Hôm nay,  

Mỹ: Nội Bộ Csvn Tranh Quyền Làm Kinh Tế Cải Tổ Quá Chậm

23/11/200200:00:00(Xem: 3884)
WASHINGTON - Theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm thứ sáu, phóng viên Ánh Chân ghi nhận lời doanh nhân Mỹ rằng Hà Nội không thật tâm muốn mở cửa kinh tế mau chóng với thế giới bên ngoài.
RFA ghi nhận rằng theo một bài bình luận đăng trải trên tờ International Herrald Tribune số ra hôm thứ Tư, các nhà kinh doanh Mỹ đang làm ăn tại Việt Nam đã đưa ra nhận xét rằng cho dù Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết hiệp định thương mại song phương từ gần 1 năm qua, nhưng tiến trình mở cửa kinh tế tại Việt Nam vẫn diễn ra một cách chậm chạp, vì Hà Nội vẫn muốn tiếp tục chính sách kiểm soát thị truờng.
Một luật sư của tổ hợp Baker McKenzie tại Việt Nam, ông Fred Burke cho rằng trong lúc này Việt Nam đang hành xử theo ý muốn riêng của mình.
Giới chỉ trích cho rằng dù Việt Nam đang tiến hành cải tổ kinh tế và mở cửa thị truờng nhưng chính quyền Hà Nội vẫn muốn duy trì quyền kiểm soát, vì thế cho nên tiến trình này đang diễn ra rất chậm chạp.
Hơn thế, vừa mới đây một phái đòan Bộ Thuơng Mại Hoa Kỳ đã mô tả Việt Nam là một nền kinh tế không theo thị trường trong vụ điều tra liên quan đến vấn đề Việt Nam bị tố giác là bán phá giá cá tra và cá basa vào thị truờng Mỹ.
Nguợc lại cũng đã có những lập luận cho rằng kể từ giữa thập niên 80, Việt Nam dần dà tách rời khỏi hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa vì thế mà xứ này cần vuợt qua nhiều trở ngại đáng kể. Đến nay, Hà Nội vẫn chưa đạt tới kinh tế thị truờng theo kiễu mẫu của Hoa Kỳ hoặc Anh Quốc, nhưng không thể nói là Việt Nam không muốn tiến tới kinh tế tư bản.
Điển hình, hiện nay một số các công ty lớn của Hoa Kỳ họat động tại Việt Nam như Citigroup, NY Life Insurance, Cargill cho rằng sự can thiệp và kiểm soát của nhà nuớc Việt Nam đối với môi truờng sinh họat kinh tế cũng giảm bớt so với truớc kia.

Điều này cũng được Hội Đồng Thuơng Mại Hoa Kỳ-ASEAN có trụ sở tại thủ đô Washington hậu thuẫn, và trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do, giám đốc điều hành hội đồng này ông John Phipps cho biết trong những năm gần đây, có một số tiến triển trong việc mở cửa thị truờng, nhưng vì có những tranh chấp nội bộ tại Việt Nam cho nên tiến trình này chưa được đẩy mạnh như mong đợi.
Ông John Phipps nói tiếp rằng hiện đang có nhiều thế lực tranh chấp tại Việt Nam và mọi việc không thể diễn ra nhanh chóng theo sự mong đợi của giới doanh thuơng. Tại Việt Nam hiện nay cơ cấu nhà núớc vẫn bị đặït duới hệ thống hành chính thư lại, gây trở ngại cho việc dẫn tới thay đổi. Và nếu muốn có thay đổi thì thay đổi phải đến từ cấp cao có nghĩa là từ chính quyền trung uơng, và giới lãnh đạo. Nhưng cũng cần phải có thời gian để cho những thay đổi đó được áp dụng ở địa phuơng. Nói tóm lại, mọi thay đổi cần phải có thời gian chứ không thể diễn ra ngay tức thời.
Liên quan đến vấn đề Việt Nam muốn gia nhập tổ chức Mậu Dịch Thế Giới WTO, ông John Phipps có nhận xét rằng trong chiều huớng hiện nay hẵn Việt Nam cũng nhìn thấy cần gia nhập tổ chức này để có thể hội nhập vào nền kinh tế tòan cầu, và từ truớc đến nay nhiều quốc gia đã được huởng lợi về mặt kinh tế và mậu dịch sau khi gia nhập WTO.
Ông cho biết thêm rằng gần đây Hoa Kỳ đã đưa ra sáng kiến mở rộng mậu dịch và đầu tư vào các nuớc ASEAN trong khuôn khổ của cái được gọi là Enterprise for ASEAN Initiative, đồng thời hứa hẹn sẽ hổ trợ cho ba nuớc hội viên ASEAN là Việt Nam, Lào và Cambodia sớm được gia nhập WTO.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.