Hôm nay,  

Chợ Cỏ Của Dân Nghèo

03/04/200400:00:00(Xem: 5163)
Bạn,
Tai Sài Gòn, hai huyện Hóc Môn và Củ Chi có con rạch Tra làm ranh giới, và ở đây từ hai, ba năm nay đã lập ra những phiên chợ cỏ. Dân gọi là chợ cỏ Miền Tây vì do những người tứ cố vô thân từ Đồng bằng Cửu Long lên gây dựng sau cơn lũ năm 2000. Họ vốn là đội quân cắt lúa chạy đồng, sau cơn lũ trở thành người trắng tay, tha hương cầu thực. Họ à những người nông dân "chuyên nghiệp" bao đời gắn liền với cây liềm, cái cày, cái cuốc nhưng giờ đây đã không có được "cục đất để chọi chim"... Và cuộc sống khó khăn đã đưa họ trở thành "chủ nhân" của những chợ cỏ này. Những chợ này ớn dần và thành vị "cứu tinh" của nông dân ngoại thành. Báo quốc nội VASC viết như sau.
Chợ đông đúc, nhộn nhịp kẻ bán người mua, nhưng không có tiếng ồn ào, chát chúa với những âm thanh khó nghe như thường thấy ở những chợ kiểu khác... Kẻ bán, người mua ở đây có gương mặt chất phác, cần cù, lam lũ...Anh Thạch Dưỡng và đội quân cắt cỏ thuê, gồm cả những người Khơ Me cùng quê, là Thạch Nhơn và Sơn Xiêng, cùng hàng chục người nửa Khơ Me, nửa Việt ở các tỉnh An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng... đã đầu quân cho đội cắt cỏ ở đây để kiếm sống. Vốn ở quê luôn cắt lúa thuê, cắt lúa chạy đồng, chạy lũ, nên lên đây cắt cỏ là chuyện không khó khăn gì đối với họ. Đội quân này chia thành 3 ghe, mỗi sáng họ xuôi theo sông Sài Gòn đến các kênh, rạch khắp các nơi cắt cỏ. Thậm chí còn đến tận Bến Cát, DầuTiếng, trên những con đê, bờ be, đầm lầy trũng nhiều cỏ mọc. Nơi nào có cỏ là họ tới.

Sơn Xiêng cho biết, cách đây vài tháng, mỗi ngày ông Ba Be chủ của anh chỉ bán được vài trăm bó cỏ. Thế nhưng gần đây, nhất là bước vào mùa khô, nhu cầu cỏ tăng cao, ông Ba Be phải tìm thêm nhân công từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về gia nhập đội quân cắt cỏ để đủ bán theo đơn đặt hàng của người chăn nuôi bò Củ Chi, Hóc Môn, Bình Dương. Một ngày, một thợ cắt cỏ chuyên nghiệp có thể cắt trên 100 bó cỏ, người nào giỏi có thể cắt được 150- 180 bó. Lương cũng được chủ trả hậu đãi hơn, từ 800 ngàn đồng- 1,2 triệu đồng/tháng. Cơm nước, thuốc men khi đau ốm được chủ lo hết. Anh bộc bạch: "Ở quê, chỉ làm theo mùa. Còn ở đây, được làm liên tục. Tiền làm bao nhiêu, còn y nguyên. Gởi về cho vợ con nó mừng. Hôm nào mưa gió trở trời, bệnh đau thì chủ vẫn lo tiền công và thuốc men. Vì vậy thích nghề cắt cỏ lắm". Nhiều người muốn được làm việc tại chợ cỏ này. Anh Châu Văn Tân kể: "Có hôm bị rắn độc cắn, nằm liệt giường hơn tuần lễ, vậy mà vẫn có tiền gởi về quê cho vợ con. Cắt cỏ, lặn lội ngoài đồng tuy cơ cực, nhưng vẫn quí nó anh à". Cỏ ở đây bán với giá 1 ngàn đồng/bó (khoảng 6kg), chủ yều là cỏ dại mọc ven sông rạch như cỏ voi, cỏ xả, cỏ lùn, cỏ phụng, cỏ mật, cỏ lúa ma...Cỏ dại này được giới chăn nuôi ưa chuộng vì giá rẻ, dinh dưỡng cao, bò sữa rất thích ăn...
Bạn,
Báo này viết tiếp: Phóng viên ghé chợ cỏ cầu Mười Lến, ấp 6, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi. Tại đây hàng ngàn bó cỏ được chất lên 4 chiếc công nông sắp giao hàng. Vợ chồng Minh, Phi cũng xuất thân từ huyện Cần Giuộc - Long An, cũng dễ dàng thuê một đội quân hàng chục thanh niên vạm vỡ từ Đồng bằng Cửu Long về đây cắt cỏ cho mình. Hai vợ chồng họ làm chủ chợ cỏ này từ nhiều năm. Ngoài ra, ở những chợ cỏ còn có đội quân bán cỏ nhỏ lẻ, phương tiện chở là xe gắn máy. Dầu vậy, cỏ cũng được phân phát đến tận chuồng trại nếu như khách hàng có nhu cầu đặt hợp đồng dài hạn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Do chuyên môn, kinh nghiệm ở nhiều ngành người Việt còn yếu, nên xu hướng thuê người nước ngoài mà dân thường gọi nôm na là thuê "Tây" về làm việc đang ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp VN. Sài Gòn đã có 249 công ty tư nhân thuê 353 người nước ngoài chủ yếu trong các lĩnh vực mới, như: sáng tạo ý tưởng quảng cáo, quản lý, kinh doanh cao ốc văn phòng, căn hộ cao cấp, kinh doanh nông dược và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi... Báo SGGP viết như sau.
Trong nước hiện nay đầy rẫy những bài nhạc lai, nhạc nhái, nhạc copy, có lẽ vì nhu cầu của đại bộ phận người nghe: từ việc yêu thích giai điệu của các ca khúc nước ngoài, dẫn đến việc thích nghe chúng được trình bày bằng phiên bản lời Việt. Báo Tuổi Trẻ phân tích hiện trạng này như sau.
Thu nhập giáo viên trong nước gồm 2 phần: phần "cứng" là lương theo hệ số, phần "mềm" nhiều khoản co giãn khác nhau tùy quận huyện, tùy trường, tùy bộ mơn và tuỳ thuộc cá nhân từng người. Báo Sài Gịn Tiếp Thị phân tích rằng tuy thu nhập "phong phú" về nguồn như vậy nhưng thực tế, 60% giáo viên phổ thơng ở TP.SG
Gần đây, nhà nước CSVN đã cho nhiều doanh nghiệp tham gia các hội chợ nước ngoài để học tập kinh nghiệm thương trường và tiếp thị hàng hóa. Thế nhưng, qua lời của một số viên chức các tư doanh từng tham dự các hội chợ quốc tế, thì nhiều quan quốc doanh đã xem việc đi dự hội tại nước ngoài là dịp đi du lịch miễn phí. Những quan chức này chỉ có mặr trong ngày khai mạc, sau đó thì dẹp cửa hàng để đi chơi riêng. Báo TT viết như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, gần đây, một số trường tiểu học Sài Gòn được phép sở Giáo dục-Đào tạo TPSG mở các lớp có môn tiếng Anh, ngoài các môn bắt buộc theo chương trình hiện hành. Trong niên khóa 2004-2004, hơn 3 tháng nữa các trường tiểu học mới tuyển lớp 1 có học tiếng Anh, nhưng từ bây giờ nhiều phụ huynh đã cho con đi luyện thi trước.
Đó là ngôi làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Tây). Theo tài liệu lịch sử VN, làng Đường Lâm làø quê hương của 2 vua Ngô Quyền và Phùng Hưng.. Trong cuộc hội thảo gần đây nhất do Cục Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp với Cục Tài sản Nhật Bản tổ chức, các nhà khảo cổ đã lên tiếng báo động về số phận những ngôi nhà cổ ở Đường Lâm đã không được bảo tồn. Báo SGGP viết như sau.
Theo SGGP, trong tiến trình chỉnh trang đô thị (sửa sang kênh rạch, xóa nhà ổ chuột...), một bộ phận dân cư sống dọc theo các kênh rạch trên địa bàn TPSG tái định cư trong các chung cư cao tầng, một bộ phận khác dạt ra vùng veni.
Theo báo quốc nội, hiện nay muốn làm 1 bộ phim nhựa, nhà sản xuất phải chi ít nhất 1 tỉ đồng. Mấy năm gần đây, nhiều bộ phim được nhà nước CSVN tài trợ (hoặc đặt hàng) nhiều tỉ đồng, với chương trình đầu tư sản xuất khá quy mô từ kinh phí, kế hoạch, trình duyệt đến thực hiện để chiếu vào những dịp lễ.
Theo báo Kinh Tế SG, trong hoạt động kinh doanh vận tải, để được tham gia vận chuyển đất đá, chủ xe nào cũng phải đóng hụi chết cho công an giao thông và thanh tra giao thông, trừ phi xe đó là của các quan 2ngành kể trên. Hụi chết một số công an giao thông ấn định cho mỗi đầu xe loại có trọng tải dưới 10 tấn là 500 ngàn đồng/tháng. Một số thanh tra giao thông cũng ra mức tương tự. Báo KTSG viết như sau.
Sau thời gian tạm lắng trong năm 2003, thị trường đất đai TP.SG lại có chiều nhộn nhịp. Nhộn nhịp ở một số quận mới và ở một số khu vực có dự án rục rịch khởi công. Tình trạng tự phân nhỏ đất nông nghiệp bán giấy tay của giới đầu cơ và người dân đang gia tăng... Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.