Hôm nay,  

Dán Hình Xe Gắn Máy

13/04/200800:00:00(Xem: 5213)

Bạn,

Theo báo Thanh Niên, trên địa bàn nội  ô của thành phố Đà Nẵng,  khắp vỉa hè của đường  Hoàng Diệu, Hùng Vương... , đâu đâu cũng thấy những hàng quán, điểm dán hình họa tiết, hoa văn  lên xe gắn máy, lên máy  điện thoại. Những người kiếm sống bằng  nghề này mở hàng từ khá sớm và kết thúc công việc khi không còn nhìn rõ những góc cạnh của chiếc điện thoại để phủ lên những lớp giấy dán bóng nhoáng.  Báo Thanh Niên ghi nhận về cuộc mưu sinh khốn khó của  những người  làm nghề này  như sau.

Phóng viên tạt vào điểm dán xe mang tên Đen. Anh thanh niên nhanh miệng tiếp thị: "Ở đây tụi em có nhiều kiểu lắm. Đảm bảo đẹp hết ý. Em chỉ lấy cả con xe này 300 ngàn đồng thôi". Rồi tiếp tục trấn an khách: "Giá chung rồi. Con xe này, tụi em phải mất 4 tiếng chăm sóc đó!".  Tùy theo mẫu mã mà có nhiều mức giá khác nhau. Đắt nhất vẫn là những họa tiết mô phỏng da hổ, da cá sấu. Một hoa văn hình con rồng, con dơi dán lên điện thoại có giá từ 5 ngàn - 20 ngàn đồng. Giá dán xe cũng dao động 80 ngàn - 400 ngàn đồng/xe, tùy từng loại và mẫu. Mỗi ngày một điểm dán chừng chục điện thoại và 5 chiếc xe không phải là khó. Đó là chưa kể việc dán mũ bảo hiểm, các vật dụng gia đình... Trừ phí giấy dán (không đáng kể), mức thu nhập của giới hành nghề dán xếp vào hạng "đại gia" của vỉa hè!

Nhiều người làm nghề này không chỉ vì dễ học, dễ làm mà còn vì... thất nghiệp. "Loanh quanh mãi chẳng biết làm gì, mấy đứa bạn rủ đi dán xe. Học tụi nó một thời gian ngắn rồi ra làm riêng", Hạnh (18 tuổi, Thanh Khê, Đà Nẵng) kể như thế. Tuấn ,đồng nghiệp của Hạnh trên đường Hùng Vương - đồng tình: "Nếu có việc ổn định thì đã chẳng ra đứng phơi nắng vỉa hè thế này".

Theo lời giới thiệu của Tuấn,  phóng viên tìm đến quán dán xe tên An (162 Hoàng Diệu, Đà Nẵng) để học nghề. Chị chủ quán chỉ mặn mà với những trường hợp thất nghiệp. Bởi theo chị: "Chưa có việc thì anh chị dạy miễn phí cho. Vừa phụ vừa học việc. Sau 2-3 tháng thành thạo nếu thích thì ở lại dán cho chị, trả lương hậu hĩnh đàng hoàng, không thì ra làm ngoài. Nhưng quan trọng phải là người nhàn rỗi vì công việc này đòi hỏi làm suốt ngày".

Bạn,

Cũng theo báo Thanh Niên, không chỉ thu hút chủ yếu giới thanh niên, nghề dán... đủ thứ này còn là công việc của cả gia đình. Báo Thanh Niên nêu ra trường hợp  gia đình một người tên  Tuệ.  Trước đó, vợ chồng cư dân này làm nghề bán bún, phở, thu nhập khá bấp bênh. Đang tính chuyện chuyển nghề thì họ được mấy người quen "mách nước" làm nghề dán. Bỏ ra mấy tháng miệt mài học nghề, vợ chồng anh Tuệ nay không phải vất vả thức khuya, dậy sớm như hồi còn mở quán bán bún mà thu nhập lại  khá hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại các đô thị ở VN, nhà trọ theo thông thường thì dĩ nhiên chỉ có hai loại khách thuê trọ là sinh viên và những người xa quê vào đô thành lập nghiệp, nhưng tại thành phố Đà Nẵng có một loại nhà trọ đặc biệt, chỉ dành riêng cho người Đà Nẵng nhiều tiền, đang đi học và chán sống cùng cha mẹ... Báo GDTĐ viết như sau.
Tình trạng ô nhiễm của các dòng sông nhiều nơi ở Huế đã đến mức báo động. Sông Hương nhìn trong xanh là thế nhưng càng vào gần bờ, càng thấy nhiều rác và bao nilon nổi lềnh bềnh. Tại đoạn sông Hương gần bờ phía chợ Đông Ba, nước trở nên đen ngòm như nước cống và đầy rác rưởi. Tuy nhiên so với các sông khác trong thành phố thì sông Hương
Câu chuyện kể với bạn trong lá thư này xảy ra tại tỉnh Hà Tây, 1 người cha bị chứng tâm thần đập chết 2 con gái.Bình thường, người cha ấy rất thương yêu 2 con gái, dù tâm thần phân liệt vẫn giành hết việc nhà để 2 con yên tâm học hành. Thế rồi, vào buổi trưa 11/5/2004 oan nghiệt kia đã xảy ra. VASC ghi lại như sau.
Tháng 5 hè về, tại các trường trung học Việt Nam, với các học sinh lớp 12, mùa hè cũng là mùa chia tay bạn bè, thày cô, xa mái trường . Theo báo quốc nội, bên cạnh những trang lưu bút bằng giấy mực học trò, hiện nay nhiều học sinh còn lưu niệm cho nhau những "cuốn lưu bút" bằng chính lời ca tiếng hát của mình.
Câu chuyện kể với bạn trong lá thư này là chuyện của 1 giảng viên đại học lâm nghiệp VN đang theo học chương trình tiến sĩ tại Nam Hàn. Giảng viên này đang phải sống vạ vật ở thủ đô Seoul, Nam Hàn, gần một năm nay. Mức sinh hoạt phí hằng tháng dành cho 1 sinh viên ban tiến sĩ du học ở Nam Hàn bị cắt giảm từ 500 Mỹ kim xuống 250 Mỹ kim, chỉ đủ để thuê nhà, tiền ăn, sách vở...
Theo báo quốc nội, thời gian gần đây, tại tòa án CSVN Sài Gòn, các vụ án hình sự có bị cáo, bị hại... là người nước ngoài được đưa ra xét xử không ít. Nhưng chất lượng và trình độ của phiên dịch viên tại nhiều phiên tòa để lại ấn tượng không hay. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận một số trường hợp như sau.
Sài Gòn là vùng trũng thấp, thế nên vẫn có nhiều nơi có nền thấp hơn mực nước triều cường đặc biệt là trên địa bàn quận 6, 8, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh... thường xuyên bị ngập do triều cường. Không chỉ trong mùa mưa, mà cả trong mùa khô, cảnh ngập nước vẫn diễn ra nhiều nơi trên địa bàn thành phố. Thông tấn nhà nước VASC viết như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.