Hôm nay,  

Chúc Mừng Năm Mới

19/02/201511:25:00(Xem: 2878)

Chúc Mừng Năm Mới

 

Lê Minh Hải

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

(Robert Mullins International) Trước thềm năm mới Ất Mùi năm 2015, thay mặt Ban Giám Đốc Robert Mulllins International và tòan thể nhân viên, chúng tôi chân thành cảm ơn qúy cơ quan truyền thông báo chí và quý thân chủ đã luôn tin tưởng và ủng hộ trong nhiều năm qua. Kính chúc qúy vị thành công trên mọi mặt, sức khỏe an khang, vạn sự như ý.

Nhân những ngày tân niên Ất Mùi, chúng tôi xin dùng chủ đề hôm nay để trả lời một số câu hỏi của độc giả và thính giả quan tâm đến vấn đề di trú.

- Những Tác Động Hành Pháp sẽ được thực hiện ra sao?

Tổng thống Obama công bố Những Tác Động Hành Pháp vào tháng 11 năm 2014. Mới đây, Sở di trú đã loan báo sẽ chính thức nhận đơn mới cho chương trình DACA nới rộng từ ngày 18 tháng 2 năm 2015, dành cho những trẻ em đến Hoa Kỳ trước 16 tuổi và hiện không còn quy chế hợp pháp. Họ phải từng ở Hoa Kỳ từ ngày 01 tháng Giêng năm 2010. Tháng Giêng năm 2015 cũng áp dụng cho những đương đơn của chương trình DAPA, dành cho những cha/mẹ cư ngụ không hợp lệ của công dân Mỹ hoặc của các Thường trú nhân. Tháng Năm sẽ bắt đầu nhận đơn của chương trình DAPA.

Cả hai chương trình DACA và DAPA đều giúp cho các đương đơn hợp lệ hoãn bị thi hành lệnh trục xuất trong 3 năm, nhưng sẽ không thể được cấp Thẻ Xanh. Tuy nhiên, Sở di trú có thể sẽ không thể hoàn tất duyệt xét đơn của hai chương trình DACA và DAPA cho đến năm 2016.

Nhưng tin tức mới nhất chúng tôi vừa nhận được hôm nay, sau khi bài đã gửi cho các báo chí phổ biến tuần này, vị thẩm phán liên bang, ông Andrew Hanen đã phán quyết đình chỉ tạm thời pháp lệnh hành pháp của tổng thống OBAMA.  Mặc dầu chính phủ cực lực phản đối và sẽ tiến hành thủ tục kháng cáo, nhưng sở di trú đã ra thông cáo tạm hõan ngày nhận đơn các diện DACA mở rộng vào ngày 18 tháng 2, 2015 và DAPA vào tháng 5, 2015.   Bộ ngọai giao cho biết nếu kháng cáo xin trì hõan được tòa liên bang chấp thuận, chính phủ sẽ bắt đầu thi hành pháp lệnh hành pháp của tổng thống Obama ngay sau đó.

- Liệu có những tiến triển di trú nào mà người di dân có thể hy vọng xảy ra trong năm 2015?

Hầu hết các nhà quan sát không tỏ ra lạc quan chút nào về những thay đổi thực sự trong luật di trú năm 2015. Bên cạnh Những Tác Động Hành Pháp của ông Obama, hầu hết những vấn đề khác sẽ vẫn được thảo luận tại Quốc hội.

Vào ngày 13 tháng Giêng vừa qua, một nhóm nghị sĩ của hai đảng đã đưa ra Đạo Luật Đổi Mới Di Trú Năm 2015. Đạo luật này sẽ tăng nhanh số chiếu khán (visa) diện H1B lên đến 165.000 chiếu khán, và sẽ mang lại nhiều sự cải tổ rất cần thiết liên quan đến hệ thống theo thứ tự ưu tiên về diện làm việc cấp thẻ xanh. Đạo luật này cũng sẽ tăng chỉ số cấp chiếu khán cho mỗi nước về diện bảo lãnh gia đình và cho phép sử dụng số thẻ xanh đã được Quốc hội chấp thuận vào năm ngoái nhưng chưa sử dụng. Nhưng chưa ai rõ liệu đạo luật này có thể được Quốc hội thông qua hay không.

Nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng Hòa nói rằng kế hoạch cải tổ di trú toàn diện sẽ không được Quốc hội thông qua vì nhiều nhà làm luật không tin rằng những điều khoản thi hành luật sẽ được thực hiện. Ông nói rằng: "Con đường hướng tới duy nhất có cơ hội thành công đó là kiểm soát được tình trạng di trú bất hợp pháp" trước hết. Về điểm này dường như Tổng thống và Quốc hội không thể đồng ý về một đạo luật di trú có thể được cả hai đảng trong Quốc hội chấp thuận.

- Tối Cao Pháp Viện có thể ban hành quyết định về luật "DOMA" dành cho việc hôn nhân đồng tính được áp dụng trên toàn quốc?

Vào thời điểm này, những cặp đồng tính có thể kết hôn tại 35 tiểu bang và quận District of Columbia. Số tiểu bang còn lại vẫn chưa chấp nhận hôn nhân đồng tính. Tối Cao Pháp Viện mới đây đã đồng ý nghe điều trần về những hồ sơ hôn nhân đồng tính của bốn tiểu bang. Quyết định sau cùng của Tòa về hôn nhân đồng tính hy vọng sẽ có vào cuối tháng 6 năm 2015. Nếu Tòa chấp thuận thì luật hôn nhân đồng tính sẽ được chấp thuận trên toàn quốc.

Ngoài Hoa Kỳ, 17 quốc gia khác cũng đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Tại vùng Á Châu Thái Bình Dương, chỉ có Tân Tây Lan chấp nhận hôn nhân đồng tính. Việt Nam hiện nay cho phép những cặp đồng tính được tổ chức nghi lễ cưới hỏi truyền thống và được nhập hộ khẩu, nhưng họ không thể nộp đơn xin hôn thú chính thức, vì thế, việc tổ chức cưới hỏi đồng tính ở Việt Nam không có giá trị về mục đích di trú.

- Vấn đề Cải Tổ Di Trú Toàn Diện có phải là kỳ vọng của những di dân hợp pháp đang chờ đợi ở những nước khác?

Nếu Cải Tổ là việc cải tổ dựa trên doanh nghiệp hoặc dựa trên sự tưởng lệ hơn là dựa trên những liên hệ gia đình, thì nó sẽ không giúp ích cho những đương đơn xin chiếu khán di dân ở Việt Nam.

Cách tốt nhất để giúp những di dân đang chờ đợi là thay đổi cách cấp chiếu khán và tính thêm những chiếu khán không được sử dụng từ những năm trước. Quốc hội có thể dễ dàng tìm cách giải quyết vấn đề này.

- Chiếu khán diện L-1 có thể là cách thay thế tốt hơn cho chiếu khán H1-B không?

Chiếu khán L-1 dành cho những chức vụ quản lý hoặc điều hành đang làm việc cho những chi nhánh của một công ty Mỹ ở Việt Nam. Mối quan hệ hợp lệ cần phải hiện hữu giữa thực thể doanh nghiệp Mỹ và công ty ngoại quốc ở nước ngoài. Danh từ "quan hệ hợp lệ" có nghĩa là quan hệ công ty mẹ, phụ trợ, chi nhánh hoặc liên kết. Đương đơn diện L-1 phải là người của liên công ty từng làm việc công ty ở nước ngoài liên tục một năm trong ba năm sau cùng. Lợi điểm của chiếu khán L-1 là:

* Không có giới hạn chiếu khán L-1 mỗi năm.

* Đơn Theo Điều Kiện Lao Động không cần nộp cho Sở Lao Động.

* Đơn xin chiếu khán có thể nộp bất cứ lúc nào trong năm.

* Không Đòi Hỏi Chế Độ Lương Bổng Hiện Hành.

* Người hôn phối của người có chiếu khán L-1 có thể làm việc tại Hoa Kỳ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Làm sao các đương đơn của chương trình DACA và DAPA chứng minh họ hội đủ điều kiện đã ở Hoa Kỳ từ ngày 1 tháng Giêng năm 2010?

- Đáp: Họ cần thành lập một lượng hồ sơ đầy đủ, chứng minh nơi cư ngụ trong suốt 5 năm qua.

Hầu như bất cứ giấy tờ nào cũng có thể được xem là bằng chứng: Hóa đơn tiền điện, giấy phạt chạy xe quá tốc độ, hồ sơ y tế, biên nhận mua ngân phiếu (money order), giấy đăng ký xe, hồ sơ rửa tội, giấy nợ ngân hàng, thư có mộc ghi ngày của bưu điện, đăng những thông tin xã hội, biên nhận thuê phim hoặc hóa đơn trả tiền bác sĩ thú y….

- Hỏi: Liệu cháu gái của tôi có thể hội đủ điều kiện của chương trình DAPA không vì cháu là sinh viên du học nhập cảnh Hoa Kỳ trước ngày 01 tháng Giêng 2010, đã không còn diện du học từ năm 2012 khi có một đứa con là công dân Mỹ và hiện đã được hai tuổi?

- Đáp: Cháu của qúy vị có thể hợp lệ chương trình DAPA nếu cô ấy có mặt ở Hoa Kỳ từ ngày 1 tháng Giêng 2010 và có tổng cộng 5 năm hiện diện ở Hoa Kỳ.

- Hỏi: Nếu những trẻ em đã có chương trình DACA, liệu các em sẽ phải cần làm thêm những gì để có thể được thêm 3 năm tạm hoãn thi hành (lệnh trục xuất) và được quyền làm việc do Những Tác Động Hành Pháp mang lại?

- Đáp: Sở di trú USCIS đang nghiên cứu những phương cách nới rộng quyền làm việc hai năm như trước đây trở thành ba năm.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Lê Minh Hải

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kết hôn với người có thẻ xanh hoặc công dân Hoa Kỳ có thể nhận được thẻ xanh dựa trên hôn nhân. Nhưng những người nộp đơn vội vàng có thể bị buộc tội do vi phạm Quy tắc của Sở Di Trú. Quy tắc này là Quy tắc 90 ngày. Mục đích của Quy tắc này là ngăn chặn mọi người sử dụng chiếu khán tạm thời để lưu trú dài hạn ở Hoa Kỳ.
Gần đây, Tổng thống Biden đã ký một Sắc lệnh Trí tuệ nhân tạo ngày thứ Hai nhằm giúp Hoa Kỳ dễ dàng thu hút các nhân tài AI người nước ngoài nhiều hơn. Hiện tại, không có thay đổi nào. Ông Biden đã chỉ đạo một số cơ quan chính phủ để chuẩn bị các đề xuất, chính sách mới.
Đây là ý kiến của một người về cách làm thế nào để một quốc gia có thể có một xã hội đa văn hóa thành công. Một xã hội đa văn hóa là gồm các nhóm dân tộc đa dạng; việc không hòa nhập và đối địch nhau sẽ dẫn đến tự sát tập thể. Chúng ta đang bắt đầu thấy điều đó ở Hoa Kỳ. Hoa Kỳ hiện đang chứng kiến sự gia tăng các tội ác bạo lực về phân biệt chủng tộc và tội ác có động cơ từ thù hận tôn giáo.
Một trong những điều khiến người xin chiếu khán khó chịu nhất là sự chậm trễ trong quá trình phỏng vấn ở Lãnh sự. Những sự chậm trễ này có thể do nhiều lý do, bao gồm cả Giấy INA §221(g) và Duyệt xét hành chính.
Sở Di Trú đã ra mắt công cụ tự phục vụ Thay đổi Địa chỉ (E-COA) mới để giúp công dân nước ngoài cập nhật địa chỉ của họ dễ dàng hơn. Tất cả công dân nước ngoài, kể cả người có thẻ xanh, phải thông báo cho Sở Di Trú về việc thay đổi địa chỉ trong vòng 10 ngày kể từ ngày chuyển đi. Ngoài ra, điều quan trọng là phải thông báo cho Sở Di Trú biết về việc thay đổi địa chỉ, đặc biệt nếu bạn có các hồ sơ đang chờ duyệt xét mà Sở Di Trú có thể cần liên hệ với bạn hoặc gửi thông tin cho bạn - chẳng hạn như Giấy phép Làm việc hoặc Thẻ xanh.
Số phận của đồng bào tị nạn Việt Nam… nằm trong tay người Việt tại hải ngoại. Nhưng có lẽ chính xác nhất là nằm trong tay cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ. Tại sao tôi lại khẳng định như vậy?
Tị nạn Asylum là một hình thức bảo vệ, cho phép người được lưu lại ở Hoa Kỳ, tránh bị trục xuất về một quốc gia, nơi họ lo sợ bị ngược đãi hoặc bị bức hại vì lý do danh tính, tôn giáo hoặc quan điểm chính trị của họ. Theo luật pháp Hoa Kỳ và luật pháp quốc tế, những người mà gặp nguy hiểm ở quê hương họ có quyền đến các quốc gia khác để tìm kiếm sự an toàn và được xem xét yêu cầu tị nạn của họ.
Có một số tuyên bố trực tuyến cho rằng chính phủ Hoa Kỳ đang hỗ trợ những người di dân bất hợp pháp, bằng cách cấp cho họ 2.200 Mỹ kim mỗi tháng. Điều này là hoàn toàn không đúng sự thật. Những người vào Hoa Kỳ bất hợp pháp không có đủ điều kiện để được nhận hỗ trợ tiền mặt của liên bang. Người tị nạn refugee và những người được cấp quy chế tị nạn asylum, cũng như một số người di dân nhân đạo khác thì được hưởng một số phúc lợi công cộng nhất định, bao gồm hỗ trợ tiền mặt liên quan đến việc tái định cư ban đầu của họ, mặc dù số tiền này không cao tới 2.200 Mỹ kim mỗi tháng.
Những người di dân Việt Nam vào Hoa Kỳ trước năm 1995 hầu hết đều là những người tị nạn chạy trốn bạo lực và đàn áp sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Chính sách của chính phủ Hoa Kỳ là họ không phải bị trục xuất. Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một thỏa thuận vào năm 2008 để không trục xuất những người di dân này. Hiệp định năm 2008 nêu rõ: “Công dân Việt Nam không phải là đối tượng bị bắt trở về Việt Nam nếu đến Hoa Kỳ trước ngày 12/7/1995”. Vì vậy, chính phủ Việt Nam đã không cấp giấy thông hành để cho phép những người di dân như vậy bị trục xuất về Việt Nam. Nhưng vào năm 2017, dưới sự chỉ đạo của chính quyền Tổng thống trước, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) đã bắt đầu giam giữ một số người di dân trước năm 1995 trong khoảng thời gian dài. Chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu gây áp lực, buộc chính phủ Việt Nam cấp giấy thông hành để những người di dân trước năm 1995 có thể được quay trở về Việt Nam.
Vào ngày 5 tháng 9 năm 2023, Bộ Ngoại giao đã ban hành luật cuối nhằm loại bỏ Luật Gánh nặng xã hội mới của chính quyền trước. Trước luật ban hành năm 2019 của tổng thống tiền nhiệm, chỉ có phúc lợi hỗ trợ bằng tiền mặt công để duy trì thu nhập hoặc biên chế hóa dài hạn bằng chi phí của chính phủ mới được xem xét trong quyết định về gánh nặng xã hội.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.