Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Cụ Nguyễn (1838-10/27/1868)

27/10/202209:39:00(Xem: 7840)

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến

tnt 1

    

Tôi chạy xe lôi ở Rạch Giá một thời gian (không ngắn) nên rất rành đường xá nơi cái thị xã nhỏ bé này. Con lộ chính của thành phố, Nguyễn Trung Trực, bắt đầu từ bến xe Lạc Hồng và chấm dứt bên này Cầu Đúc. Từ bên kia cầu là đường Phó Điều, tên gọi đầy đủ là Phó Cơ Điều, dẫn đến chợ Nhà Lồng.

Trên nóc chợ có dựng tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng. Pho tượng nhỏ, kích thước chỉ bằng một người thường, và không có đường nét nào đặc biệt, ngoại trừ đôi mắt. Ngó buồn thảm thiết!

Khi neo xe chờ khách trước chợ, đôi lúc, tôi vẫn trộm nhìn cụ Nguyễn mà không khỏi có thoáng chút ngại ngùng. Trăm người bán, vạn người mua. Thiên hạ chen lấn lúc nhúc mà sao tôi vẫn cứ “ngại” là ổng “buồn” mình, chớ không phải là ai khác.

Có giai thoại rằng trước khi bị giặc Pháp chém đầu, Nguyễn Trung Trực đã xuất khẩu mấy câu thơ đầy hào khí: Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên/ Yêu gian đàm khí hữu long tuyền/ Anh hùng nhược ngộ vô dung địa/ Bảo hận thâm cừu bất đái thiên. Theo việc binh nhung thuở trẻ trai/ Phong trần hăng hái tuốt gươm mài/Anh hùng gặp phải hồi không đất/ Thù hận chang chang chẳng đội trời. (Bản dịch của thi sĩ Đông Hồ).

Tôi thì e là những vần thơ khí khái trên là do hậu thế mang gán cho bậc hào kiệt vì ngưỡng mộ khí phách của đấng anh hùng, chớ Nguyễn Trung Trực (tên thật là Nguyễn Văn Lịch, thường được gọi là Hai Chơn) xuất thân là một dân chài không có học hành/học vị/học hàm chi (ráo trọi) nên đâu có lắm chữ hay nhiều lời đến thế.

Tuy thế, khi lâm vào cảnh nước mất nhà tan, ông đã khẳng khái tham gia vào việc lớn và lập nên những chiến công hiển hách (“Lửa bừng Nhựt Tảo rêm trời đất/ Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần”) làm nức lòng người. Còn tôi thì đã từng theo học ở một trường đại học văn khoa (và tốt nghiệp từ một trường đại học võ bị) nhưng khi đất nước bị nội xâm thì cắm cúi chạy xe lôi, để kiếm sống qua ngày! Có cái thứ con dân nước Việt như thế mà cụ Nguyễn không buồn (thảm thiết) thì mới là chuyện lạ.

Nhưng buồn phiền hay vui vẻ đều là chuyện rất chủ quan, và là chuyện riêng của ổng thôi. Tôi có thân phải lo chớ. Và tôi vốn rất biết thân, biết phận nên thay vì đối mặt với cường quyền và bạo lực thì tôi … bỏ chạy – theo đúng như binh pháp: Tẩu vi thượng sách!

Tẩu đến một nơi rất an bình và phú túc nên tôi hăm hở hội nhập vào đời sống mới, và đã quên cụ Nguyễn (từ lâu) cho mãi đến hôm rồi. Hôm đó, tôi tình cờ nghe được đôi lời của một người bạn cũ (nhà văn Từ Khanh) nhắc đến ánh mắt “thao thiết” của tiền nhân:

Tôi đến vàm Nhựt Tảo thuộc tỉnh Long An vào một ngày tháng chạp... Chiều hôm sau, lúc đó đã gần 5 giờ, tôi hỏi đường lên vàm Nhựt Tảo và ‘cái tàu ông Nguyễn Trung Trực đốt của tụi Tây’…

- Chị ơi vàm Nhựt Tảo ở đâu vậy?

- Đây này! Cô gái chỉ ngay dòng sông trước mặt…

Vậy ra là tôi đang đứng ngay ngã ba sông, nơi Nguyễn Trung Trực đánh đắm chiến thuyền Espérance của Pháp năm 1861… Tôi băng qua sân rộng đến sát mép sông, thấy một cái miếu nhỏ bé, cửa miếu hướng ra bờ sông. Vòng ra mặt trước miếu nhìn vào mới biết đó là miếu ngũ hành, cả gian miếu âm u chập chờn.



Tôi bước vào miếu, tự dưng xương sống lạnh buốt như đang bước vào một nơi nhiều âm khí dù trời chưa tối hẳn. Không gian trong ngôi miếu nhỏ tịch mịch quá, tưởng như nghe được tiếng sông chảy bên ngoài. Bên góc phải bàn thờ ngũ hành có một hộc bàn thấp lè tè, trên để tấm hình Nguyễn Trung Trực chít khăn đen, bên dưới ghi: ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC (1838-1868).

Nguyễn Đình Chiểu viết “Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo.” Thật là nao lòng quá. Một dũng tướng ngang dọc từ Tân An đến Rạch Giá, lập những chiến công ‘oanh thiên địa’ và ‘khấp quỷ thần’ trong lứa tuổi 20, ngay nơi chiến tích của ông cách đây 146 năm, nay chỉ có một ngôi đền xây dang dở, và một bức hình nhỏ trên một bệ thờ thấp, nằm ké trong cái miếu ngũ hành tàn tạ âm u vôi lở sơn tróc hương tàn bàn lạnh. Đôi mắt ông thao thiết nhìn ra sông, rất lặng lẽ…”

Ở quán nước sát mé sông, tôi hỏi bà chủ quán:

- Chị ạ, chắc tấm hình ông Nguyễn Trung Trực người ta thờ tạm hả chị, chờ khi cái đền lớn xây xong?

- Đâu có, cái miếu nhỏ đó hổng phải thờ ông Nguyễn Trung Trực. Mấy bữa trước có một bà dưới Rạch Giá đem hình ổng lên để thờ ké trong miếu đó!

Ủ̉a! Chuyện gì kỳ vậy cà? Sao lại phải “đem hình ổng lên để thờ ké” như vậy kìa!

tnt 2

Cứ theo báo chí (nhà nước) thì chính quyền địa phương cũng lo hương khói cho cụ Nguyễn chu đáo lắm mà:

 

- Rạch Giá: Hàng ngàn người dự lễ dâng hương anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

- Kiên Giang tổ chức lễ lớn kỷ niệm 154 năm Anh hùng dân tộc  

- Kiên Giang: Dâng hương tưởng niệm 154 năm Anh hùng dân 

- Kiên Giang: Rộn ràng lễ hội Nguyễn Trung Trực


Tìm hiểu thêm mới biết là tưởng vậy thôi, chớ không phải vậy đâu! Không phải vô cớ mà lòng người bất an đến độ có kẻ phải mang hình cụ Nguyễn đi tị nạn trên tuốt Long An! Hôm 1 tháng 10 vừa qua, từ Việt Nam, blogger Gió Bấc (RFA) cho biết như sau:

- Chính quyền tổ chức lễ giỗ của anh hùng Nguyễn Trung Trực trước ngày ông hy sinh gần nửa tháng là trái với phong tục lễ giỗ của dân tộc.

 

- Không chỉ dừng lại các lấp liếm sự thật ở việc làm lễ rình rang nhưng cúng giỗ sai ngày, họ còn dựng lên và duy trì một bộ hài cốt anh hùng Nguyễn Trung Trực bị tố cáo và có nhiều dấu hiệu cho thấy là giả, họ dựng lên ngôi mộ giả thậm chí còn sáng tạo ra một chi tộc hậu duệ Nguyễn Trung Trực mà không có cơ sở thực tế, lịch sử nào.

- Việc đưa bộ hài cốt lạ, có khả năng của một người thực dân vào mộ vị anh hùng cứu nước Nguyễn Trung Trực để cả dân tộc thờ phụng kính ngưỡng là tội ác không thể tưởng tượng được!

Rồi Gió Bấc buồn rầu kết luận: “Với nhà sản, không có lịch sử, không có tiền nhân, không có tôn vinh, tất cả đều là quân bài vụ lợi, là canh bạc bán mua.”


Ôi! Tưởng chuyện chi? Chớ đất nước, biển đảo mà chúng còn có thể mang bán được thì xá chi đến di hài hay di thể của người xưa. Đụng chuyện với cái đám “đầu trâu mặt ngựa” này thì tôi đành phải bỏ chạy thôi, dù biết rằng mình đã khiến cho cụ Nguyễn buồn – và buồn thảm thiết!

 

Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngoài mặt ai cũng tưởng đảng Cộng sản Việt Nam đang “sống hùng”, “sống mạnh”, nhưng bên trong lại đang lo tranh đấu chống cuộc chiến tư tưởng để bảo vệ chế độ...
Nếu cha mẹ cũng như ông bà và chú bác của Lucas vẫn cứ im lặng cam chịu và chấp nhận chế độ hiện hành thì trong tương lai gần con bé sẽ được giám sát bởi đôi ba cái camera, chứ (e) không phải một...
Theo tôi thì “các vị cán bộ” này đều vẫn ngủ rất ngon vì họ được bảo vệ rất kỹ trong những căn “nhà gỗ triệu đô” bởi chế độ hiện hành. Qua lệnh xử phạt “500 triệu đồng và cho tồn tại ‘biệt phủ’ của gia đình ông Phạm Sỹ Quý” ở Yên Bái, mọi người đều thấy được cái tâm, cũng như cái tầm, của những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam. Đất nước này tuy không nằm trên đường xích đạo như Ecuador nhưng số phận thì e đen đủi hơn nhiều...
Tuổi trẻ Việt Nam sống dưới chế độ Cộng sản thì phải “vừa hồng, vừa chuyên”, ai không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại khỏi hàng ngũ “hạt giống đỏ”. Nhưng tình trạng “khô đoàn, nhạt đảng” và “phai nhạt lý tưởng Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh” lại đang đe dọa sự tồn vong của chế độ. Về tổng thể, điều này không mới, nhưng tính “đại trà” (tràn lan) của tình hình này đã khiến đảng Cộng sản Việt Nam lo sốt vó. Vì vậy, đảng đã chỉ thị phải khẩn trương chống đỡ.
May mắn là những trường hợp “đáng tiếc” như thế không nhiều. Dù hết sức nỗ lực từ nhiều năm qua, Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Ở Nước Ngoài (NVNONN) cũng chỉ thu dụng được chừng năm bẩy tên vô loại loanh quanh ở phố Bolsa, thôi: Nguyễn Phương Hùng, Hoàng Duy Hùng, Vũ Hoàng Lân, Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Trường…
Cộng sản Việt Nam nhìn đâu cũng thấy kẻ thù và các “thế lực thù địch, phản động”, nhưng chúng là ai mà làm điện đầu nhà nước? Hỏi cho vui vậy thôi chứ Công an biết hết. Không dám bắt vì chúng nói đúng những việc đảng và nhà nước ngồi lên Hiến pháp và Pháp luật...
Vài hôm trước, trước khi “toàn dân nô nức” kỷ niệm Ngày Giải Phóng Thủ Đô (lần thứ 68) nhà thơ Hoàng Hưng đã viết một câu ngăn ngắn (và hơi khó hiểu) trên trang FB của ông: “Sắp đến ngày 10/10 ! Biết bao người con tinh hoa của Hà Nội vui mừng đón ngày ấy rồi tan nát cả đời sau ngày ấy huhu…”
Trong mọi tình huống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” không đâu nguy hiểm bằng trong hai lĩnh vực an ninh và quốc phòng, vì sự tồn vong của chế độ CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Công an và Quân đội...
Chung cuộc, may thay, ông Trường Chinh cũng đã cứu được chính mình. Ông qua đời vì tai nạn chứ không phải vì bị đầu độc – như rất nhiều đồng chí khác...
Tôi thì tin rằng công luận sẽ đỡ phẫn nộ (đôi phần) nếu mọi người hiểu ra rằng không riêng gì ông Phạm Sỹ Quý mà tất cả quan chức của chế độ hiện hành cùng ở trong tâm trạng bất an của những kẻ đang nhấp nhổm trên con tầu vét tốc hành. Họ đều vội vã, hối hả, giành giật thu vén nên còn tâm trí đâu mà nghĩ đến nhân cách hay danh dự, nói chi đến những chuyện xa xỉ như thời tiết, khí hậu, hay quân bình sinh thái...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.