Hôm nay,  

Hãy Cẩn Trọng Với Trái Cây Ngoại Sấy Khô

22/12/201400:00:00(Xem: 3451)

SAIGON -- Đáp ứng nhu cầu thức ăn vặt và biếu tặng trong các dịp lễ tết cuối năm, trên thị trường đã có thấy xuất hiện thêm nhiều loại trái cây khô ngoại nhập khá đa dạng, ồ ạt cạnh tranh với những loại trái cây nội địa sấy khô, sấy dẻo, theo Phụ Nữ TP (PNO).

Lâu nay, do lợi thế thổ nhưỡng, Việt Nam rất phong phú các chủng loại trái cây vùng nhiệt đới, thu hoạch quanh năm, người mình đã quen thưởng thức các món trái cây sấy khô, từ khoai lang, mít, chuối, ổi, xoài… phía Nam cho đến táo, hạt sen, mận… miền Bắc.

Theo PNO, trái cây khô ngoại nhập đang có mặt trên thị trường cũng na ná nhưng có thêm vài thứ lạ, như: sung Iran, sung Thổ Nhĩ Kỳ, mận Sakura, cherry Úc, chà là, nam việt quất, mận đỏ, quả lý gai, cam lát, dưa đỏ, dâu, xoài, táo, mơ… Hàng ngoại này được bán chủ yếu trong một số siêu thị như Ân Nam, Lotte, Citimart, khu chợ cũ Tôn Thất Thiệp (Q.1 Sài Gòn), các cửa hàng chuyên bán bánh kẹo, rượu bia cao cấp khu Tân Định, Hàm Nghi (Q.1), Kỳ Đồng (Q.3)… Loại trái cây này cũng được bán nhiều qua các trang mạng.

Có điều là trong khi các loại trái cây, củ sấy khô/sấy dẻo trong nước như mít, chuối, ổi, xoài, thơm, khoai lang, khoai môn, giá chỉ khoảng từ 130,000-300,000đ/kg, nhiều loại nhập ngoại có giá ngất ngưởng, từ 500,000đ/kg trở lên. Chà là giá gần 900,000đ/kg; quả nam việt quất, lý gai, sung Thổ Nhĩ Kỳ: 750,000đ/kg…

blank
Trái cây sấy khô, sấy dẻo bán ở chợ Bình Tây.

Hơn thế, ngoài một số sản phẩm được nhập từ các nước Âu - Mỹ với chỉ tiêu chất lượng, thành phần rõ ràng, bao bì đóng gói đẹp, còn lại phần lớn trái cây sấy được nhập từ Thái Lan. Lại có dạng sản phẩm với nguyên liệu nhập từ Thái được đóng gói, in nhãn trong nước, có khi không nêu rõ xuất xứ sản phẩm.

Bên cạnh đó, theo PNO nhận định, người tiêu thụ còn cần phải tỉnh táo trước những lời giới thiệu của nhà phân phối, rằng trái cây khô có nhiều ưu điểm “vượt trội”, như: giúp ngăn ngừa ung thư, ngăn ngừa bệnh tim mạch..., cũng như không nên nhầm tưởng trái cây tươi tốt cho sức khỏe như thế nào thì trái cây khô cũng có tính năng như vậy.

PNO dẫn phân tích của TS Phan Thế Đồng, trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Nông Lâm TP. Sài Gòn: “Thành phần chính trong trái cây nói chung là vitamin C, nước và chất chống oxy hóa cùng một số loại vitamin khác. Các chất này sẽ bị mất nhiều khi sấy khô. Chất còn giữ lại chủ yếu là đường, một ít chất xơ, tinh bột và một vài khoáng chất”. Điều này cũng được thể hiện ngay trên bảng thành phần dinh dưỡng thực tế (Nutrition facts) có trong hoa quả sấy mà nhà sản xuất đã thông tin trên bao bì sản phẩm. Chẳng hạn, trên một túi trái cây sấy khô hỗn hợp 170g gồm: việt quất, cherry, nho, nam việt quất được nhập từ Thái Lan ghi rõ “mỗi 30g sản phẩm chứa 90-110kcal, protein dưới 1g, carbohydrate (gồm tinh bột, đường, chất xơ) từ 22,5-27,5g”.

Tuy nhiên, theo ghi nhận, một số loại trái cây Việt Nam sau khi sấy khô vẫn còn giữ được một số khoáng chất như: kali, magiê trong chuối; carotene, canxi, sắt trong dứa, ổi… với hàm lượng khoảng 1-3% trên mỗi 100g sản phẩm sấy khô.

Ngoài ra, TS Phan Thế Đồng cho biết thêm, năng lượng từ đường trong trái cây sấy khô dễ tiêu hóa nên tạo ra năng lượng cho cơ thể người dùng rất nhanh. Vì vậy, trái cây sấy chỉ phù hợp để giải quyết nhanh cơn đói hay dùng cho những người bị hạ đường huyết.

PNO dẫn ý kiến của lương y Nguyễn Đức Nghĩa (Hội Dược liệu TP. Sài Gòn) khuyến cáo, những người có cơ địa thể nhiệt có thể bị khô cổ, mắt đổ ghèn, mất ngủ, táo bón và nổi mụn nếu lạm dụng trái cây có hàm lượng đường cao Đáng ngại là trong rất nhiều loại quả, ngoài chất bảo quản, nhà sản xuất cho thêm đường, đặc biệt đối với loại quả có vị chua.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thực là một “gia tài đồ sộ” mà “đến đời con chắc chắn chưa trả được”...
✱ NYT/CIA: Ông Nixon được cho biết rằng không ai dự liệu việc Bắc Việt tăng viện nhanh chóng, chúng đã đưa vào chiến trường 150 xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác. ✱ NYT/CIA: Tình báo Mỹ đã không ước tính chính xác lực lượng mà Hà Nội tập trung tại Lào chống lại cuộc hành quân Lam Sơn 719 ✱ CIA 21.1.1971: Hà Nội dự kiến sẽ đối đầu với cuộc đột kích vào Tchepone bằng bất cứ nguồn lực nào mà chúng sở hữu. ✱ CIA: Bản dự báo ngày 21 tháng 1 (1971) về phản ứng của phía Bắc Việt - cho thấy đã không có "thất bại tình báo" xảy ra trong dự đoán của Cơ quan CIA. Thay vào đó,việc dự đoán đã trùng khớp với các sự việc xảy ra trong cuộc hành quân. ✱ ĐS Bunker: Trong thực tế, người ta đã hài lòng về cuộc giao tranh đã diễn ra bên ngoài biên giới miền Nam Việt Nam, tuy QLVNCH đã bị tổn thất nặng nhưng đã gây ra thương vong lớn lao hơn cho đối phương...
Quốc hội CSVN dự kiến sẽ thông qua Luật “thực hiện dân chủ ở cơ sở”, nhưng dân lại không được quyền xem xét bản kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên...
Trong một số bài viết nhân nói về Lời Thề Sông Núi của Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, các tác giả thường dùng không đồng nhất những danh từ để chỉ nhóm chữ “Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm” như là tôn chỉ, khẩu hiệu, lý tưởng, v.v... Thật ra, đấy là một phương châm của quân nhân (soldier's motto) Quân lực Việt Nam Cộng Hòa...
Gần đây trong nước Việt Nam có nguồn tin là các bia mộ liệt sĩ còn ghi là Vô Danh đều phải khắc lại là “Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin”. Thực chất đây chỉ là một trong muôn vàn những lệnh ngu xuẩn của một nhà nước không vì nhân dân ban xuống, nhưng đối với nhà phản biện Phạm Đình Trọng thì đấy chính là biểu hiện của một “Quyền hạn lớn, năng lực nhỏ, làm việc nhỏ cũng gây hại lớn.” Cái hại lớn mà ông Phạm muốn nói đến chính là cái hại văn hóa để lại muôn đời sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Tôi rời Viện Đại Học Đà Lạt đã lâu, ngay sau Mùa Hè Đỏ Lửa, vào năm 1972. Gần nửa thế kỷ đã vụt đi với không biết bao nhiêu là nước suối, nuớc sông (cùng với nước mưa/ nước mắt) đã ào ạt qua cầu và qua cống. Nhìn lại hình ảnh trường xưa không khỏi có thoáng chút bồi hồi, và cũng thấy có hơi hụt hẫng...
Đại dịch đã làm cho kinh tế Việt Nam sút giảm thê thảm tới mức thấp nhất trong 30 năm, với 2.58% trong năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 29 tháng 12 năm 2021.
Một sự kiện đặc biệt được bản tin Đài Á Châu Tự Do (RFA) ghi nhận trong bản tin phát đi hôm Thứ Sáu, 24 tháng 12 năm 2021, đã xảy ra trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại tỉnh Hòa Bình, Miền Bắc VN, khi bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Dư đã hô to “đả đảo” Đảng CSVN khi hại bị cáo này nghe tòa tuyên bố y án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế đối với mỗi người.
Khi những ngư dân tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đứng lên tranh đấu cho quyền lợi đánh bắt cá bị xâm phạm bởi công ty xây bến cảng tổng hợp Hòa Phát bị bắt thì hàng trăm người dân khác xuống đường chận Quốc Lộ 1A để đòi thả người hôm 17 tháng 12 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 23 tháng 12.
Nhân quyền sẽ được đưa vào hệ thống giáo dục tại Việt Nam để dạy cho các học sinh về quyền con người, theo chỉ thị của Phó Thủ Tướng Nguyễn Đức Đam được đưa ra vào ngày 21 tháng 12 năm 2021, là chuyện làm cho nhiều người ngạc nhiên tự hỏi rằng đây có phải là bước ngoặc chuyển biến thật sự trong chính sách về nhân quyền hay chỉ là chiêu bài được lộng vào khung kính để khoe khoan của nhà nước độc tài đảng trị toàn diện VN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 22 tháng 12 năm 2021, với tựa bản tin được đánh dấu hỏi “VN sẽ tăng cường dạy nhân quyền, nhưng theo hướng nào?”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.