Hôm nay,  

Tin Văn: Cũng Vậy Thôi

27/09/200100:00:00(Xem: 8626)
Thôi thì thôi nhé,
Vẫn ngần ấy thôi.
(Quand Même)

Dưới sức ép của hoàn cảnh bên ngoài, con người bắt buộc phải vượt trạng thái ù lì của chính mình, để tạo nên những tác phẩm vật chất và tinh thần. Từ Democrite tới Freud, những tư tưởng gia đã có lý, khi nhấn mạnh sự kiện trên. Kết quả là, sự chống trả thiên nhiên bên ngoài, được thể hiện qua sức ép nói trên, lưu truyền trong xã hội qua sự chống trả của giai cấp, và bất cứ một cá nhân nào, đều cảm thấy điều này, ngay từ thời thơ ấu, qua [cách đối xử ] cứng rắn của đồng loại. Con người thì mềm mỏng, trong cung cách họ mong đợi một điều gì, từ những kẻ mạnh hơn họ; và tàn nhẫn khi những kẻ yếu đuối hơn chờ mong một điều gì ở họ. Cho tới nay, đây là cái chìa khóa, của cái gọi là bản chất cá nhân - như là một thành tố của xã hội.

Những kẻ bảo thủ sau cùng đi tới kết luận: khiếp sợ và văn minh không thể tách rời. Kết luận đó có những cơ sở thật vững chắc. Điều gì sui khiến con người phát triển, làm chủ được những kích động đa dạng của mình, nếu không phải là sự tiến hoá của chính họ đã được thực hiện qua những cố gắng mà họ bắt buộc phải thực hiện, để chiến thắng sức chống trả ở bên ngoài" Sức chống trả gây kích động ở nơi họ, hiển hiện ngay ở nơi người cha - người với nghìn cái đầu: ông thầy dậy bảo [vợ con], ông chủ tối cao [trong gia đình], người khách, địch thủ, những kẻ đại diện cho sức mạnh mang tính xã hội và chính trị. Sự tàn nhẫn của những ông bố là mầm kích động tính mau mắn [gọi dạ bảo vâng], ở từng cá nhân.

Thật hão huyền khi giả dụ rằng, một ngày nào đó, người ta có thể gia giảm mức độ của sự cứng rắn, rằng những hình phạt đẫm máu, từ bao thiên niên kỷ, được sử dụng để "thuần hóa" nhân loại, sau cùng được thay thế bằng những viện điều dưỡng. Cưỡng bức giả đò chẳng ăn thua gì. Bước tiến hoá của văn minh được hoàn tất dưới sự giám hộ của tên đao phủ; nhìn từ quan điểm này, Sáng Thế Ký và "Những Dạ tiệc ở St. Petersburg" thật xứng hợp với nhau. Làm việc và [hưởng] vui thú được đặt dưới sự giám hộ của đao phủ. Muốn chối bỏ sự kiện này có nghĩa là khinh bỉ mọi khoa học và mọi luận lý. Bớt làm việc đi, chỉ nội sự kiện này, là dấu hiệu của tiêu vong. Biết được điều này, người ta đi tới đủ thứ kết luận: miệt mài thờ phụng sự man rợ phát xít, hoặc tìm nơi ẩn náu, ở trong những tầng địa ngục. Một kết luận khác có thể khả hữu: vứt luận lý vào thùng rác, khi nó đụng phải những quyền lợi của nhân loại.

Max Horkheimer & Theodor W. Adorno.

Ghi chú: Bài viết (nhan đề tiếng Pháp, Quand même, Cũng vậy thôi, là từ nguyên bản tiếng Đức), được in trong "Biện chứng pháp của Lý trí" (La Dialectique de la Raison), bản tiếng Pháp, nhà xb Gallimard, ấn bản 1996.

Jennifer Tran chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thân phận thảm thương Á Căn Đình của tôi.
Giải thưởng văn chương Nobel năm nay đã được trao cho nhà văn Anh,
Tin Văn kỳ trước có trích dẫn một số câu trả lời phỏng vấn, từ cuốn “Partis Pris”, nguyên bản tiếng Anh “Strong Opinions”,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.