Hôm nay,  

Nhan Sắc

13/03/201300:00:00(Xem: 5370)
nhan-sac_1
Chân dung, Sơn dầu, CHOÉ
Những người đàn bà khác, có lẽ
sợ tấm gương hơn sợ thời gian
Tấm gương phản chiếu lặng lẽ
Thời gian thì vô hình
Ai biết
Họ chỉ nhớ
gương lược và tóc rụng
Khi bến đời neo chặt thuyền kỷ niệm
Những cánh thuyền không bao giờ còn đủ sức
ra khơi
Buồm gãy, bánh lái lớn, gỗ mục
Nước vỗ về rong rêu khỏa lấp
Chờ im vắng

Một hôm, người đàn bà trong gương bảo tôi
"Lát lược chị vừa chải làm thời gian giận dữ
bứt tóc
thời gian cào trên mặt chị nghìn nếp nhăn
chị chớ khoe nụ cười
nụ cười đang biến khuôn mặt chị
thành cái đèn xếp méo mó vô dụng
mà lũ trẻ
qua mùa trung thu
đã vất bỏ

Bà ta thật đã làm tôi sửng sốt
Có lẽ tại bà ta quá già nua xấu xí
Người đàn bà không chút phấn son nào
như đáy giếng cằn khô
Đưa tay tôi coi đi
Đây bàn tay gầy gò lạnh lẽo
"Tôi nào phải kẻ xa lạ với chị
Người đàn bà đang nằm trên tay chị
Trên tay chúng ta, chiếc lược ngà xinh xắn
thường vuốt ve mái tóc ta óng chuốt
"Chiếc lược ngà"
"Chính nó đã bứt từng mảng tóc
mang đi hết sinh lực
Rồi những cục xà phòng thơm
Mài rũa trên thịt da
bao nhiêu tế bào sông xanh đã trôi qua

Còn nữa, cái lưỡi ta
tưởng còn đỏ chót mầu vô tội
nào ngờ bầm dập lời gian dối

Tôi mở lớn mắt. Mở cho to. Nhìn thật sát
Đúng chị, người thân thiết, chính tôi,
mỗi ngày vẫn cùng nhau đối diện
sửa cho nhau nụ cười
nâng dùm nhau lọn tóc
đong đưa cùng nhau khóe mắt
khi nhăn nhó buồn rầu
lúc hân hoan rạo rực
Phải rồi, chị, chúng ta ngày nào xa lạ
Sao hôm nay chị còn cố làm lơ
Sao ngó tôi ra chiều thất vọng

Phải rồi, chúng ta cùng trang điểm
Để tôi chải cho chị những lát lược tuyệt diệu
Tôi có thỏi son môi đỏ cháy
Có hộp phấn hồng non

Cặp mi dài bóng mát
Ta sẽ đeo nữ trang đầy mình để cùng ngắm
Cười với tôi đi
Như ngày nào chị vẫn cười
Ngày nào chị dạy tôi thủ thỉ lời dịu ngọt
Xõa tóc thành lưới vây hạnh phúc
Cắn môi đóng cửa nhà tù giam tình yêu
Chính chị, chiếc đũa phù thủy biến hóa

Hình như người đàn bà trong gương
vẫn không nhìn ra tôi
Trong lớp phấn son bê bết
bà ta thật buồn rầu
Bà ta đưa cho tôi một vật kinh khủng
và đặt tên cho nó là thời gian
Đó là chiếc lưỡi cày
bà bảo tôi đeo thay nữ trang
Đeo chính ngay giữa ngực

Người đàn bà giảng giải
Thời gian vô hình
Nhưng đôi khi là cái lưỡi cày
Như tử thần vô hình mà là lưỡi hái
Tử thần gặt đời người, khi tới mùa
Còn thời gian cày xới đời người
Gặt nhan sắc
Cần mẫn như nhà nông làm ruộng
Và nhan sắc ta khác nào những hạt giống
Sẵn sàng chờ tan vỡ để nẩy mầm
Giả dụ như hạt thóc
Mấy chốc thành đồng lúa vàng cháy
mà lưỡi hái chắc chắn sẽ tới thăm
Chắc chắn sẽ gặt, sẽ mang đi
Chuyện tât nhiên
Đâu thể nào thay đổi!

Chị, bạn thân mến,
Đâu phải là một cuộc cãi vã
Chị thua trận mà khóc
Để tôi thấm khô giùm chị
Khóc làm gì chuyện không cách nào thay đổi
Hãy ví nhan sắc ta là hạt giống tốt
cần đất màu để gieo trồng
cần lưỡi cày để đơm luống
cần những vui buồn, khổ đau làm phân bón
các thi nhân thường tả cánh đồng xanh
nhưng cánh đồng vàng cũng đâu kém hấp dẫn

Lưỡi hái có vội tới, cứ tới
việc của thời gian là cày bừa
cứ cày bừa
Việc của hạt giống là nẩy mầm
cứ tiếp tục

Và việc của chúng chúng ta
là tươi cười với nhau.

Nhã Ca
(Trích Tạp chí NHÀ VĂN, do Nguyên Sa & Trần Dạ Từ chủ trương, ấn hành tại Sài Gòn số Mùa Xuân, tháng 3 năm 1975- trang 5-9)

Nhấn Vào Đây Để Tải Tập Tin PDF

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nói về thơ Nguyễn Chí Thiện, thường người ta chỉ chú ý tới những ngôn từ khô khốc, lạnh lùng, đanh thép để hài tội cộng sản của ông. Điều này có thể hiểu được. Bởi vì ngay từ đầu thập niên 80,
Không có gì quý hơn sự sống. Không những các nhà đạo đức, thần học, tu hành tôn giáo nói thế mà cả các nhà khoa học cũng xác định như vậy. Điều khác biệt là các nhà bác học đặt vấn đề nặng nề phần vật lý hơn đạo lý.
“…Và bạn tôi, ông phải vẽ thôi (tôi hay kêu ông bằng tiếng kêu thân mật) khi xem bức tranh “Trên Ngọn Buồn Thánh Thót, Treo cao,” ghi tháng 5-2012 trên website của Hạnh Tuyền (người bạn đời hỗ trợ Du Tử Lê không ít về việc rẽ qua thế giới hội họa, tôi nghĩ vậy) tôi như gặp lại mối đồng cảm của sự cô đơn cùng tận, và phải chăng như tiếng hát đớn đau của Billie Holiday nghe lại những ngày này,
Người minh hoạ Việt Báo Tết Quí Tỵ, 2013 là hoạ sĩ Đinh Cường. Ông sinh năm 1939 tại Thủ Dầu Một - Việt Nam. Sống ở Huế, Đà Lạt, Sài Gòn cho đến 1989. Hiện cư ngụ tại Burke, Virginia. Hoa Kỳ. Studio: 9826 Natick Road , Burke - Virginia 22015. Phone: 703 323 5046
“Nhịp điệu uy nghi hùng dũng mà trong sáng êm dịu.”
Nguồn tin cuối cho biết họ đã tìm ra cha tôi, bằng cách đơn giản nhất là đảo nghịch tên tôi: A M A B O K C A R A B < = > B A R A C K O B A M A
Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Vietnamese International Film Festival – ViFF) do hai tổ chức bất vụ lợi là Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) và Hội Văn Hóa và Ngôn Ngữ (Vietnamese Language & Culture) tại đại học UCLA thực hiện cách mỗi năm một lần, kể từ năm 2003.
Người Việt từ lâu thường nói tới 4000 năm văn hiến, nhưng chỉ là truyền thuyết. Đây là lần đầu tiên, từ những xương cốt cổ, có thể mô tả thấy được nếp sống văn hiến thời ấy, dựa trên những bằng chứng và luận cứ khoa học.
Một ngày nhàn rỗi trước tuần lễ Giáng Sinh ở New York, tôi tỉnh dậy khoảng 2 giờ trưa, tôi cố thức dậy pha ly cà phê đen. Liếc qua trang bìa tờ Science Time, một phụ bản của báo New York Times, hình ảnh một cái xác chôn ở tư thế thai nhi nằm trong bào thai đập vào mắt tôi.
Mặt bàn và cả nhà đều nám bụi. Không sao. Thân thong thả lôi trong túi đồ nghề thầy thuốc ra từng món. Sau ống nghe, dụng cụ đo huyết áp, là một chai cognac.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.