Hôm nay,  

Nguyễn Du Chào Thua

22/05/201500:00:00(Xem: 3614)

Xin mời đọc kỹ những dòng thơ dưới đây:

...Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
...
Bốn dây như khóc như than
Khiến người trong tiệc cũng tan nát lòng
Cũng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm
...
Một cung gió thảm mưa sầu,
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay!
Ve ngâm vượn hót nào tày,
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu…

Đó là trích đoạn từ Truyện Kiều. Đó có phải là “thơ chữ Hán” hay không?

Hiển nhiên, đó là thơ chữ Nôm... và rất là thuần Việt.

Ai dám bảo là “thơ chữ Hán” như thế?

Đó là một số quan chức văn hóa mình... Trời ạ.

Bản tin VnExpress ghi nhận qua bản tin nhan đề “Triển lãm gọi 'Truyện Kiều' của Nguyễn Du là 'thơ chữ Hán'...”

Bản tin này viết:

“Nhiều người bất bình khi triển lãm sưu tập "Truyện Kiều" của ông La Văn Tiến có phần chú giải cung cấp thông tin sai lệch về đại thi hào và tác phẩm nổi tiếng.”

Bản tin kể rằng từ ngày 10 đến 21/5 tại một trung tâm thương mại ở TP SG diễn ra triển lãm bộ sưu tập Truyện Kiều của ông La Văn Tiến. Chương trình này được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 250 năm kỷ niệm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015).

Ban đầu, triển lãm được sắp xếp nằm ở tầng ba khu trung tâm thương mại. Do ít khán giả đến xem, ban tổ chức đã chuyển hơn một trăm đầu sách trong triển lãm xuống sảnh chính ở tầng trệt, tại vị trí dễ nhìn thấy nhất với mong muốn có nhiều người xem hơn.

Bản tin kể:

“Thế nhưng, không ít người bất bình vì hai poster lớn đặt ở khu vực triển lãm lại cung cấp thông tin sai lệch về tác phẩm của Nguyễn Du. Trong poster ghi: "Truyện Kiều là một bài thơ chữ Hán do Nguyễn Du sáng tác...". Đây là sai sót nghiêm trọng vì đại thi hào Nguyễn Du viết truyện Kiều bằng chữ Nôm.

Không chỉ vậy, poster ghi sai năm sinh của Nguyễn Du từ năm 1765 thành 1766. Phần giới thiệu cũng cho rằng, tựa gốc của Truyện Kiều có tên tiếng Việt là Đoạn Trường Tân Thanh. Trong khi, Đoạn Trường Tân Thanh là âm Hán Việt.

Phần tóm tắt nội dung Truyện Kiều bị nhận xét quá ngô nghê: "... là bài thơ kể lại cuộc đời, những thử thách cũng như đau khổ của Thúy Kiều - một người con gái trẻ đẹp và tài năng, phải hy sinh thân mình để cứu gia đình. Vì cứu cha và người em trai thoát khỏi tù tội, Kiều buộc phải gã cho một người đàn ông trung niên, mà không biết rằng gã là một tay ma cô, và Kiều bị ép phải làm gái lầu xanh"...”


Báo Tuổi Trẻ tường thuật với tựa đề “Nguyễn Du cũng khóc thét”... Bản tin này viết:

“...Đây là bộ sưu tập của ông La Văn Tiến, được Crescent Mall giới thiệu là số lượng lên đến 320 ấn phẩm. Tuy nhiên, đến xem triển lãm mới thấy có nhiều sai sót khó chấp nhận.

Trước hết, triển lãm này không thể gọi tên là “bộ sưu tập Truyện Kiều” được. Bởi một khi đã gọi là bộ sưu tập Truyện Kiều thì trong bộ sưu tập ấy chỉ gồm các bản Truyện Kiều khác nhau, được sưu tập theo tiêu chí nào đó để thành “bộ”.

Nhưng ở đây, ông Tiến đưa ra triển lãm không chỉ các bản Truyện Kiều, mà còn rất nhiều sách có nội dung liên quan đến Truyện Kiều, trong đó có cả công trình nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều và các sách liên quan rất riêng với Truyện Kiều như Trên đỉnh Trường Sơn kể Truyện Kiều (của thiếu tướng Nguyễn An) và khảo luận chuyên sâu về Truyện Kiều như Ý niệm bạc mệnh trong cuộc đời Thúy Kiều (Đàm Quang Thiện).

Gộp các sách liên quan đến Kiều và gọi đấy là “bộ sưu tập Truyện Kiều” là không đúng với khái niệm bộ sưu tập.

Thứ hai là có những sai sót, như nội dung in chính thức trong tấm bảng giới thiệu “bộ sưu tập” dựng ngay bên cổng vào khu vực triển lãm, như sau: “Truyện Kiều là một bài thơ chữ Hán do Nguyễn Du (1766-1820) sáng tác, và được coi là kiệt tác của văn học Việt Nam. Tác phẩm có tựa gốc tiếng Việt là Đoạn Trường Tân Thanh, nhưng thường được biết đến dưới tên gọi Truyện Kiều. Thể hiện trọn vẹn trong 3.254 câu thơ, viết bằng thể lục bát, bài thơ kể lại cuộc đời, những thử thách cũng như đau khổ của Thúy Kiều - một người con gái trẻ đẹp và tài năng, phải hi sinh thân mình để cứu gia đình. Vì cứu cha và người em trai thoát khỏi tù tội, Kiều buộc phải gả cho một người đàn ông trung niên mà không biết rằng gã là một tay ma cô, và Kiều bị ép phải làm gái lầu xanh”.

Không kể cách diễn đạt sai ngữ pháp kiểu “Kiều buộc phải gả cho một người đàn ông trung niên”, nội dung trên phạm nhiều lỗi sai không chấp nhận được...”

Khóc thét thật.
Thế nào cụ Nguyễn Du cũng than thở về ban tổ chức:
Bạc tình, nổi tiếng lầu xanh,
Một tay chôn biết mấy cành phù dung!...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.