Hôm nay,  

Quần Đảo Trường Sa & Thềm Lục Địa Việt Nam Chủ Quyền Việt Nam Tại Trường Sa: Cụm Trường Sa

20/11/201421:55:00(Xem: 6686)

 

  QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA & THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM

CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG SA: CỤM TRƯỜNG SA

 

Lời người phụ trách: Loạt bài về Chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa gồm có 6 phần: Cụm Song Tử (1), Cụm Nam Yết (2), Cụm Sinh Tồn (3), Cụm Trường Sa (4), Cụm An Bang (5) và Thềm lục địa VN - Hệ thống nhà giàn DK1 (6). Các bài này sẽ lần lượt đăng trong 3 tháng, 2 bài một tháng.

 

  1.       I.    CẤU TRÚC CÁC ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA

 

  1. Đảo (Island): Hoàn toàn nổi lên trên mặt biển dù thủy triều cao. Xung quanh là bãi san hô ngầm. Có một số loại cây thích hợp với san hô.
  2. Cồn, Đá, Bãi (Bank, Cay, Reef, Rock, Sand, Shoal): Những mỏm đá nổi lên trên mặt biển dù thủy triều cao hoặc những bãi san hô nổi khi thủy triều thấp.
  3. Bãi Đá Ngầm (Submerged Reef): Những bãi đá san hô chìm dù khi thủy triều thấp.

 

  1.     II.    QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

 

Cách Cam Ranh 248 hải lý - Vũng Tàu 305 hải lý - Hải Nam 550 hải lý – Đài Loan 860 hải lý – Palawan 200 hải lý. Gồm có 15 đảo nhỏ và  trên 130 đá, bãi  nổi và chìm, bãi san hô rải rải rác từ 6°12' đến 12°00' vĩ Bắc và từ 111°30' đến 117°20' kinh Đông, trên một diện tích gần 160.000 km² (nguồn khác: 410.000 km²) ở giữa biển Đông. Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là 800 km, từ bắc xuống nam là 600 km.

 

 blank

 

 

  1. Lớn thứ nhất: đảo Ba Bình, 0.460 km², do Đài Loan chiếm  giữ, trước đó từng có quân đội Pháp-Việt và trạm khí tượng.
  2. Lớn thứ hai: đảo Thị Tứ, 0.370 km² bị Philippines chiếm, trước đó từng có quân đội Pháp-Việt từ thời Pháp, và sau đó quân  lực  VNCH ở đó trước Phi.
  3. Lớn thứ ba: đảo Bến Lạc, 0.186 km² bị Philippines chiếm (Trước đó từng có quân đội Nhật, có thể có lính Việt cùng với lính Nhật).
  4. Lớn thứ tư: đảo Trường Sa, 0.130 km² bây giờ là thủ phủ của quân đội VN trên quần đảo Trường Sa.
  5. Lớn thứ năm: đảo Song Tử Đông, 0.127 km² bị Philippines chiếm, từng có quân đội Việt Nam ở đó trước Phi.
  6. Lớn thứ sáu: đảo Song Tử Tây, 0.120 km², Việt Nam đóng quân.
  7. Lớn thứ bảy: đảo Sinh Tồn, 0.080 km², Việt Nam đóng quân.
  8. Lớn thứ tám: đảo Vĩnh Viễn, 0.079 km², Philippines chiếm giữ.
  9. Lớn thứ chín: đảo Sơn Ca, 0.07 km², Việt Nam đóng quân.

10. Lớn thứ mười: đảo Loại Ta, 0.065 km², Philippines chiếm giữ, từng có quân đội Việt Nam ở đó trước Phi.

11. Lớn thứ mười một: đảo Hoa Lau, 0.062 km² do Malaysia chiếm giữ.

12. Lớn thứ mười hai: đảo Nam Yết, 0.053 km², Việt Nam đóng quân.

13. Lớn thứ mười ba: đảo An Bang, 0.016 km², Việt Nam đóng quân.

14. Lớn thứ mười bốn: đảo Bình Nguyên, 0.006 km², Philippines chiếm giữ.

15. Lớn thứ mười lăm: đảo (cồn) An Nhơn, 0.004 km², Philippines chiếm năm 1978 (Philippines gọi là đảo Panata, một số  báo Việt Nam ghi nhầm tên Ponata nhưng đó chính là cồn An Nhơn).

 

Theo truyền thông Trung Quốc thì "chủ quyền" đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nói rằng trong số 53 điểm đảo, bãi đá ở Trường Sa thì "Việt Nam chiếm giữ 29 điểm, Philippines chiếm giữ 9 điểm, Malaysia 3 điểm, Indonesia và Brunei mỗi nước chiếm giữ 1 điểm". Trung Quốc và Đài Loan chiếm 10 điểm.

  1.    III.    CÁC VỊ TRÍ DO VIỆT NAM KIỂM SOÁT

 

Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm có thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn, và khu bảo tồn biển Nam Yết (đang đề nghị). Hiện đang có 6 đảo và 16 đảo chìm, bãi san hô, đá ngầm với 33 điểm đóng quân do Việt Nam đóng giữ được Việt Nam thông báo (chưa kể các đảo chưa có quân nhưng đã được Việt Nam kiểm soát):

  • 6 đảo nổi là: Đảo An Bang (Amboyan Cay), Đảo Nam Yết (Namyit Island), Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island), Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay), Đảo Sơn Ca (Sand Cay), Đảo Trường Sa (Trường Sa Lớn, Spratly Island).
  • 16 đảo chìm, bãi san hô, đá ngầm (Các đảo chìm này đều có những ghềnh đá nổi trên mặt nước) là: Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef), Đá Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef), Đá Đông (East London Reef), Đá Lát (Ladd Reef), Đá Hi Gen (Higgens Reef), Đá Len Đao (Lansdowne Reef), Đá Lớn (Great Discovery Reef), Đá Nam (South Reef), Đá Núi Le (Cornwallis South Reef), Đá Tây (West London Reef), Đá Thị (Núi Thị, Petley Reef), Đá Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef), Bãi Tốc Tan (Alison Reef), Đảo Phan Vinh (Pearson Reef), Đảo Sinh Tồn Đông (Đá Nhám, Sin Cowe East Island, Grierson Reef), Đảo Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef).
  • 9 ngọn hải đăng gồm Đá Lát, Đá Tây, An Bang, Tiên Nữ, Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn.
  • Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam gồm có 7 bãi với 15 nhà giàn mang tên DK1 hiện tại còn sử dụng 15 nhà giàn, trong đó có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng. Ngoài ra có một nhà giàn khác DK1/10 ở bãi Cà Mau.

 

blank

 

Quần đảo Trường Sa được chia làm 9 cụm (Song Tử, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, An Bang, Thị Tứ, Loại Ta, Bình Nguyên và Thám Hiểm) trải dài từ vĩ độ 6°20’ Bắc (Louisa Reef) lên 11°28’ Bắc (Song Tử Đông) và từ kinh độ 111°41’ Đông (Đá Lát) qua 117°19’ Đông (Brown Reef). Việt Nam đang đóng quân trên các điểm đảo trên 5 cụm (Song Tử, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, An Bang):

 

CỤM TRƯỜNG SA (LONDON REEFS): TÂY NAM TRƯỜNG SA

 

Phần lớn các đảo và bãi đá tại cụm Trường Sa do Việt Nam giữ. Trung Quốc chiếm 2 bãi đá.
blank

 
1. Đảo Trường Sa Lớn: Spratly Island (QT) - Lagos (PLT) - Nanwei Dao (TQ)

  • Tọa độ: 8º39’ B - 111º56’ Đ
  • Diện tích: 0.130 km²
  • Miêu tả: Đảo lớn thứ 4 quần đảo, có dạng hình tam giác cân mà đáy hơi chệch về phía Bắc. Đáy dài 350 m, hai cạnh kia, mỗi cạnh dài 450 m, cao độ ở phía Bắc là 3.5 m ở phía Nam là 2.1 m so với mặt nước lúc nước ròng. Che phủ bởi cây bụi, cỏ, chim chóc và phân chim. Không có cây lớn, nhiều nhất là Nam Sâm, có dược tính, các loại rau sam, Muống biển. Có loại chim Hải Âu trắng, sơn ca, chim én. Có giếng nước ngọt , khá sâu, độ cao 3m, ngọt tốt 9/10, xong lại có mùi tanh của san hô. Có một đường băng dài  khoảng 600 m và một cảng cá. Vành đá ngầm nổi khi triều xuống. Có trạm khí tượng Trường Sa. Chiếm giữ từ năm 1974. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).
  • blank

 

 

2. Đá Lát: Ladd Reef (QT) - Riji Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º31’ B - 111º41’ Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Nổi khi triều thấp. Có hải đăng Đá Lát. Đóng quân từ 1988. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).

 blank

 

3. Đảo Phan Vinh (A-B): Pearson Reef (QT) - Bisheng Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º56’ B - 113º38’ Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Đảo Phan Vinh chỉ nổi khi thủy triều xuống thấp, khi triều lên chỉ có một vài mỏm đá nổi cao hơn mặt nước. Hai cồn cát có độ cao 1 và 2 m nằm bên bờ phá nước. Đảo nằm cách đảo Núi Le 12 hải lý. Có 2 điểm đóng quân từ 1988. Một phần của dải san hô London Reefs (Cụm Trường Sa).

 

 blank

    

4. Đảo Trường Sa Đông: Central London Reef (QT) - Zhong Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º55’ B - 112º21’ Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Phần Tây Nam là một bờ cát chỉ nổi chút ít khi triều lên. Phần còn lại là đá san hô ngập nước bao quanh một đầm nước. Chiếm giữ từ năm 1978. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).

 blank

 

5. Bãi Đá Tây (A-B-C): West London Reef (QT) - Xi Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º52’ B - 112º21’ Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Phần phía Đông là cồn cát cao 0.6 m, phía Tây là rạn san hô chỉ nổi khi triều xuống. Nằm giữa là phá nước. Có 3 điểm đóng quân và hải đăng Đá Tây dựng năm 1994. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).

 blank


6. Đá Đông (A-B-C): East London Reef (QT) -  Silangan (PLT) - Dong Jiao (PLT)

  • Tọa độ: 8º48' B - 112º34' Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Bãi đá cao tới 1 m, bao quanh một phá nước. Đóng quân từ năm 1988 với 3 điểm. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).

 blank

 

7. Bãi Tốc Tan (A-B-C): Alison Reef (QT) - Liumen Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º52' B - 113º55' Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Cụm bãi đá Tốc Tan có chiều dài khoảng 20 km, rộng gần 7 km, diện tích khoảng 140 km², thềm san hô phía bắc rộng tạo thành vành đai, hình thành hồ nước có độ sâu từ 15-20 m. Khi nước thủy triều xuống thấp một số đá nhô lên khỏi mặt nước. Có 3 điểm đóng quân. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).

 blank


8. Đá Tiên Nữ: Pigeon Reef/Tennent Reef (QT) - Wumie Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º53' B - 114º39' Đ
  • Diện tích: Không
    • Miêu tả: Bãi san hô dài 9 km, rộng 8 km. Thềm san hô quanh đảo có chiều rộng từ 300-500 m. Nhiều mỏm đá nổi tự nhiên khi triều cao. Đảo là vành đai san hô khép kín. Vành đá bao quanh phá nước. Phía trong vành đai san hô là hồ có kích thước 7.5 km x 3.4 km. Khoảng cách từ đảo Tiên Nữ đến các đảo Núi Le, Tốc Tan, Phan Vinh không xa. Có hải đăng Tiên Nữ. Đóng quân từ 1988. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).


     9. Đảo Núi Le (A-B): Cornwallis South Reef (QT) - Nanhua Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º45' B – 114º10’ Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Chỉ nổi khi triều xuống. Bao quanh một đầm nước. Chiếm giữ từ năm 1988 với 2 điểm đóng quân. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).

 blank

Nguồn:

www.globalsecurity.org/military/world/.../spratly-claims.htm

en.wikipedia.org/wiki/Spratly_Islands - 23 hours ago 
hoangsa.org/.../23352-Nhung-dao-o-Truong-Sa-duoc-Viet-Nam-giu-vung

vi.wikipedia.org/wiki/Quần_đảo_Trường_Sa

 

 

 

Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri@yahoo.com

www.tranhchapbiendong.com

Tu chỉnh: 20  tháng 11  năm 2014

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.