Hôm nay,  

Lê Hồng Anh Đi TQ: Bỏ Mỹ Để Theo Tàu? Vuốt Ve Đàn Anh, VN Có Thể Bỏ Ý Định Kiện TQ

26/08/201400:00:00(Xem: 3119)

HANOI -- Một dấu hiệu kết thân mới giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang gây lo ngại cho các nhà hoạt động muôn đưa Việt Nam thoát ra khỏi ảnh hưởng Trung Quốc: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh sẽ sang thăm TQ với danh nghĩa là đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 26-27/8.

Bản tin VietnamNet nói rằng, bản Thông cáo của Bộ Ngoại giao VN hôm Thứ Hai cho hay, chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Trung ương đảng Cộng sản TQ.

"Mục đích chuyến đi là nhằm trao đổi với lãnh đạo TQ về các biện pháp làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng như vừa qua, đồng thời thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước Việt - Trung ”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình thông báo.

Bản tin VietnamNet viết:

“Về việc xử lý ảnh hưởng của vụ gây rối, mất trật tự tại một số địa phương trung tuần tháng 5 vừa qua đối với doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có TQ, ông Bình cho biết: "Phía Việt Nam lấy làm tiếc về vụ việc xảy ra đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp và công nhân TQ trong tháng 5 vừa qua, đồng thời lấy làm buồn về việc một số công nhân TQ bị thiệt mạng, bị thương trong vụ việc này".

Phía Việt Nam sẽ có hình thức hỗ trợ nhân đạo đối với công nhân TQ bị nạn. Hội hữu nghị Việt - Trung sẽ cử đoàn sang TQ thăm hỏi một số gia đình đại diện cho những người bị nạn.

Đồng thời, phía Việt Nam đã và sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách, biện pháp hỗ trợ mà Chính phủ đã công bố đối với các doanh nghiệp để doanh nghiệp khắc phục khó khăn, giảm bớt thiệt hại và triển khai hoạt động bình thường.”

Trong khi đó, bản tin ghi nhận rằng Trung Quốc đã lên tiếng hoan nghênh quyết định của Việt Nam bồi thường cho các nạn nhân của các vụ biểu tình bạo động hồi tháng Năm, một động thái mà bản tin của Reuters hôm nay mô tả là nhằm 'gỡ bỏ một cái gai đã phương hại tới các quan hệ song phương' trong nhiều tháng qua.

Phẫn uất về các hành động lấn chiếm biển đảo của Trung Quốc tiếp theo sau vụ việc liên quan tới giàn khoan Hải Dương 981, hàng ngàn người Việt Nam đã tấn công các doanh nghiệp và các công xưởng mà họ tin là thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc.

VOA viết:

“Các vụ ẩu đả giữa bùng nổ ở Hà Tĩnh khiến 4 người thiệt mạng và ít nhất 100 người bị thương. Khoảng 4.000 công nhân Trung Quốc đã rời Việt Nam sau vụ bạo động này.”

Bản tin khác của VOA ghi rằng Ông Lê Hồng Anh được coi là nhân vật quyền lực thứ 5 trong Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông sẽ là quan chức cao cấp nhất trực tiếp tiếp xúc với Trung Quốc sau khi Ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sang thăm Hà Nội hồi tháng 6 trong một chuyến đi không mang lại kết quả nào.

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc có lập trường cứng rắn đối với Bắc Kinh, bày tỏ hoài nghi về các cuộc thảo luận Việt-Trung lần này. Hãng tin AP dẫn lời ông Vĩnh nói: “Lần này cũng sẽ không có bất cứ kết quả gì. Trung Quốc sẽ không bao giờ tương nhượng. Việc họ rút giàn khoan chỉ là tạm thời. Họ sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng xấu xa là độc chiếm Biển Đông.”

VOA ghi thêm:

“Nhà kinh tế Nguyễn Quang A, người thường lên tiếng chỉ trích nhà nước, nói ông hoan nghênh các cuộc thảo luận, nhưng quan ngại Bắc Kinh có thể tìm cách thuyết phục Hà Nội từ bỏ ý định kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế.”

Mặt khác, bản tin BBC phỏng vấn GS. Carl Thayer và được trả lời:

“Đây là dấu hiệu cho thấy hướng đi xuống của quan hệ Việt – Trung nay được chặn lại. Chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh đặt nền móng cho việc rồi đây hai bên quay trở lại sự tham vấn ngoại giao sau thời gian đối đầu trên biển.

Cần lưu ý rằng cả Trung Quốc và Việt Nam đã chọn cơ chế Đảng để giải quyết tồn đọng trong quan hệ.

Ông Lê Hồng Anh, cựu bộ trưởng công an, đã từng có liên hệ mật thiết với các đối tác Trung Quốc. Ông là người mà Trung Quốc quen biết và lại là ủy viên Bộ Chính trị cao cấp. Chuyến thăm của ông cân bằng lại chuyến thăm Mỹ của Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị.

Theo tôi, chuyến đi này nhằm giữ thể diện cho hai bên. Trung Quốc mời ông sau khi đã liên tục từ chối hơn 30 lần đề nghị gặp gỡ của Việt Nam.

Việt Nam cũng đã xin lỗi vì các cuộc bạo động chống Trung Quốc, dẫn đến cái chết của công nhân Trung Quốc. Ông Anh sẽ trực tiếp bày tỏ lời xin lỗi và bảo đảm việc đó không tái diễn. Việt Nam cũng sẽ có bồi thường.

Ông Anh sẽ yêu cầu Trung Quốc cho biết dự định trong tương lai liên quan việc đặt giàn khoan. Còn Bắc Kinh lại muốn bảo đảm rằng Việt Nam sẽ không kiện Trung Quốc.”

Tình hình có vẻ bi quan, vì Hà Nội không muôn thoát ra khỏi bóng mờ của Bắc Kinh.

Ý kiến bạn đọc
26/08/201415:42:42
Khách
Đến bao giờ dân VN ta mới thoát khỏi CSVN lãnh đạo mê muội bám vào tụi TQ này. Tiếc thương cho dân nghèo phải chịu khổ mãi.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thực là một “gia tài đồ sộ” mà “đến đời con chắc chắn chưa trả được”...
✱ NYT/CIA: Ông Nixon được cho biết rằng không ai dự liệu việc Bắc Việt tăng viện nhanh chóng, chúng đã đưa vào chiến trường 150 xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác. ✱ NYT/CIA: Tình báo Mỹ đã không ước tính chính xác lực lượng mà Hà Nội tập trung tại Lào chống lại cuộc hành quân Lam Sơn 719 ✱ CIA 21.1.1971: Hà Nội dự kiến sẽ đối đầu với cuộc đột kích vào Tchepone bằng bất cứ nguồn lực nào mà chúng sở hữu. ✱ CIA: Bản dự báo ngày 21 tháng 1 (1971) về phản ứng của phía Bắc Việt - cho thấy đã không có "thất bại tình báo" xảy ra trong dự đoán của Cơ quan CIA. Thay vào đó,việc dự đoán đã trùng khớp với các sự việc xảy ra trong cuộc hành quân. ✱ ĐS Bunker: Trong thực tế, người ta đã hài lòng về cuộc giao tranh đã diễn ra bên ngoài biên giới miền Nam Việt Nam, tuy QLVNCH đã bị tổn thất nặng nhưng đã gây ra thương vong lớn lao hơn cho đối phương...
Quốc hội CSVN dự kiến sẽ thông qua Luật “thực hiện dân chủ ở cơ sở”, nhưng dân lại không được quyền xem xét bản kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên...
Trong một số bài viết nhân nói về Lời Thề Sông Núi của Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, các tác giả thường dùng không đồng nhất những danh từ để chỉ nhóm chữ “Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm” như là tôn chỉ, khẩu hiệu, lý tưởng, v.v... Thật ra, đấy là một phương châm của quân nhân (soldier's motto) Quân lực Việt Nam Cộng Hòa...
Gần đây trong nước Việt Nam có nguồn tin là các bia mộ liệt sĩ còn ghi là Vô Danh đều phải khắc lại là “Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin”. Thực chất đây chỉ là một trong muôn vàn những lệnh ngu xuẩn của một nhà nước không vì nhân dân ban xuống, nhưng đối với nhà phản biện Phạm Đình Trọng thì đấy chính là biểu hiện của một “Quyền hạn lớn, năng lực nhỏ, làm việc nhỏ cũng gây hại lớn.” Cái hại lớn mà ông Phạm muốn nói đến chính là cái hại văn hóa để lại muôn đời sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Tôi rời Viện Đại Học Đà Lạt đã lâu, ngay sau Mùa Hè Đỏ Lửa, vào năm 1972. Gần nửa thế kỷ đã vụt đi với không biết bao nhiêu là nước suối, nuớc sông (cùng với nước mưa/ nước mắt) đã ào ạt qua cầu và qua cống. Nhìn lại hình ảnh trường xưa không khỏi có thoáng chút bồi hồi, và cũng thấy có hơi hụt hẫng...
Đại dịch đã làm cho kinh tế Việt Nam sút giảm thê thảm tới mức thấp nhất trong 30 năm, với 2.58% trong năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 29 tháng 12 năm 2021.
Một sự kiện đặc biệt được bản tin Đài Á Châu Tự Do (RFA) ghi nhận trong bản tin phát đi hôm Thứ Sáu, 24 tháng 12 năm 2021, đã xảy ra trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại tỉnh Hòa Bình, Miền Bắc VN, khi bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Dư đã hô to “đả đảo” Đảng CSVN khi hại bị cáo này nghe tòa tuyên bố y án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế đối với mỗi người.
Khi những ngư dân tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đứng lên tranh đấu cho quyền lợi đánh bắt cá bị xâm phạm bởi công ty xây bến cảng tổng hợp Hòa Phát bị bắt thì hàng trăm người dân khác xuống đường chận Quốc Lộ 1A để đòi thả người hôm 17 tháng 12 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 23 tháng 12.
Nhân quyền sẽ được đưa vào hệ thống giáo dục tại Việt Nam để dạy cho các học sinh về quyền con người, theo chỉ thị của Phó Thủ Tướng Nguyễn Đức Đam được đưa ra vào ngày 21 tháng 12 năm 2021, là chuyện làm cho nhiều người ngạc nhiên tự hỏi rằng đây có phải là bước ngoặc chuyển biến thật sự trong chính sách về nhân quyền hay chỉ là chiêu bài được lộng vào khung kính để khoe khoan của nhà nước độc tài đảng trị toàn diện VN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 22 tháng 12 năm 2021, với tựa bản tin được đánh dấu hỏi “VN sẽ tăng cường dạy nhân quyền, nhưng theo hướng nào?”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.