Chắc người Việt ở Bắc, ở Trung, ở hải ngoại ít ai dè ba triệu người Việt tỵ nạn CS làm được một kỳ tích ít ai ngờ. Người Việt Hải Ngoại hầu như đã hình thành được một Việt Nam Hải Ngoại với niền tin, hy vọng, và lý tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền sau 33 năm tỵ nạn CS.
Thực vậy, 30-4- 1975 tới 30-4- 2008. 33 năm người Việt với bàn tay trắng ăn nên làm ra, tạo được thế chánh trị ngay trong lòng Tây Phương, ở các nước định cư là những đại siêu cường thế giới. Mạnh và bảnh hơn người Pháp hải ngoại thời Đệ Nhị Thế Chiến nhiều; chỉ chưa có quân đội vì không có chánh phủ lưu vong thôi. Nên 33 năm người Việt tiếp tục cuộc Chiến tranh VN (đấu tranh võ trang để bảo vệ tư do, dân chủ cho Miền Nam) bằng một cuộc "chiến tranh khác", là đấu tranh chánh trị ở hải ngoại để giành lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho đồng bào trong nước. Có thể tự hào một cách chánh đáng, cộng đồng Việt hải ngoại là cộng đồng chống Cộng mạnh, bền nhứt nhứt so với cộng đồng Đại hàn, Cuba, Trung Hoa Quốc Gia.
30- 4- 1975 người Việt hải ngoại thua một trận nhưng đang hành động thắng một cuộc chiến tranh. Chế độ tự thực dân của CS Hà nội còn nghiệt ngã, hà khắc hơn 1000 Bắc thuộc và 100 năm Tây thuộc. Một thứ tự thực dân nghiệt ngã nhứt mà Loài Người đã thấy được trong lịch sử Loài Người.Nhưng người Việt hải ngoại biến đau thương thành hành động kiên tâm, quyết chí, cố gắng vươn lên. Từ bàn tay trắng, ăn nên làm ra, học hành tiến phát. Từ tay không, tiếp tục cuộc chiến tranh khác, đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Một quốc tế vận lớn mạnh chưa có tiền lệ trong lịch sử Việt nhưng hữu hiệu vô cùng. Một cuộc chiến tranh bất cân xứng nhưng nhiều triển vọng và thế tất tháng đối với một đối thủ là CS Hà nội với một lực lượng quân sự, an ninh CS thừa sức diệt chủng, có ngân sách trong tay, có lãnh địa để khai thác, có người dân để bóc lột, có bang giao và giao thương với nhiều nước.
Hai mắt giáp công. Chẳng những đấu tranh ở hải ngoại mà người Việt hải ngoại còn vận động, tiếp trợ đồng bào trong nước. Ở hải ngoại dùng lá phiếu, vận động hành lang quyền lực, kiến nghị, biểu tình, và các phương thức sinh hoạt dân chủ khác để quốc tế vận, thúc đẩy các siêu cường áp lực CS Hà nội. Nhập nội chuyển lửa về quê hương, giúp nhân tài vật lực cho phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Cuộc chiến đấu của người dân Việt trong ngoài nước có lúc thịnh suy nhưng kiên trì với niềm tin như nhà cách mạng lão thành Phan bội Châu mong mỏi, “đời ta không thành thì có con ta, con ta không thành thì có cháu ta, cháu ta không thành thì có chắt ta."
30- 4- 2008, 33 năm sau, tương quan thế lực thay đổi. Cán cân chánh trị nghiêng về phía nhân dân VN. Biểu tượng tự do, dân chủ, nhân quyền của cuộc đấu tranh của người dân Việt được quốc tế chấp nhận và ủng hộ, được trong nước hưởng ứng mạnh và phát triển từ điểm sang diện, từ phẩm sang lượng. Từ năm 2005, "diễn biến hoà bình" của người Việt hải ngoại đã không còn hoà bình nữa. Chỉ trong 3 tháng mà nhân dân đứng lên chống đối Công An, đốt xe, bao đồn, ném đá trên 80 vụ khiến Bộ Công an CS phải ra lịnh cho Công An của 64 tỉnh thành tăng cường đàn áp, đối phó. Còn các siêu cường trên thế giới, hết Quốc Hội này đến Quốc Hội khác ở Tây Au, Bắc Mỹ liên tục phê bình, chỉ trích, áp lực ngấm ngầm và công khai chế độ CS Hà Nội. Thất thế của CS Hà Nội trên mặt trận nhân quyền vô phương cứu gỡ trong đoản kỳ cũng như trong trường kỳ.
Còn CS Hà nội thì tự thân đã rệu rã. Bên ngoài, mất tính đấu tranh, mất tinh thần sáng tạo, bị động trước các thế lực siêu cường, mất đất, mất biển, mất chủ quyền, đi xin xỏ, chiều lụy Mỹ, Trung Cộng. Bên trong, các thứ bịnh tham nhũng, kỳ thị địa phương, xung đột lập trương thân Tàu, thân Mỹ, suy bì tị hiềm, kèn cựa chức quyền như bịnh ung thư đang trong thời kỳ di căn. Mổ cắt bỏ cũng chết mà không làm cũng chết. Đảng CS chỉ còn nằm chờ chết, dùng Nhà Nưóc để thu vén cuối đời, được chừng nào hay chừng ấy.
Nói tới thì cũng phải nói lui. Trong hàng ngũ ngưòi Việt hải ngoại cũng có một số người bi quan vì thiếu kiên trì, thấy sao đấu tranh hoài mà không đi đến đâu, CS Hà Nội chưa sụp đổ. Có người ngưng đấu tranh, tìm cách "tránh đâu" đó để hưởng thụ cuối đời, ôm mối căm hơn trong củi sắt, ngặm đắng nuốt cay, lánh mắt đi về nước kiếm cỏ non, bò lạc hay kiếm một chút tiền cò để hưởng thụ cuối đời.
Nhưng đại đa số nắm vững qui luật đấu tranh chánh trị và sự vận hành của lịch sử. Tranh đấu có lúc thịnh suy nhưng khi đối phương không diệt được trong ngắn tầm thì phong trào đấu tranh sẽ trưởng thành và thắng lợi trên tro tàn của chế độ trong dài hạn. Con đường đấu tranh chánh trị ít khi là con đường thẳng. Lắm khi nó đi vòng vèo, khúc khuỷu, quanh co, lên dốc xuống đèo. 33 năm ngoảnh nhìn lại mời thấy đã đi quá xa, xa hơn ngưòi đã đi dự tưởng. Có lúc nó hẹp lại tưởng đâu bế tắc khi CS cai trị dân bằng bao tử, siết chặt người dân bằng ăn gạo sổ, ở hộ khẩu và khi tài phiệt đa quốc gia các nước giàu xem Đô la trọng hơn nhân quyền.
Trên đường xa 33 năm đó, một tiến bộ lồng lộng, không thể không thấy được. Dù CS hay Quốc gia, dù lạc quan hay bi quan, dù né tránh hay tham gia chánh trị công dân - cũng thấy thế lực của CS đã bị xói mòn, xói mòn như con dao bữa cau ăn trầu xài lâu khuyết lưỡi sắp gãy. Con người dân Việt đã vượt khỏi nỗi sợ CS tưởng đâu không rời được. Nhưng dân Việt đã tiến lên từ trạng thái sợ, ríu ríu nghe theo, qua giai đoạn cãi vã, chống đối bằng miệng, chống đối bằng hành động, đấu lý vơi công an, sử gụng gậy hiến pháp hữu danh vô thực của CS làm gậy ông đập lưng ông, bám thắt lưng địch mà đánh - đã và đang vượt xa trạng thái mà những nhà chánh trị học gọi là bất tuân hành dân sự.
Đó là những thắng lợi lớn nhứt và điều kiện cần và đủ phải có trong các cuộc đấu tranh chánh trị thay đỗi vận mạng quốc gia dân tộc. Tất cả cuộc cách mạng bạo động hay bất bạo động đều phải qua giai đoạn này. Quần chúng phải không sợ thì mới dám đứng lên, nổi dậy, đấu tranh, chiến đấu và lật đổ bạo quyền, theo lời kêu gọi của các lãnh tu, đoàn thể, tổ chức có sức lôi cuốn ( charisma)
Nếu so sánh bối cảnh Việt Nam hiện nay với các nước CS Đông Âu, Liên Xô, hay các chế độ độc tài quân phiệt khác trên thế giới đã bị sụp đổ, thì chế độ CS Hà Nội rệu rã hơn nhiều so với các nước ấy vào thời tiền cách mạnh tự do, dân chủ của nhân dân. Thế lực đấu tranh có mặt và hoạt động nhiều và đều trên phương diện phẩm lượng cũng như diện địa. Chắc chắn khi nhân dân VN nổi lên lật CS Hà Nội, quốc tế không nước nào binh. Và nhân dân trong nước, kể cả một số lớn đảng viên cũng không binh, huống hồ gì người dân bị trị. Nếu Đảng sử dụng Quân Đội, theo kinh nghiệm cách mạng ở các nước CS Đông Âu và Liên xô, Quân Đội luôn luôn tìm cách né, tỏ ra trung lập, đợi xem phe nào mạnh, sẽ nghiêng về để tự cứu, chớ không dại gì điều binh khiển tướng ra bắn giết dân trong đó có mẹ chị, anh em, con cháu mình.
Đảng, Nhà Nước CSHà nội trên phương diện chánh tri nhân dân đã trở thành ngoài không chằng, trong không néo, chỉ cần một cơn giông là sụp đổ. Nhưng lực lượng Quốc Gia nào sẽ góp gió làm bão đây và chừng nào tung cơn bão đó ra, là cả một tính toán, cả một vận dụng đúng thời cơ, địa lợi, nhân hòa. Nhưng chắc chắn cơn giông bão làm sụp đổ chế độ CS Hà Nội độc tài toàn trị phải có và phải đến vì mây đã kết, gió đã tụ, áp lực không khí đang xoáy theo vòng quay của Trái Dất rồi. Không ai có thể cản được.