Hôm nay,  

Quần Đảo Trường Sa & Thềm Lục Địa Việt Nam Chủ Quyền Việt Nam Tại Trường Sa: Cụm Trường Sa

20/11/201421:55:00(Xem: 6644)

 

  QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA & THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM

CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG SA: CỤM TRƯỜNG SA

 

Lời người phụ trách: Loạt bài về Chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa gồm có 6 phần: Cụm Song Tử (1), Cụm Nam Yết (2), Cụm Sinh Tồn (3), Cụm Trường Sa (4), Cụm An Bang (5) và Thềm lục địa VN - Hệ thống nhà giàn DK1 (6). Các bài này sẽ lần lượt đăng trong 3 tháng, 2 bài một tháng.

 

  1.       I.    CẤU TRÚC CÁC ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA

 

  1. Đảo (Island): Hoàn toàn nổi lên trên mặt biển dù thủy triều cao. Xung quanh là bãi san hô ngầm. Có một số loại cây thích hợp với san hô.
  2. Cồn, Đá, Bãi (Bank, Cay, Reef, Rock, Sand, Shoal): Những mỏm đá nổi lên trên mặt biển dù thủy triều cao hoặc những bãi san hô nổi khi thủy triều thấp.
  3. Bãi Đá Ngầm (Submerged Reef): Những bãi đá san hô chìm dù khi thủy triều thấp.

 

  1.     II.    QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

 

Cách Cam Ranh 248 hải lý - Vũng Tàu 305 hải lý - Hải Nam 550 hải lý – Đài Loan 860 hải lý – Palawan 200 hải lý. Gồm có 15 đảo nhỏ và  trên 130 đá, bãi  nổi và chìm, bãi san hô rải rải rác từ 6°12' đến 12°00' vĩ Bắc và từ 111°30' đến 117°20' kinh Đông, trên một diện tích gần 160.000 km² (nguồn khác: 410.000 km²) ở giữa biển Đông. Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là 800 km, từ bắc xuống nam là 600 km.

 

 blank

 

 

  1. Lớn thứ nhất: đảo Ba Bình, 0.460 km², do Đài Loan chiếm  giữ, trước đó từng có quân đội Pháp-Việt và trạm khí tượng.
  2. Lớn thứ hai: đảo Thị Tứ, 0.370 km² bị Philippines chiếm, trước đó từng có quân đội Pháp-Việt từ thời Pháp, và sau đó quân  lực  VNCH ở đó trước Phi.
  3. Lớn thứ ba: đảo Bến Lạc, 0.186 km² bị Philippines chiếm (Trước đó từng có quân đội Nhật, có thể có lính Việt cùng với lính Nhật).
  4. Lớn thứ tư: đảo Trường Sa, 0.130 km² bây giờ là thủ phủ của quân đội VN trên quần đảo Trường Sa.
  5. Lớn thứ năm: đảo Song Tử Đông, 0.127 km² bị Philippines chiếm, từng có quân đội Việt Nam ở đó trước Phi.
  6. Lớn thứ sáu: đảo Song Tử Tây, 0.120 km², Việt Nam đóng quân.
  7. Lớn thứ bảy: đảo Sinh Tồn, 0.080 km², Việt Nam đóng quân.
  8. Lớn thứ tám: đảo Vĩnh Viễn, 0.079 km², Philippines chiếm giữ.
  9. Lớn thứ chín: đảo Sơn Ca, 0.07 km², Việt Nam đóng quân.

10. Lớn thứ mười: đảo Loại Ta, 0.065 km², Philippines chiếm giữ, từng có quân đội Việt Nam ở đó trước Phi.

11. Lớn thứ mười một: đảo Hoa Lau, 0.062 km² do Malaysia chiếm giữ.

12. Lớn thứ mười hai: đảo Nam Yết, 0.053 km², Việt Nam đóng quân.

13. Lớn thứ mười ba: đảo An Bang, 0.016 km², Việt Nam đóng quân.

14. Lớn thứ mười bốn: đảo Bình Nguyên, 0.006 km², Philippines chiếm giữ.

15. Lớn thứ mười lăm: đảo (cồn) An Nhơn, 0.004 km², Philippines chiếm năm 1978 (Philippines gọi là đảo Panata, một số  báo Việt Nam ghi nhầm tên Ponata nhưng đó chính là cồn An Nhơn).

 

Theo truyền thông Trung Quốc thì "chủ quyền" đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nói rằng trong số 53 điểm đảo, bãi đá ở Trường Sa thì "Việt Nam chiếm giữ 29 điểm, Philippines chiếm giữ 9 điểm, Malaysia 3 điểm, Indonesia và Brunei mỗi nước chiếm giữ 1 điểm". Trung Quốc và Đài Loan chiếm 10 điểm.

  1.    III.    CÁC VỊ TRÍ DO VIỆT NAM KIỂM SOÁT

 

Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm có thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn, và khu bảo tồn biển Nam Yết (đang đề nghị). Hiện đang có 6 đảo và 16 đảo chìm, bãi san hô, đá ngầm với 33 điểm đóng quân do Việt Nam đóng giữ được Việt Nam thông báo (chưa kể các đảo chưa có quân nhưng đã được Việt Nam kiểm soát):

  • 6 đảo nổi là: Đảo An Bang (Amboyan Cay), Đảo Nam Yết (Namyit Island), Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island), Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay), Đảo Sơn Ca (Sand Cay), Đảo Trường Sa (Trường Sa Lớn, Spratly Island).
  • 16 đảo chìm, bãi san hô, đá ngầm (Các đảo chìm này đều có những ghềnh đá nổi trên mặt nước) là: Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef), Đá Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef), Đá Đông (East London Reef), Đá Lát (Ladd Reef), Đá Hi Gen (Higgens Reef), Đá Len Đao (Lansdowne Reef), Đá Lớn (Great Discovery Reef), Đá Nam (South Reef), Đá Núi Le (Cornwallis South Reef), Đá Tây (West London Reef), Đá Thị (Núi Thị, Petley Reef), Đá Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef), Bãi Tốc Tan (Alison Reef), Đảo Phan Vinh (Pearson Reef), Đảo Sinh Tồn Đông (Đá Nhám, Sin Cowe East Island, Grierson Reef), Đảo Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef).
  • 9 ngọn hải đăng gồm Đá Lát, Đá Tây, An Bang, Tiên Nữ, Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn.
  • Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam gồm có 7 bãi với 15 nhà giàn mang tên DK1 hiện tại còn sử dụng 15 nhà giàn, trong đó có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng. Ngoài ra có một nhà giàn khác DK1/10 ở bãi Cà Mau.

 

blank

 

Quần đảo Trường Sa được chia làm 9 cụm (Song Tử, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, An Bang, Thị Tứ, Loại Ta, Bình Nguyên và Thám Hiểm) trải dài từ vĩ độ 6°20’ Bắc (Louisa Reef) lên 11°28’ Bắc (Song Tử Đông) và từ kinh độ 111°41’ Đông (Đá Lát) qua 117°19’ Đông (Brown Reef). Việt Nam đang đóng quân trên các điểm đảo trên 5 cụm (Song Tử, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, An Bang):

 

CỤM TRƯỜNG SA (LONDON REEFS): TÂY NAM TRƯỜNG SA

 

Phần lớn các đảo và bãi đá tại cụm Trường Sa do Việt Nam giữ. Trung Quốc chiếm 2 bãi đá.
blank

 
1. Đảo Trường Sa Lớn: Spratly Island (QT) - Lagos (PLT) - Nanwei Dao (TQ)

  • Tọa độ: 8º39’ B - 111º56’ Đ
  • Diện tích: 0.130 km²
  • Miêu tả: Đảo lớn thứ 4 quần đảo, có dạng hình tam giác cân mà đáy hơi chệch về phía Bắc. Đáy dài 350 m, hai cạnh kia, mỗi cạnh dài 450 m, cao độ ở phía Bắc là 3.5 m ở phía Nam là 2.1 m so với mặt nước lúc nước ròng. Che phủ bởi cây bụi, cỏ, chim chóc và phân chim. Không có cây lớn, nhiều nhất là Nam Sâm, có dược tính, các loại rau sam, Muống biển. Có loại chim Hải Âu trắng, sơn ca, chim én. Có giếng nước ngọt , khá sâu, độ cao 3m, ngọt tốt 9/10, xong lại có mùi tanh của san hô. Có một đường băng dài  khoảng 600 m và một cảng cá. Vành đá ngầm nổi khi triều xuống. Có trạm khí tượng Trường Sa. Chiếm giữ từ năm 1974. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).
  • blank

 

 

2. Đá Lát: Ladd Reef (QT) - Riji Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º31’ B - 111º41’ Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Nổi khi triều thấp. Có hải đăng Đá Lát. Đóng quân từ 1988. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).

 blank

 

3. Đảo Phan Vinh (A-B): Pearson Reef (QT) - Bisheng Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º56’ B - 113º38’ Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Đảo Phan Vinh chỉ nổi khi thủy triều xuống thấp, khi triều lên chỉ có một vài mỏm đá nổi cao hơn mặt nước. Hai cồn cát có độ cao 1 và 2 m nằm bên bờ phá nước. Đảo nằm cách đảo Núi Le 12 hải lý. Có 2 điểm đóng quân từ 1988. Một phần của dải san hô London Reefs (Cụm Trường Sa).

 

 blank

    

4. Đảo Trường Sa Đông: Central London Reef (QT) - Zhong Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º55’ B - 112º21’ Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Phần Tây Nam là một bờ cát chỉ nổi chút ít khi triều lên. Phần còn lại là đá san hô ngập nước bao quanh một đầm nước. Chiếm giữ từ năm 1978. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).

 blank

 

5. Bãi Đá Tây (A-B-C): West London Reef (QT) - Xi Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º52’ B - 112º21’ Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Phần phía Đông là cồn cát cao 0.6 m, phía Tây là rạn san hô chỉ nổi khi triều xuống. Nằm giữa là phá nước. Có 3 điểm đóng quân và hải đăng Đá Tây dựng năm 1994. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).

 blank


6. Đá Đông (A-B-C): East London Reef (QT) -  Silangan (PLT) - Dong Jiao (PLT)

  • Tọa độ: 8º48' B - 112º34' Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Bãi đá cao tới 1 m, bao quanh một phá nước. Đóng quân từ năm 1988 với 3 điểm. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).

 blank

 

7. Bãi Tốc Tan (A-B-C): Alison Reef (QT) - Liumen Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º52' B - 113º55' Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Cụm bãi đá Tốc Tan có chiều dài khoảng 20 km, rộng gần 7 km, diện tích khoảng 140 km², thềm san hô phía bắc rộng tạo thành vành đai, hình thành hồ nước có độ sâu từ 15-20 m. Khi nước thủy triều xuống thấp một số đá nhô lên khỏi mặt nước. Có 3 điểm đóng quân. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).

 blank


8. Đá Tiên Nữ: Pigeon Reef/Tennent Reef (QT) - Wumie Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º53' B - 114º39' Đ
  • Diện tích: Không
    • Miêu tả: Bãi san hô dài 9 km, rộng 8 km. Thềm san hô quanh đảo có chiều rộng từ 300-500 m. Nhiều mỏm đá nổi tự nhiên khi triều cao. Đảo là vành đai san hô khép kín. Vành đá bao quanh phá nước. Phía trong vành đai san hô là hồ có kích thước 7.5 km x 3.4 km. Khoảng cách từ đảo Tiên Nữ đến các đảo Núi Le, Tốc Tan, Phan Vinh không xa. Có hải đăng Tiên Nữ. Đóng quân từ 1988. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).


     9. Đảo Núi Le (A-B): Cornwallis South Reef (QT) - Nanhua Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º45' B – 114º10’ Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Chỉ nổi khi triều xuống. Bao quanh một đầm nước. Chiếm giữ từ năm 1988 với 2 điểm đóng quân. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).

 blank

Nguồn:

www.globalsecurity.org/military/world/.../spratly-claims.htm

en.wikipedia.org/wiki/Spratly_Islands - 23 hours ago 
hoangsa.org/.../23352-Nhung-dao-o-Truong-Sa-duoc-Viet-Nam-giu-vung

vi.wikipedia.org/wiki/Quần_đảo_Trường_Sa

 

 

 

Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri@yahoo.com

www.tranhchapbiendong.com

Tu chỉnh: 20  tháng 11  năm 2014

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
"Ngày xuân đi chùa, lễ Phật là một phong tục đẹp nhằm nâng cao tâm hồn con người và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ Phật ngày xuân còn để cảm nhận cái Chân-Thiện-Mỹ, khơi dậy tính Thiện, cảm nhận cái đẹp của cảnh xuân, cảnh chùa, hầu trở về bản tính thiện lương của con người. Đạo Phật và chùa chiền khắp thế giới nơi nào cũng có. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thờ Phật, xây đền, chùa thường theo một kiến trúc na ná nhau nhưng dân tộc nào cũng có pha trộn những nét đặc thù riêng". -- Nhà văn/ nhà báo Trịnh Thanh Thủy giới thiệu những ngôi chùa nổi tiếng vòng quanh thế giới. Xin mời độc giả Việt Báo đi theo bước chân phiêu lãng của chị.
Zion National Park, Lâm viên Quốc gia, tọa lạc tại vùng Nam tiểu bang Utah, là một thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Mời bạn đọc theo bước chân của nhà văn/nhà báo Trịnh Thanh Thủy đến thăm miền đất với thiên nhiên hùng vĩ này.
Mọi thứ xuất hiện trên thế gian này đều mang theo nó bản chất tương đối, hay nói theo khái niệm triết học là một thực thể luôn luôn có hai mặt: nên và hư, tốt và xấu, lợi và hại, v.v… Cái dễ thấy nhất là đồ nhựa. Lúc đầu ai cũng thấy đồ nhựa rất tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Nhưng ngày nay, đồ nhựa sau khi được dùng rồi bỏ đi thành rác lại gây ra tai họa cho môi trường, cho các sinh vật trên trái đất trong đó có loài người.
Riêng mùa Tạ Ơn năm nay, anh H. đặc biệt muốn hướng lòng biết ơn của mình đến với một biểu tượng của đức tin. Anh H. đã đến tạ ơn Đức Mẹ Long Beach.
Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California. Họa sĩ Duy Thanh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1931 tại Thái Nguyên. Ông học vẽ năm 1952
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Chiều Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương chùa Kim Các Tự, ngôi chùa quen thuộc với người học văn ở Sài Gòn thời xa xưa.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, bậc cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, một trong những nhà lãnh đạo khai sáng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964, cũng là nhà phiên dịch và trước tác về Kinh, Luật, Luận và nhiều thể tài Phật Giáo, đã viên tịch tại Chùa Từ Đàm, thành phố Huế, vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 8 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi), thọ thế 97 năm, theo Thông Báo của Hòa Thượng Thích Hải Ấn, Trú Trì Chùa Từ Đàm, Huế, cho biết vào sáng Thứ Sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương ngôi chùa nhiều kỷ lục thế giới: Todai-ji tức Đông Đại Tự, xây từ thế kỷ thứ 8 theo lệnh Nhật Hoàng để cầu nguyện đất nước bình an.
Thứ Ba, ngày 5 tháng 11/2019, mình thăm chùa Senso-ji, thờ Đức Quan Thế Âm, tại Tokyo, Nhật Bản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.