ta có thể ngạc nhiên vì hiện tượng như vậy lại xảy ra tại Âu Châu là khu vực có thể nói là núi liền núi, sông liền sông, gồm mấy chục nước đã hội nhập vào một tập thể lớn là Liên hiệp Âu Châu, hoặc đã thống nhất tiền tệ giữa ít ra 16 quốc gia. Bao nhiêu năm hội nhập và thống nhất của Âu Châu mà còn bị thách đố như vậy sao"
- Trên bình diện pháp lý, công dân Âu Châu có thể khỏi cần giấy thông hành để di chuyển trong cả khu vực và nhiều xứ đã xài một đồng tiền thống nhất. Trong thực tế của địa dư và văn hoá thì xứ này vẫn cách ngỡ với xứ kia và có khác nhau trong nếp sinh hoạt. Khi kinh tế phát đạt thì mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua để tìm ra việc làm và chuyển giao công nghệ cho nhau. Chuyện ấy đã từng xảy ra trong lịch sử Âu Châu chứ không chỉ là mới đây.
- Khi kinh tế suy trầm làm kinh doanh khó khăn như hiện tại thì phản ứng tiêu cực dễ xảy ra. Thành phần chủ nhà thì coi là đang bị ngoại nhân lấy mất lợi lộc và có phản ứng kỳ thị di dân. Người bị gọi là tha phương cầu thực thì thấy mình bị khinh rẻ và ngược đãi theo kiểu vắt chanh bỏ vỏ. Giới chính trị cũng có nhiều người khai thác tính tiêu cực đó vì mục tiêu tranh cử riêng nên chẳng can ngăn, thậm chí còn đổ lỗi cho người khác về những khó khăn kinh tế trước mắt.
- Hiện tượng ấy đáng sợ vì gây mâu thuẫn giữa "Âu Châu mới", gồm các nước "tân hưng" tức là mới nổi lên tại Trung Âu và Đông Âu, với "Âu Châu cũ" là các nước Tây Âu đã hồ hởi đầu tư quá nhiều vào vùng đất vừa mới được giải phóng hai chục năm trước. Nếu chúng ta lồng thêm vào cuộc tranh luận về quyền lợi với bài toán an ninh là đối sách ôn hoà hay cứng rắn với Liên bang Nga sau vụ tấn công Georgia và khống chế Ukraina thì mình thấy ra kích thước của vấn đề.
Hỏi 5: Trở lại chuyện Đông Á thì một hiện tượng bài ngoại như vậy có thể xảy ra hay không"
- Câu trả lời sẽ là có và không. Tôi xin được phép giải thích nghịch lý này.
- Các nước Đông Á đều chia sẻ một chiến lược đắc dụng trong nhiều thập niên là mở cửa tiếp xúc với bên ngoài, đón nhận tư bản và công nghệ của nước ngoài đầu tư vào trong lãnh thổ để làm gia công và tái xuất khẩu ra ngoài. Vì vậy, khu vực này cần sự hội nhập quốc tế và trọng vọng ngoại nhân cho nên ít có tinh thần bài ngoại, thậm chi còn vọng ngoại. Cũng vì vậy mà các nước mới kêu gọi thế giới hãy đừng vì quyền lợi quốc gia hẹp hòi mà thiết lập chánh sách bảo hộ mậu dịch. Nếu mà khi đầu tư của Tây phương sút giảm vì suy thoái kinh tế tại Âu Châu hay Hoa Kỳ, các nước Đông Á lại kỳ thị kiều dân nước ngoài thì họ sẽ tự gây họa cho mình.
- Nhưng ngay giữa các nước Đông Á với nhau thì dị biệt về quyền lợi hay văn hoá vẫn còn, nên  phản ứng kỳ thị vẫn có thể xảy ra. Nguy ngập nhất là khi chính quyền các nước rơi vào giải pháp dễ dãi là đổ lỗi cho xứ khác về những khó khăn của mình. Một thí dụ điển hình và nóng hổi là khi Trung Quốc hay Việt Nam đổ lỗi cho xứ khác về âm mưu diễn biến hoà bình, hoặc Bắc Kinh quy trách cho nhiều địa phương là cấu kết với thế lực ngoại quốc làm chệch hướng chính sách kinh tế xã hội của trung ương. Trong hoàn cảnh ấy, chính là chính quyền các nước đã khai thác tinh thần bài ngoại trong quần chúng để chạy tội.
Hỏi 6: Hậu quả của một trường hợp như vậy sẽ ra sao khi mà thế giới đang lao đao vì nạn suy thoái kinh tế"
- Hậu quả là thành phần cực đoan của xứ này sẽ viện cớ quá khích của xứ khác mà gây thêm mâu thuẫn về quyền lợi và chúng ta sẽ có cả phản ứng bảo hộ mậu dịch lẫn kỳ thị ngoại nhân. Vụ Tổng khủng hoảng năm 1929-1933 đã dẫn tới hiện tượng đó làm cho khủng hoảng lan rộng và kéo dài trong khi tinh thần quốc gia dân tộc hẹp hòi đã châm ngòi cho Thế chiến II. Kết cuộc là nếu không khéo xử thì các nước sẽ vì khó khăn nhất thời mà gây thêm tai họa nghiêm trọng hơn.
- Trong khung cảnh đáng ngại ấy, Việt Nam càng nên sớm duyệt xét lại chiến lược phát triển mà tăng cường khả năng tiêu thụ nội địa và giảm dần sự lệ thuộc vào ngoại thương. Chúng ta không nên đóng cửa và kỳ thị thế giới bên ngoài nhưng vẫn phải lấy sức dân là chính và hội nhập được nội bộ với nhau thì mới tránh được những giông bão ngoại nhập.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Với sự miễn nhiệm ba nhân vật ở vị trí lãnh đạo quốc gia như Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam chỉ trong vòng một năm từ năm 2023 đến năm 2024 vì lý do ba nhân vật đó thiếu liêm chính đã dẫn đưa người ta có cái nhìn về viễn ảnh trước mắt là sự khủng hoảng cơ cấu và sự bất ổn kinh tế làm cho giới đầu tư nước ngoài e dè, thận trọng, và chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác...
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.