Hôm nay,  

Kể Chuyện Gia Đình/Chuyện Tình: Kỷ Niệm Thời Đi Học...

18/07/201500:00:00(Xem: 5142)
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình hay Chuyện Gia Đình

Kể Chuyện tình hay Chuyện Gia Đình là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả. Các bạn có thể kể chuyện tình, đời sống hôn nhân, hay chuyện gia đình, chuyện nuôi dạy con… của bạn cho tất cả bạn đọc Việt Báo và Việt Báo Online cùng thưởng thức hay học hỏi từ chuyện tình/chuyện gia đình của bạn.

Có biết bao nhiêu chuyện để kể, tâm sự, chuyện vui, truyện ngắn, truyện dài … Mời bạn viết và gửi cho Việt Báo, hoặc eMail cho: giadinh@vietbao.com hay minanguyenha@yahoo.com

Trang Gia Đình/ Chàng&Nàng chờ chuyện tình hay chuyện gia đình của bạn.

Tuần này là bài viết của bạn Tâm Trương, kể về 2 kỷ niệm khó quên thời đi học và chia xẻ một số nhận định thiết thực và hữu ích về cách dạy con. Cám ơn bạn Tâm Trương đã gởi bài viết đến chia xẻ với trang Gia Đình Việt Báo.

KỶ NIỆM THỜI ĐI HỌC

Tâm Trương

Trong suốt cuộc đời đi học, tôi đã chứng kiến 2 chuyện mà tôi sẽ không bao giờ quên được. Hai chuyện hoàn toàn trái ngược nhau, xảy ra ở 2 thế giới khác nhau, ở hai nửa khác nhau của trái đất.

Chuyện thứ nhất xảy ra đã lâu lắm rồi ở 1 trường trung học ở Việt Nam. Năm đó tôi học lớp 11. Nhà trường thường hay tổ chức thi "hái hoa". Mỗi lớp cử ra 4-5 bạn để thi giữa các lớp với nhau. Khi "hái" được câu hỏi nào thì phải trả lời đúng và nhanh. Hôm đó thi hái hoa môn Hoá học. Không biết hên hay xui mà lớp tôi lại đoạt giải nhất. Oái oăm thay ngay sau cuộc thi thì lớp tôi lại có tiết học Hoá. Ai cũng hớn hở nghĩ là sẽ được thầy dạy Hoá khen vì dù chúng tôi có cố gắng thế nào đi nửa thì công dạy dổ của thầy cũng rất lớn! Trước sự ngở ngàng của mọi người, thầy dùng cả tiết học để la mắng, xỉ vả chúng tôi. Không biết gia đình thầy có chuyện gì buồn, hay vì lớp thầy chủ nhiệm không đoạt giải mà thầy không vui! Tôi là một thành viên trong nhóm thi của lớp, thầy là một thành viên trong ban giám khảo. Lúc đó tôi muốn đứng dậy để nói cái gì đó nhưng không dám, đành "ngậm bò hòn làm ngọt" và đã ngậm hơn 30 năm nay!


Chuyện thứ hai xảy ra cũng lâu lắm rồi ở một trường đại học ở Mỹ. Trong giờ học lịch sử Mỹ, không nhớ chuyện gì đã xảy ra mà ông thầy rất giận dữ. Thầy tuyên bố sẽ đổi syllabus. Thay vì làm 4 cái tests, và lấy 3 cái cao điểm nhất, thầy muốn lấy điểm cả 4 cái tests. Có một cô sinh viên Mỹ đứng phắt dậy, chỉ thẳng vô mặt ông thầy và nói "It already passed the drop day. You have no right to change the syllabus!" Lúc đó tôi nghĩ thầm cô bé này mặc dù đúng nhưng hổn thật!

Truyền thống "tôn sự trọng đạo" của dân tộc ta rất đáng quí. Tuy nhiên những người được tôn trọng phải tỏ ra là mình đáng được tôn trọng và đặc biệt là phải tôn trọng những người tôn trọng mình. Một đứa bé dù nhỏ thế nào đi nửa nếu nó làm một việc tốt cho ai đó thì nó được quyền nhận một lời cảm ơn. Nếu bất cứ người nào làm điều gì không đúng với nó thì người đó phải dám nói tiếng xin lổi. Đứa bé phải được tôn trọng từ nhỏ để nó xây dựng bản lỉnh, lòng tự tin của nó. Khi lớn lên nó sẽ không khúm núm, sợ sệt khi đến công an phường xin chứng một tờ đơn. Khi lớn lên nếu có chức có quyền nó sẽ không la mắng, chửi bới những người cần đến nó và phải sợ nó. Nếu cần thì nó dám đứng phắt dậy để đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của nó! Nếu người khác gây ra lỗi lầm rồi bắt nó chịu thì nó phải biết làm cái gì đó chứ không "chỉ biết khóc, rồi méc..."

Tôi rất lưỡng lự khi viết về thầy. Thật ra thì tôi rất tôn trọng và kính nể thầy. Năm tôi lên lớp 12 thì nhà trường quyết định chọn những học sinh khá nhất lại với nhau và thành lập 1 lớp 12 đặc biệt. Lớp này được thầy dạy dỗ và dìu dắt. Kết quả là từ vùng quê nghèo khó của tôi có rất nhiều người được vào đại học. Thầy đã có công rất lớn để tôi và bạn bè tôi được "tung cánh chim bằng!"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo văn chương vỉa hè thì “thợ lặn” là từ để ám chỉ những tay tổ nào khôn mánh quá Trời. Mỗi khi có người nào cần mượn hay nhờ vả họ làm cái gì đó là họ né liền, trốn biền biệt hoặc phịa ra đủ thứ lý do để khỏi làm…đúng theo câu “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Hình như số nầy hơi nhiều. Mà cũng ngộ, ngày xưa bên nhà, cái bếp là vùng bất khả xâm phạm, một thứ no man’s land đối với đàn ông con trai. Lỡ rũi có láng cháng xuống đó là bị mấy bà, biểu đi lên nhà trên đi, đi chổ khác chơi. Đây là chổ của đàn bà con gái, xuống đây làm gì.
Kính mời quý độc giả góp vào mục Góc Ảnh Gia Đình mọi loại ảnh gia đình hay ảnh của "chàng và nàng" như ảnh sinh hoạt gia đình, cảnh thiên nhiên, ảnh ông bà & cháu, cha, mẹ & con, ảnh bé bi, ảnh các bé dự thi, đám cưới, trăng mật, sinh nhật, họp mặt, du ngoạn, đủ loại...
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả.
1. Tháng Mười Hai, tháng cuối năm, gợi nhớ đến những cơn gió chiều se lạnh và mùa Noel lại về. Người ta hay bảo “Xuân về nhớ Mẹ”, còn Noel về thì nhớ ai, dạ thưa nhớ bạn (khi chưa có…người yêu).
Đây là cách tính những khoản thu chi và để dành để có được “một lối sống cân bằng” theo như kinh nghiệm sống của tác giả Eker sau khi ông đã tạo được hàng triệu đô la và đi diễn thuyết về cách tổ chức tài chánh trong cuộc sống cá nhân cũng như việc quản trị tài chánh trong các xí nghiệp lớn ở khắp nơi như sau:
Vậy là tôi đã sống ở Mỹ mười năm, kể từ mùa Thanksgiving bão tuyết 2009. Tôi vẫn không quên cô chiêu đãi viên hàng không hãng American Airlines, người Mỹ tử tế đầu tiên tôi gặp trong chuyến du lịch từ Mỹ quốc sang Anh quốc, đã để lại một hình ảnh đẹp của người Mỹ.
Nhà nghiên cứu Phật Học Nguyên Giác Phan Tấn Hải đứng bên này biên giới Nam Hàn nhìn qua bên kia Bắc Hàn. Cảm ơn Cư Sĩ Nguyên Giác đã gửi hình.
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả.
Bánh bông lan không những được trẻ con đặc biệt yêu thích mà cả người lớn cũng rất thích.
Trên đời này và hiện nay không có gì thiếu thốn bằng Tình yêu. Người đời chèn ép nhau, dẫm đạp nhau, xô lấn không nương tay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.