Hôm nay,  

Duyên Văn

04/11/200400:00:00(Xem: 4881)
3
Theo Naipaul, sở trường, và luôn, sở đoản [những đức hạnh và những hạn chế] của Kipling, ở trong Plain Tales from the Hills, [Những câu chuyện đơn giản từ vùng đồi], đều do ông là thành viên câu lạc bộ Hoàng Gia Anh-Ấn, nơi thoải mái dành riêng cho tầng lớp tinh anh. “Cái thế giới do con người tạo ra, đầy đủ, đồng nhất đó đâu cần giải thích”" Nó làm cái nhìn châm biếm của ông trở nên tinh tế hơn, “riêng tư” hơn. Vẫn nó, làm giọng văn của ông “dẫn dụ, uyển chuyển,… dễ đọc, nhưng gọn gàng”. Tuy nhiên, hay quá thành vụng, nếu có thể nói như vậy, bởi vì theo Naipaul, qua phân tích tính đa dạng của lịch sử của ông, nhờ tính Anh Ấn chật hẹp này mà Kipling viết được tác phẩm đầu tay, nhưng cũng chính nó đã khiến cho người Ấn không chịu tìm hiểu về chính họ.
Trong nửa sau của thế kỷ 19, người Anh ở Ấn chuyển, từ “Cái Học Mới của Âu Châu”, mà họ thoạt đầu đại diện, qua “Hiện Đại Hóa những người Ấn Độ”. Họ ngày càng tỏ ra có thiện cảm với “những sự giản dị không mang tính trí thức” của “những người Pathan mắt xanh”, hơn là với những người Bangalis chuyên bàn cãi về thuyết Darwin và Mill. “Ngoại ô và ít học”, họ trở nên dửng dưng trước những ước mong hiện đại hoá của Ấn Độ, chính những hoài vọng này đưa đến sự phục hưng trí thức Bengali thế kỷ 19, và khi nó qua đi, Nirad C. Chaudhuri đã bùi ngùi thương tiếc, trong Tự Thuật Của Một Người Ấn Độ Vô Danh (1951). Chẳng có gì là ngạc nhiên, văn hóa Ấn và Anh cứ thế “nghinh” và ngôn ngữ chia sẻ giữa đôi bên - tiếng Anh - chỉ gây thêm những những dở khóc dở cười, những đầu Ngô mình Sở về mặt văn hoá.”
Naipaul nhìn ra hiểu lầm và vô bổ, trong “cuộc gặp gỡ Anh Ấn”, và “trí thức lộn tùng phèo, của một tân Ấn Độ” ở trong những tự truyện của người Ấn, sự thiếu sót chi tiết cụ thể, vật lý, và thiếu sót một hỏi tra nghiệt ngã về chính mình, của họ. Những cuốn sách của họ nói với Naipaul về một xã hội “chưa học nhìn, và bất lực trong việc tự xác định nó, không hề đặt ra những câu hỏi, bởi vì bao lễ nghi tập tục, huyền thoại dân gian.. đã cung cấp tất cả những câu trả lời rồi.” “Những ám ảnh về thề nguyền, đồ ăn thức uống, thí nghiệm, bệnh tật tái đi tái lại…” của Gandhi đã biến cuốn tự truyện của ông thành một thứ “tạp nhạp, lai căng, hổ lốn, trong đó, một quan niệm mang tính tôn giáo về cuộc đời, thật tiếu lâm, ở trong văn hoá này, khi chuyển qua văn hoá kia, nó biến thành một thứ tự yêu mình, self-love, thật khó chịu.

Theo Naipaul, tiểu thuyết ở Ấn cho thấy một thí dụ khác về thể loại văn học bị hiểu lầm và áp dụng sai. Như ông thấy, tiểu thuyết phát triển, và có những bực thầy vĩ đại của nó, tại Âu Châu. Đây đâu phải một chuyện tình cờ. [Ở đó], tiểu thuyết bật ra, từ bao tác động phức tạp, chồng chéo, đan xen, của, nào là những yếu tố lịch sử đặc thù, như sự triển nở về kỷ nghệ, sự mở rộng đế quốc, sự biết đọc, biết viết, có tí trí thức của quần chúng, nào là chủ nghĩa thế tục ngày càng mở rộng làm cho nhà thờ mất dần ảnh hưởng độc tôn của nó, nào là sự đăng quang của giai cấp trung lưu. Tiểu thuyết, thứ thể loại văn học, “hấp dẫn làm sao, dễ bắt chước làm sao, như bề ngoài của nó cho thấy”, như Naipaul viết, trong Đọc và Viết”, nó tràn ngập những giả dụ “những giả định của chính quốc, [tức của Ấu Châu], về xã hội: đọc nó, chắc là sẽ học hỏi, hiểu biết thêm ra, rộng ra, sẽ có được ý tưởng này nọ về lịch sử, một quan tâm tìm hiểu về chính mình.” Trong một nước Ấn Độ thời kỳ hậu thuộc địa, Naipaul nhận ra, hoặc, những giả định [về xã hội] thì hết thảy đều “sai lầm” [“wrong”], hoặc, cái gọi là học hỏi, hiểu biết thêm, thì đều “thiếu sót, hoặc khiếm khuyết” [“missing or imperfect”].
Tiểu thuyết gia R. K. Narayan là “một sự thoải mái và một thí dụ”, cho cả hai, ông cụ thân sinh của Naipaul, và Naipaul, trong toan tính hoàn tất nhiệm vụ khó khăn, là, viết bằng tiếng Anh, về cuộc sống Ấn Độ. Theo Naipaul, “có vẻ như ông ta viết từ bên trong văn hoá của mình” [he “appeared to be writing from within his culture”]. “Ông ta thực sự sở hữu thế giới của ông ta. Nó tràn đầy ra đó, và chờ đợi ông ta.” Nhưng thế giới của ông ta đó, nếu quan sát thật gần, thì thấy là, nó quá tĩnh, nếu không muốn nói là ù lì, thụ động. Những nhân vật của Narayan, theo Naipaul, có vẻ như được “cách ly một cách kỳ kỳ, ra khỏi lịch sử”, một lịch sử của thất bại, của quy phục, nó thì sờ sờ ra đấy, trên toàn thể Ấn Độ, vậy mà, thế giới tiểu thuyết giả tưởng của Narayan thì cố mà cãi cho bằng được, rằng, “không, nói cho cùng, nó đâu có đến nỗi tệ hại như vậy, nó đâu có ăn sâu đến tận xương tuỷ Ấn Độ!”. Như Naipaul chỉ ra, tiểu thuyết ở Ấn Độ, và đặc biệt, tiểu thuyết của Narayan, có thể “đụng, tới nơi tới chốn, tới những cái bên ngoài của sự vật”, nhưng thường xuyên, “hụt hẫng, bỏ sót, vờ đi, cái yếu tính khủng khiếp của chúng”. [… ‘deal well with the externals of things,’, but often, ‘miss their terrible essence’].
[còn tiếp]
Pankaj Mishra giới thiệu tập tiểu luận Literary Occasions [nhà xb Vintage Canada, 2003], của V.S. Naipaul.
NQT dịch
tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.