Hôm nay,  

Mua Bán Súng Săn

07/01/200700:00:00(Xem: 7607)

Mua Bán Súng Săn

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại nhiều huyện miền núi của các tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam, súng săn tự chế là vật rất phổ biến và gắn bó với người dân. Khẩu súng là phương tiện mưu sinh của nhiều cư dân miền núi, giúp họ săn bắt hàng ngày, có thịt thú rừng để ăn, và để đổi được nhiều thứ có giá trị.  Việc mua bán súng săn dễ như mua  rau. Một phóng viên báo Dân Trí ghi nhận về thị trường súng săn tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình qua đoạn ký sự như sau.

Mang danh một người đi mua súng, phóng viên đã tìm về những xã hẻo lánh nhất của huyện Mai Châu. Trong những ngày đông giá, rét như dao cứa, bản Lác - một bản du lịch khá nổi tiếng thuộc xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu - vẫn lác đác có một vài nhóm du khách lên chơi. Ở một bản đã nhuốm màu thương mại như Lác, không phải lúc nào người dân cũng sẵn sàng đem súng ra cho khách ngắm nghía hay bắn thử nếu không phải thân quen hoặc có người thân giới thiệu. Tuy nhiên, nếu khách muốn mua một khẩu súng kíp cho riêng mình, chỉ cần bỏ ra 250 ngàn đồng (chưa đến 15 Mỹ kim), thậm chí ít hơn. Khi dân bản không sẵn "hàng", họ sẽ nhiệt tình chỉ cho khách một địa chỉ cách đó chừng vài chục cây số.

Theo lời chỉ dẫn của dân bản Lác, phóng viên tìm về xã Xăm Khòe cách đó chừng 30 km. Đường vào xã xấu kinh khủng, đá nổi lổn nhổn, bụi đỏ bay mù trời. Xã Xăm Khòe trước có cụ Ẩm người miền xuôi (Nam Định) lên đây lập nghiệp, chuyên làm súng kíp bán cho dân săn trong vùng. Giờ ông cụ mất đi, con trai cũng bỏ nghề cha. Cậu con trai chỉ cho khách vào xóm Băng thuộc xã Piềng Vế: "Vào đó hỏi ông Phán chế súng thì ai cũng biết".  Ông Phán là thợ chế súng nức tiếng cả vùng Piềng Vế. Nhưng ông Phán không có nhà. Nhìn thấy vẻ ngán ngẩm ra mặt của  phóng viên, một thanh niên chơi bi-a gần đó lại nhiệt tình dẫn khách đến nhà thợ Tuân. Thợ Tuân cũng đi ăn cưới. Nhưng tay thanh niên tên Hà Văn Quốc vẫn tự nhiên dắt khách vào nhà pha trà uống nước. Trong góc phòng nhà Tuân, phóng viên thấy ngổn ngang hàng chục cây súng kíp dài ngắn các loại, cái nào cái nấy đều lên nước đen bóng; có cả những khẩu đang làm dang dở, báng gỗ vẫn chưa đẽo xong. "Của khách sửa đấy, ở đây nhà nào chả có súng, một khẩu súng giá rẻ thôi mà. Mang đi bắn được một con thú là bán được tiền bằng mấy súng", Quốc nói. Mấy tuần trà nhạt dần thì câu chuyện về súng thêm đậm đà. Quốc thao thao kể về các loại súng kíp như một chuyên gia vũ khí thực thụ. Khẩu nòng dài tác dụng ra sao, nòng ngắn sức công phá thế nào, bộ phận cò, bộ phận khai hoả mua ở đâu, nòng nên khoan mấy "li", một cối nhồi mấy "phân" thuốc thì vừa...

Bạn,

Cũng theo báo Dân Trí,  làm cho súng nổ không khó, khó là làm được những thao tác căn chỉnh để đạn bắn trúng đích ngắm, nòng không bị tắc. Thế nên mới cần đến những người thợ như ông Phán, thợ Tuân, làm cả ngày không hết việc. Nhìn  thanh niên tên Quốc tháo cây súng ra, phóng viên thấy nó thật đơn giản, thô sơ, thế nên với người dân bản, nó cũng giản dị như cái gùi lên nương, bó củi gác bếp, không có gì nguy hiểm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Họ là những cư dân đang tạm cư tại Sài Gòn, không có giấy tờ tùy thân, không có sổ gia đình (trong nước gọi là "hộ khẩu"). Và mặc nhiên, khi lập gia đình, họ lại sinh ra một thế hệ tiếp tục đứng bên lề xã hội, sống một cuộc đời không tên. Báo SGGP ghi nhận về tình cảnh này như sau.
Hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố Sài Gòn đã bị san lấp, lấn chiếm lung tung. Các cơ quan chức năng quản lý kiểm tra, phát giác vi phạm thì nhiều nhưng xử lý được rất ít. Một số sông rạch đã và đang bị "xoá tên". Báo Người Lao Động trình bày về hiện trạng này như sau.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông dành cho học sinh lớp 12 (tú tài) tại VN đã kết thúc vào thượng tuần tháng 6/2004. Đánh giá về trình độ thí sinh, nhiều giám khảo về môn Văn và Ngoại ngữ nhận xét rằng có nhiều học sinh quá kém. Riêng về môn Văn, các giáo viên chấm thi đã phải than rằng "văn chương của các cô tu,ù cậu tú khiếp quá, đọc lại mà cười, suy ngẫm mà rơi nước mắt.
Trong suốt 3 tuần qua, nhiều cửa hàng cầm đồ trên địa bàn Sài Gòn đã đóng cửa rất muộn. Khách hàng của các cửa hàng này là dân thua cá độ các trận túc cầu Euro, từ vòng loại, tứ kết, bán kết. Tại một số quận, có cả khu phố cầm đồ với hàng loạt cửa hàng hoạt động hết "công suất" để cung ứng kịp thời số tiền vay nóng của khách thuộc nhiều thành phần
Nơi đây không phải là trẻ em nghèo kiếm sống kiểu như bán vé số, bán dạo, hay phụ việc quán ăn, xưởng dệt, lò bánh, như VB đã từng đề cập qua các lá thư trước. Đây là chuyện của các em sinh ra trong các gia đình khá giả, đã biết kiếm tiền bằng những việc làm mà phụ huynh không thể ngờ đến. Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi lại một số trường hợp như sau.
Sài Gòn có nhiều vùng sông nước giáp ranh với các tỉnh. Do nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ xây dựng trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận tăng cao, cát trở thành mặt hàng "nóng". Tận dụng cơ hội này, "sa tặc" nhảy vào khai thác , nạo vét tận thu cát lòng sông. Tình trạng này đã dẫn đến các vụ sạt lở đất dọc theo bờ sông.
Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, ven quốc lộ 1 A, có 1 trường đá gà liên tỉnh. Tụ điểm cờ bạc này cách thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong 6-7 km ngay cạnh mỏ đá Phong Phú. Nơi đây thu hút dân chơi gà độ từ nhiều tỉnh kéo về. Tụ điểm cờ bạc này diễn ra hơn 1 năm nay, dân chơi quen gọi trường gà này là Phan Rí vì ông chủ tên Thuận
Những phụ nữ được nhắc đến trong lá thư này là nhưnõg người làm nghề đập đá, nung vôi, suốt ngày lam lũ kiếm sống ở các mỏ đá thuộc khu vực núi Cấm, núi Dài ở An Giang hoặc khu vực Hòn Đất-Kiên Giang. Nhiều người chưa có gia đình, không có đất đai canh tác .Báo Người Lao Động ghi nhận về tình cảnh của những phụ nữ này qua đoạn ký sự như sau.
Quán cóc có ảnh hưởng lớn trong đời sống ẩm thực và trở thành một nét văn hoá sinh hoạt bình dân của người Việt. Tự thuở có ông vua si tình đi tìm cô Tấm đã có quán cóc, đã có bà già têm trầu cánh phượng. Rồi phiêu dạt qua miền thời gian Trung đại với hình ảnh những cụ đồ Nho ngồi luận chữ nghĩa "Thiên- Địa- Nhân hợp nhất" trên những chõng tre quán cóc chè xanh đầu ngõ
Giá xăng tăng cao, khiến thị trường xe máy tại TPSG vốn đã ế ẩm trong mấy tháng nay, giờ lại càng ế ẩm hơn. Trong 10 ngày qua, nhiều cửa hàng chưa bán được chiếc xe nào. Trong tình trạng ế ẩm này, mà giá xăng dầu tiếp tục tăng vọt lên 7 ngàn đồng/lít . Nhiều chủ cửa hàng lo ngại rằng dân lao động sẽ không còn mặn mòi đến việc tậu xe nữa vì nghe đâu xăng còn tăng giá nữa.VASC ghi nhận như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.