Hôm nay,  

Hà Nội Trả Tự Do Cho Ông Đỗ Thành Công

25/09/200600:00:00(Xem: 5368)

Ngày Thứ Năm 21/9/2006 có tin Hà Nội trả tự do cho ông Đỗ Thành Công, trục xuất và đưa ông ra phi trường Tân sơn Nhất trở về Hoa Kỳ, sau hơn một tháng giam giữ vì phát hiện ông thuộc đảng Dân Chủ Nhân Dân, nhưng vu cáo ông về tội khủng bố. Ông Công về đến phi trường San Francisco vào chiều tối cùng ngày. Sau đây là bài tường thuật nội vụ của phóng viên Vanessa Hua, đăng trên tờ San Francisco Chronicle số ngày Thứ Sáu 22/9/2006.

Trần Bình Nam lược dịch.

**

Sau khi bị giam giữ hơn một tháng tại Việt Nam, nhà tranh đấu cho dân chủ Đỗ Thành Công đã được trả tự do và trở về vùng Vịnh chiều Thứ Năm 21/9. Chính phủ Việt Nam cáo giác ông Công - một công dân Hoa Kỳ - toan có hành động khủng bố tại Việt Nam, nhưng ngay sau đó trả tự do và trục xuất ông ra khỏi nước mà không giải thích gì cả, để lại nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời.

Viên chức Việt Nam bắt ông Công, 47 tuổi ngày 14/8 khi ông và gia đình gồm vợ, bà Tiên Jane DoBui, 43 tuổi và con trai út Niên DoBui 9 tuổi đang nghỉ hè tại thành phố biển Phan Thiết ở miền Trung Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam nói ông Công định đánh phá tòa lãnh sự Mỹ tại Việt Nam (sic).

Ông Công bác bỏ sự vu cáo, và ngày 1 tháng 9 tiết lộ với nhân viên tòa lãnh sự Hoa Kỳ rằng ông là một trong những Ủy viên Trung ương của đảng Dân Chủ Nhân Dân (People’s Democratic Party), một đảng chính trị đấu tranh cho dân chủ và hoạt động âm thầm tại Việt Nam có đảng viên ở khắp nơi trên thế giới. Sự tiết lộ này làm cho gia đình ông Công rất ngạc nhiên.

Trong nhiều năm qua ông Công với bí danh Trần Nam đã viết, dịch và đăng tải hằng tháng trên internet những tài liệu chủ trương tự do ngôn luận, đòi hỏi một chính thể đa đảng và trả tự do cho các tù nhân chính trị tại Việt Nam.

Những người phụ trách về nhân quyền trong Hội Bảo Vệ Nhà Báo (Committee to protect Journalists) tại New York và hội Ký Giả Không Biên Giới (Reporters Without Borders) tại Paris đã nhờ ông Công mà biết được tình hình mỗi khi có sự đàn áp và bắt bớ những người khác chính kiến tại Việt Nam.

Hằng đêm tại nhà, nơi bàn ăn cơm, ông Công, một kỹ sư của hãng Applied Materials ở Milpitas, làm công tác đấu tranh cho dân chủ với chiếc laptop. Vợ con ông tưởng ông làm việc cho sở.

Gia đình ông Công vượt biển tìm tự do năm 1981 và sống trong một ngôi nhà khiêm nhượng. Bà Công nói: “Tôi không biết anh ấy đang làm gì”. Bà thường ngồi bên cạnh anh đọc báo hay uống trà trong khi ông Công đang ra sức kêu gọi người dân đứng lên đòi lấy quyền làm người của mình.

Bà Công nói: “Nếu tôi biết có thể tôi sẽ khuyên”, và bà nói tiếp, “nhưng bây giờ biết tôi không giận anh ấy. Trong tương lai tôi muốn được chia xẻ những gì anh ấy làm”.

Từ khi ông Công bị bắt, bà Công và ba người con chấp nhận thực tế và cùng với các nhà hoạt động chính trị ở California lăn xả vào cuộc đấu tranh giải cứu ông Công. Các viên chức Hoa Kỳ nói không có bằng chứng gì ông Công định đánh phá tòa lãnh sự Hoa Kỳ.

Sáng Thứ Năm (21/9) bà Công nói chuyện được với ông Công và cho biết qua giọng nói anh ấy không được khỏe và chỉ muốn mau chóng trở về gia đình. Ông Công tuyệt thực từ ngày 1 tháng 9, chỉ uống sữa và nước. Biết tin này gia đình bà Công ăn chay cầu nguyện.

Gia đình bà Công tổ chức những cuộc họp báo tại San Jose, nam California và kêu gọi được hơn 4,500 người ký vào một kiến nghị yêu cầu phóng thích ông Công, và đã điều trần trước tiểu ban nhân quyền tại Hạ nghị viện Hoa Kỳ. Bà dân biểu Zoe Lofgren ở  San Jose (cùng với bà dân biểu Loretta Sanchez ở nam California, dân biểu Tom Davis ở Virginia *) cũng như hội đồng thành phố San Jose, thống đốc Arnold Schwarzenegger và tổ chức Ký Giả Không Biên giới đã tận tình ủng hộ ông Công.

Theo giáo sư Carlyle A. Thayer của viện Quốc phòng Úc châu, chính quyền Việt Nam mạnh tay đàn áp những người chống đối dùng internet vì phương pháp này rất hữu hiệu trong việc phát tán tin tức. Giáo sư Thayer nói: “Chính quyền Việt Nam sợ những bài viết bỏ lên mạng và những tư tưởng phóng khoáng từ bên ngoài.”

Theo ông Lê Minh Sơn, một trong những đảng viên đảng Dân Chủ Nhân Dân ở tại Hoa Kỳ, đảng ông thành lập mấy năm nay và ra công khai tháng 7 năm 2005. Ông Lê Minh Sơn cho biết liên lạc hằng tuần với ông Công qua điện thư và gặp ông Công một lần.

Ông Lê Minh Sơn cũng tiết lộ rằng trong chuyến đi Việt Nam vừa qua ông Công đã gặp hai người lãnh đạo đảng Dân Chủ Nhân Dân trong nước là ông Nguyễn Hoàng Long và Huỳnh Việt Lang để bàn tính kế hoạch tham gia cuộc bầu cử quốc hội năm tới, và cả ba người cùng bị bắt. Có thể bị chỉ điểm hay chính quyền Việt Nam đã tìm cách đọc lén các điện thư của ông Công.

Ông Lê Minh Sơn nói đảng nào khi tuyển mộ nhân sự cũng có thể bị địch gài người vào. Các đảng viên của đa số các đảng chính trị - do đó - thường chỉ biết nhau qua bí danh. Chín mươi phần trăm đảng viên đảng Dân Chủ Nhân Dân ở trong nước, và đa số là sinh viên đại học hay đã ra trường tuổi từ 40 đến 50. Ông Lê Minh Sơn nói: “Chúng tôi muốn Việt Nam có cơ hội như các nước văn minh khác. Chúng tôi thấy dân tộc Việt Nam quá bất hạnh và chúng tôi phải đấu tranh”.

Trong mấy tuần qua gia đình ông Công hình dung lại những gì ông Công đã làm bằng cách đọc các dĩa mềm của ông và trên internet.

Ái nữ ông Công, cô Biên 21 tuổi và trưởng nam, Viên, 24 tuổi ngưng công việc học hành để tham gia cuộc vận động cho ông Công. Hằng ngày hai anh em ngồi bên nhau trước laptops trả lời các điện thư và điện thoại, đọc tài liệu và cho thêm dữ kiện mới vào trang nhà www.freecongdo.comdo một người bạn của ông Công thiết lập. Trong phòng nhiều hình ảnh của đại gia đình để trên kệ sách, trên bàn học hay treo trên tường bên cạnh những tấm hình nhỏ đóng khung phong cảnh Việt Nam hay Paris và một số tranh, trong đó có tranh của Biên và của mấy anh em do Biên vẽ.

Biên và Viên nói tiếng Việt với ba mẹ ở nhà nhưng đọc chữ Việt hơi khó khăn, nên việc tìm hiểu những gì ông Công làm cũng không dễ dàng cho các cháu. Nhưng bây giờ ít nhất các cháu cũng hiểu thế nào là tự do, dân chủ, nhân quyền.

Biên là trưởng lớp tại trường Trung học Pioneer ở San Jose, Chủ tịch Hội sinh viên và là đại diện sinh viên tại học khu địa phương. Biên nói tháng qua cô đã trải qua một cuộc du hành li kỳ từ việc làm và bán bánh mì đến điều trần tại quốc hội. Hôm điều trần cô nói: “Cha chúng tôi làm những gì cho người khác thì bây giờ chúng tôi đang làm cho cha chúng tôi.”

Và tin mừng đã đến vào lúc 3 giờ sáng Thứ Năm 21/9.

Biên thuật lại: “Mẹ tôi nhấc điện thoại và hét to lên trong máy “anh”, và Biên nói tiếp: “Mẹ tôi quá sung sướng, và vì điện thoại nghe không rõ Mẹ tôi nói lớn vang vọng cả ngôi nhà”.

Đã 20 năm rồi, nhớ lại ngày ông Công và người vợ tương lai cùng vượt biên trên một chiếc thuyền gỗ mong manh, chen lấn nhau trong bóng tối và sau cùng được một chiếc tàu buôn vớt đưa đến Hồng Kông.

Vợ chồng ông bà Công sống tại Virginia, Texas và nam California. Ông Công theo học ngành kỹ sư và tốt nghiệp tại trường Đại học Bách Khoa California (California Polytechnic University). Năm 1997 gia đình ông về định cư tại vùng Vịnh. Có một thời gian thất nghiệp ông Công xoay sang nghề làm bánh mì và ông mở một tiệm bán sỉ bánh mì và bánh croissants. Sau khi có việc làm với công ti Applied Materials ông cùng với nhiều người bạn mở thêm một tiệm cà phê tại Garden Grove.

Ông Công chơi đàn guitare và ưa hát những bài dân ca, thỉnh thoảng cùng vợ làm thơ và dán cạnh giường ngủ. Khi Biên lớn ông Công hay dẫn con gái đến thư viện và các tiệm sách. Ông Công ham mê đọc sách và giới thiệu Biên các tác phẩm của Ernest Hemingway và Fyodor Dostoevsky. Biên miêu tả cha cô như một người trí thức sâu sắc và ít nói.

Viên mặc một T-shirt trên ngực có một chữ Nhật có nghĩa là  “kỳ diệu” do chính Viên viết, và trong mấy tuần qua Viên đã bỏ thì giờ đọc những cuốn sách nói về chủ nghĩa cộng sản trên kệ sách của ông Công để tìm hiểu về cha mình hơn. Viên từng ấp ủ giấc mộng trở về Việt Nam dạy Anh ngữ và để tiếp cận với thân nhân và văn hóa cội nguồn, mặc dù bây giờ Viên nghĩ chắc không ai trong gia đình được trở về Việt Nam nữa.

Trong dịp trở về thăm Việt Nam năm trước ông Công chỉ một chiếc thuyền gỗ và cho Viên biết bố mẹ của Viên đã tìm tự do trên một chiếc thuyền như vậy.

“Sao mong manh và nguy hiểm quá!” Viên kêu lên, “Trông như một cái thúng. Và khi nghĩ gia đình chúng tôi đã trải qua những nguy nan như vậy tôi thầm cám ơn bố mẹ tôi đã tạo cơ hội cho chúng tôi đến được nơi này”

Chiều Thứ Năm 21/9, hằng trăm người ủng hộ ông Công đã mang biểu ngữ, cờ Việt, cờ Mỹ và hoa lên phi trường quốc tế San Francisco đón mừng ông Công. Khi ông Công bước ra cổng bà Công và các con chạy đến ôm chầm lấy ông đưa ra xe trong khi đám đông reo mừng.

Ông Công được đưa thẳng đến bệnh viện để khám nghiệm tổng quát. Trở về nhà bà Công đã chuẩn bị cháo gà là món ăn hợp khẩu nhất của ông Công.

Vanessa Hua – San Francisco Chronicle 22/9/2006

(Trần Bình Nam chuyển ngữ)

(*) ghi chú của người dịch

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Fountain Valley, CA – Hội Ung Thư Việt Mỹ sẽ tổ chức họp báo vào lúc 5:30 chiều thứ Ba, 3 tháng 10, 2006, tại Union Bank of California, 15377 Brookhurst St., Westminster CA 92683 (góc đường McFadden Ave. và Brookhurst St., gần Seafood World Restaurant). Buổi họp báo nhằm
Sau một thời gian dài gặp nhiều thử thách khó khăn trong tiến trình xây dựng một đài tưởng niệm tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, cuối cùng, tổ chức The Victims of Communism Memorial Foundation
Lần đầu tiên một phái đoàn "hậu phương yểm trợ tiền tuyến" thuộc thành phố Westminster đến viếng thăm căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại trại Pendleton, California vào ngày thứ bảy 16 tháng 9 năm 2006
Vào ngày 15 và 16-10 tới đây, Hội chợ thực phẩm châu Á lần thứ hai sẽ diễn ra tại Los Angeles. Tại hội chợ này, các hãng sẽ giới thiệu sản phẩm mới và gợi ra nhiều ý tưởng kinh doanh mới. Đối với những người làm việc trong ngành thực phẩm và giải khát muốn thâm nhập
Chỉ còn không đầy 40 ngày nữa, người dân California và Hoa Kỳ sẽ có cơ hội tuyển chọn hàng loạt các ứng cử viên thuộc đủ các cấp địa phương, tiểu bang và liên bang. Khu Little Saigon có tất cả 17
Đại sư Lạt ma Khen Rinpoche, Viện trưởng Tu Viện Đại Học Sera Mey ở An Độ, ngụ ở Tu Viện Geden Choeling, 14041 Olive St., Westminster, CA 92683 - Phone 714-891-5456, có các khóa lễ thường kỳ, dịch ra Việt ngữ. Chùa có sẵn sách, kinh nhật tụng Việt Ngữ giúp người muốn tu trì nghiêm túc. L/L phone (714) 891-5456.
Cuộc họp mặt vinh danh các chiến sĩ nhân quyền VN hải ngoại của Mạng Lưới Nhân Quyền VN (MLNQVN) quy tụ gần 300 khách mời đã diễn ra trang trọng vào lúc 7giờ tối Thứ Sáu 29-9 tại nhà hàng
Đại sư Lạt ma Khen Rinpoche, Viện trưởng Tu Viện Đại Học Sera Mey ở An Độ, đang ngụ ở Tu Viện Geden Choeling, 14041 Olive St., Westminster, CA 92683 - Phone 714-891-5456, có các khóa lễ thường kỳ, dịch ra Việt ngữ. Chùa có sẵn sách, kinh nhật tụng Việt Ngữ giúp người muốn tu trì nghiêm túc. L/L phone (714) 891-5456. Hàng tuần
Nhiều Ty Cảnh Sát Quận Cam hôm Thứ Tư 27-9-2006 đã tổ chức buổi hội thảo cộng đồng để trình bày và trao đổi các kinh nghiệm thành công trong kế hoạch an ninh cộng đồng. Buổi hội thảo tổ chức tại Hội Trường
Đã nhiều năm, ông Nguyễn văn Xuân vẫn điều hành một cơ quan từ thiện do một nhóm các thiện nguyện viên cùng chí hướng lập ra. Trong khi chờ đợi sự trợ giúp của các ân nhân, Mạnh Thường Quân, và của chính phủ để tiếp tục chương trình từ thiện, bác ái của mình, ông gặp cô Lê qua một người bạn, ông Lựu đang lo giúp đỡ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.