Hôm nay,  

Tq Đưa Thêm Tàu Chiến, Xây Pháo Đài Ơû Trường Sa

13/07/200200:00:00(Xem: 3538)
MANILA (Kyodo) - Trung Quốc tiếp tục xây cất trên các nơi tranh chấp thuộc Đảo Trường Sa, bất kể các hy vọng thương thuyết về chủ quyền vùng biển này, theo 1 tài liệu tối mật của quân đội Phi hôm thứ sáu.

Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đang làm việc về một bộ luật ứng xử khu vực trên biển Nam Hoa, nhưng các phe vẫn bất đồng về tầm vóc của hiệp ước đề nghị, mà các viên chức ASEAN và Trung Quốc hy vọng ký vào tháng 11.
“Bắc Kinh tiếp tục hành động đơn phương để củng cố nơi giành được trong quần đảo Trường Sa,” theo hồ sơ mà một phó bản do Kyodo News tìm được.

Hồ sơ cho biết Trung Quốc av64n xây các kiến trúc trên Trường Sa, hiển nhiên để ăn đời ở kiếp trên vùng các đảo dài 1,000 kilômét, nơi cũng bị tranh chủ quyền bởi Brunei, Mã Lai, Phi, Đài Loan và Việt Nam.

Bản văn viết, “Thấy ngay là, hành vi này của Trung Quốc được thấy là chiến lược ngoại giao 2 lưỡi, nhằm vào các mục tiêu chiến lược trong vùng. Hành vi Hoa Lục, khi bị áp lực quốc tế thì dùng chiến thuật thương thuyết để làm các lân bang hy vọng thỏa hiệp hòa bình, trong khi quân đội Trung Quốc tiếp tục xây pháo đài trên quần đảo Trường Sa.”

Năm 1995, Trung Quốc xây các kiến trúc bê tông trên vùng san hô Mischief Reef, nơi Phi đang đòi lại, làm căng thẳng trong vùng. Phi phản đối vụ chiếm đóng, nhưng vô ích.

Được thể, Trung Quốc lặng lẽ xây thêm. Năm sau đó, ráp các trạm chuyển sóng tại ba đảo san hô đã chiếm đóng, kể cả 1 đảo ở Fiery Cross, cũng là nơi Phi đang đòi lại.

Hồ sơ viết, “Cac1 trạm mới (trên Fiery Cross) sẽ cho cac1 tàu hải quân Trung Quốc tuần vùng Biển Nam Hoa nhận sóng truyền hình từ các đĩa vệ tinh và cho liên lạc với trung tâm hành quân trên bộ tại tổng hành dinh ở Zhangjiang của Hải Đoàn Nam Hoa (South China Sea Fleet).
Vào tháng 5-2000, hồ sơ cho biết Trung Quốc thiết lập Lực Lượng Tuần Hải Nam Hoa (SSMSF) để bảo vệ các quyền và tìm tài nguyên biển trong vùng Biển Nam Hoa.

“SSMSF là hậu thân của Sư Đoàn Nam Hải của Lực Lượng Tuần Hải Trung Quốc (CMSF), mà các sư đoàn khác có tên là Bắc Hải và Đông Hải,” theo hồ sơ này. Được lập tháng 11-1998, nhiệm vụ CMSF là “tuần các vùng biển, vùng sông, thềm lục địa và đặc khu kinh tế của Trung Quốc.”

Và mới năm ngoái, Trung Quốc lại xây thêm căn cứ cho các tàu hải quân, từ 20 chiếc tới 24 chiếc, có thể dùng đi tuần Biển Nam Hoa.
“Loại tàu tuần mới này tuy mang huy hiệu của Sở Thuế Quan Trung Quốc, nhưng thực sự nhân viên toàn là lính hải quân,” theo hồ sơ này, thêm rằng “bảng hiệu thuế quan chỉ nhằm làm che giấu sự hiện diện hải quân Trung Quốc ở Biển Đông và để bảo vệ cho Hải Quân trong trường hợp có gì xảy ra.”

Nhưng cac1 tàu tuần này laị dài tới 100 mét, và trang bị các loại súng “khoảng chừng 30 ly”, nghĩa là chủ yếu lớn hơn nhiều so với súng các tàu hải quan. Hồ sơ còn nói, mỗi tàu này có một lối dốc để chỗ cho 2 tàu loại ngăn chận cao tốc .

Tại bãi cạn Scarborough ở Biển Nam Hoa, nơi Phi cũng đòi chủ quyền ở ngoài Trường Sa, “cũng có sự tăng cường đan1g kể về việc Trung Quốc xâm nhập mới đây.”

Vùng Trường Sa được tin là có nhiều mỏ khoáng chất, kể cả dầu hỏa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.