Hôm nay,  

Tương Tranh Để Tương Phùng. Chính Sách Đối Ngoại Của Hoa Kỳ

27/10/202300:00:00(Xem: 2457)

Hình-lớn-trang-nhất_Biden-phát-biểu-tại-Bạch-Ốc-(Ảnh-của-Celal-GunesAnadolu-qua-Getty-Images)

WASHINGTON DC, HOA KỲ - NGÀY 11 THÁNG 10: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu tại Bạch Ốc,  Washington D.C., Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 10 năm 2023. (Ảnh của Celal Gunes/Anadolu qua Getty Images)

  
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ?

Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang  con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao?

Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện.

100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình.

2


Thời Đông Châu Liệt Quốc ở Trung Hoa, nước Tấn và nước Tề hiềm khích lẫn nhau. Giữa nước Tấn và nước Tề là nước Triệu, nước Ngụy, nước Hàn và nước Sở. Nước Sở gặp hạn hán thất mùa lâm nạn đói; nước Tấn mang gạo sang cứu tế. Nước Ngụy bị thiên tai bão lụt; dân Ngụy phải chạy qua biên giới Tấn để tạm cư, được Tấn bảo bọc và chăm sóc. Nước Triệu lâm nạn nội chiến, hoàng tử em dẫn quân về cướp hoàng thành nơi hoàng tử anh vừa lên ngôi kế vị. Nước Tấn đưa quân qua giúp hoàng tử anh giữ vững ngai vàng và tiêu diện loạn đảng. Khi nước Tề đã hùng mạnh, muốn chinh phục nước Tấn, gặp trở ngại lớn vì ba nước Sở, Ngụy và Triệu đóng biên giới,  không cho mượn đường chuyển quân.  Về sau, nước Tề mua chuộc quan tể tướng nước Sở. Tề và Sở hợp quân đánh Tấn. Khi quân binh của hai nước kéo đến biên giới nước Tấn, Triệu và Ngụy liên minh tấn công kinh thành nước Sở. Quân Sở đành rút lui để bảo vệ kinh đô. Nước Tề một mình không dám trực tiếp đối chọi với Tấn. Đành rút quân. Thế sự là như vậy. Lịch sử luôn luôn lập lại. Không ai là thù lâu năm, cũng không ai là bạn suốt đời. Hoặc nói theo kiểu cực đoan, ai theo ta là bạn, ai chống ta là thù. Cuối cùng, chính sách đối ngoại không thực sự có bạn hay thù. Đức quốc trong thế chiến thứ hai là kể thù với Nga và Mỹ. Nay Đức và Mỹ cùng nhau chống Nga. Chính sách đối ngoại cốt lõi là lợi ích ngắn hạn hoặc lợi ích dài hạn. Chẳng hạn, chính sách dầu hỏa với Irag, Arap Saudi là lợi ích nhãn tiền. Chính sách Domino ở Đông nam Á là lợi ích lâu dài.

Chính vì quyền lợi là một thứ có thể mua bán qua nhiều hình thức, kể cả phương cách thiện nguyện và phát huy văn hóa, nên ngân sách viện trợ các quốc gia khác trên thế giới là cần thiết. Những điểm khác biệt giữa hai đảng là cách sử dụng ngân sách. 

Quan Điểm Của Đảng Cộng Hòa Về Viện Trợ Quốc Tế.

Theo chính sách đối ngoại của Đảng Cộng hòa, Hoa Kỳ không nên giúp đỡ các quốc gia khác, trừ khi làm như vậy để phục vụ lợi ích của Mỹ, hoặc là một phương tiện hiệu quả hơn để duy trì hòa bình. Họ cũng nghĩ rằng Hoa Kỳ nên ưu tiên các nhu cầu tài chính của mình hơn nhu cầu của các quốc gia khác. Họ thực sự nghĩ rằng không nên viện trợ cho những quốc gia ủng hộ khủng bố vì chúng cũng xấu xa như khủng bố.

Theo đảng Cộng hòa, viện trợ quốc tế sẽ phục vụ lợi ích cho Mỹ. Bao gồm viện trợ quốc tế nhằm thúc đẩy "sự phát triển hòa bình của các xã hội kém phát triển và dễ bị tổn thương ở các khu vực quan trọng trên thế giới". Ngoài ra, họ ủng hộ việc giúp đỡ để duy trì hòa bình vì điều đó có lợi hơn về mặt kinh tế và không gây ra thiệt hại về nhân mạng như những cuộc xung đột quân sự. Vì những lý do này, họ cho rằng cần phải giúp đỡ những quốc gia có lịch sử hoặc có nền tảng vững chắc để lạc quan về một kết quả thành công. Đây là một chọn lựa không dựa trên tính nhân đạo và nhân quyền, chỉ thuần túy là chính trị.

Mô hình Công ty Thử thách Thiên niên kỷ (The Millennium Challenge Corporation Model) là tên gọi cho cách tiếp cận chính sách viện trợ của đảng Cộng Hòa, cung cấp hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đã thực hiện cải cách thành công. Theo đảng Cộng hòa, hệ thống này "trên thực tế, các chính phủ ngoại quốc phải cạnh tranh để giành được đồng đô la bằng cách thể hiện sự tôn trọng pháp quyền, doanh nghiệp tự do và các kết quả có thể đo lường được". Họ nói, "tóm lại, tiền viện trợ phải mang lại những kết quả tích cực chứ không phải lời cầu xin có thêm tiền vào túi các quan chức tham nhũng." Mục tiêu chính của phương pháp này là "nhấn mạnh vào các kết quả có thể đo lường được để đảm bảo rằng hỗ trợ phát triển thực sự tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của người nghèo trên thế giới".

Đảng Cộng hòa cũng ủng hộ việc cấp tiền cho các quốc gia nỗ lực thiết lập chế độ dân chủ. Vì điều này, họ ủng hộ việc tiếp tục hỗ trợ các quốc gia Mỹ Latinh ủng hộ các chính phủ dân chủ, tuyên bố rằng "việc quản lý sẽ được hướng dẫn bởi các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, sáng kiến tư nhân, hành động đa phương, chính trị và thị trường tự do, pháp quyền và tôn trọng."

Gần đây, dưới lập trường 'Nước Mỹ trên hết' của cựu Tổng thống Donald Trump tiếp tục định hình chính sách đối ngoại của Đảng Cộng hòa. Không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ sớm thay đổi. Đảng Cộng hòa sẽ lấy tín hiệu từ 4 năm qua của chính quyền Trump và từ bất cứ điều gì cựu tổng thống nói hiện nay. Giống như Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa năm 2020 không có cương lĩnh nêu rõ các nguyên tắc của Đảng, nghĩa là nó đại diện cho bất cứ điều gì Tổng thống Trump nói, thì Đảng Cộng hòa cũng sẽ tiếp thu những tín hiệu chính sách đối ngoại của họ từ bất cứ điều gì cựu tổng thống hiện nay tuyên bố.

Một quan điểm hạn chế?

Điều này không phải luôn luôn như vậy. Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng hòa kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai được mô tả tốt nhất là áp dụng quan điểm "thực tế" về các sự kiện thế giới. Điều này có nghĩa là ủng hộ một quân đội hùng mạnh, hợp tác chặt chẽ với các đồng minh, đối tác và thân hữu trên toàn cầu, ủng hộ thương mại tự do và ủng hộ việc bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy dân chủ. Trật tự thế giới tự do mà Mỹ giúp tạo ra sau Thế chiến thứ hai phải trả giá, nhưng có sự nhất trí rộng rãi trong Đảng rằng điều đó đáng giá vì Mỹ được hưởng lợi một cách không cân đối từ việc cung cấp hàng hóa công, đặc biệt là an ninh và thịnh vượng. Quả thực, trật tự này đã được định hình, trao quyền và xây dựng dưới sự lãnh đạo của các ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa trước kia.

Thế giới ngày càng ảm đạm trong chính sách đối ngoại theo định hướng của Trump. Vào tháng 9 năm 2019, Tổng thống Trump nói với Liên Hiệp Quốc: “Tương lai không thuộc về những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa”. "Những người yêu nước nắm giữ chìa khóa của tương lai." Các nước mạnh, tự chủ là những nước sẽ thống trị tương lai. Ông cũng cảnh báo toàn cầu trong cùng bài phát biểu tại Liên Hiệp Quốc. Tôi sẽ đặt việc bảo vệ lợi ích của nước Mỹ lên hàng đầu trong suốt nhiệm kỳ của mình. Đảng Cộng hòa hiện đang hoạt động trong khuôn khổ chính sách đối ngoại này. Bất kỳ sự rời bỏ lập trường "Nước Mỹ trên hết" sẽ gặp phải phản ứng cực kỳ thù địch. Đường lối của Đảng hiện nay là chính thống của Trump.


Quan Điểm Của Đảng Dân Chủ Về Viện Trợ Quốc Tế.

Về những mục đích viện trợ cho các quốc gia yếu kém hoặc đang lâm vào tình trạng khó khăn, hầu hết đều tương tựa như chính sách của đảng Cộng Hòa. Nhất là việc phát triển các lãnh thổ chưa được tự do và dân chủ. Có thể nói đây là chính sách chung của Hoa Kỳ.

Sự khác biệt, chính sách của đảng Dân Chủ là sử dụng ngân sách viện trợ lớn hơn vì đặt nặng vấn đề cứu trợ nhân mạng và xây dựng tương lai của những quốc gia chưa phát triển, theo mục tiêu  lợi ích lâu dài. Họ sẵn sàng xóa bỏ các món nợ của các quốc gia được tài trợ, nếu cần thiết. Họ muốn giảm khoảng cách giữa các quốc gia giàu có và đang phát triển bằng các phương pháp không tranh giành những quyền lợi nhãn tiền về Mỹ, mà đôi khi, ưu tiên cho những lợi ích không thể đánh giá bằng tiền. Chuyện này thuộc về chiến lược.

Về nội địa, Đảng Dân Chủ khẳng định rằng những chiến thuật nên được sử dụng để tác động đến các thể chế phát triển đa phương nhằm không chỉ cung cấp hỗ trợ khẩn cấp, mà nhằm ổn định nền kinh tế và tạo ra mạng lưới an toàn xã hội như bảo hiểm thất nghiệp và chăm sóc sức khỏe; cung cấp cho người dân các kỹ năng, giáo dục và đào tạo để hỗ trợ nền kinh tế của họ về lâu dài. Ngoài ra, hỗ trợ tài chính sẽ được sử dụng để hỗ trợ các mục tiêu tài chính và tiền tệ của họ ở ngoại quốc.

Giá trị của các tổ chức quốc tế.

Đặc biệt, Liên hiệp quốc đã trở thành tâm điểm của trật tự quốc tế kể từ giữa thế kỷ 20, theo Cương lĩnh của Đảng Dân chủ năm 2012. Đảng Dân chủ và Tổng thống cam kết hiện đại hóa cơ cấu hợp tác quốc tế cho thế kỷ 21. Nỗ lực tăng cường năng lực quốc gia, đa phương nhằm thúc đẩy hòa bình, an ninh và cơ hội. Thực thi tư cách lãnh đạo của Mỹ trong vai trò cảnh sát bảo an sau Thế chiến thứ hai. Bằng cách hợp tác với các đồng minh tại Liên Hiệp Quốc khi có thể và nếu bất đồng quan điểm với họ, nên tôn trọng khi cần thiết. Quan niệm này đi ngược với quan niệm của cựu tổng thống Trump, với thái độ khinh thường đối với tổ chức này. Đảng Dân Chủ cam kết thực hiện hình thức hợp tác với các tổ chức quốc tế.  

Joe Biden và chính sách đối ngoại.

Chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của Mỹ mà Tổng thống Joe Biden kế thừa được gói gọn trong khẩu hiệu tranh cử của ông, “Nước Mỹ đã trở lại”. Điều đó có nghĩa là xóa bỏ những tổn hại mà người tiền nhiệm, cựu Tổng thống Donald Trump, đã gây ra tai tiếng cho Hoa Kỳ trên thế giới. Bốn năm cầm quyền của Trump đã dẫn đến mối quan hệ căng thẳng với các đồng minh ở châu Âu và châu Á, gia tăng thù địch với các quốc gia đối thủ như Iran và Venezuela, đồng thời gây ra cuộc chiến thương mại với Trung Quốc dẫn đến mối quan hệ song phương tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Nền tảng cương lĩnh của Biden là sự bác bỏ di sản "Nước Mỹ trên hết" của Trump và việc thiết lập lại trật tự quốc tế. Điều đó thể hiện rõ trong những quyết định ban đầu của ông nhằm khôi phục vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong ngoại giao khí hậu, tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp định Khí hậu Paris. Đại dịch COVID-19 cũng tạo cơ hội cho Biden khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới và bắt đầu hàn gắn những rào cản đã bị sờn mòn dưới thời Trump.

Bạn Nghĩ Sao? Tôi Nghĩ Thế Này?

Trước hết việc suy nghĩ của những thường dân như chúng ta rất bị giới hạn, vì tin tức và dữ kiện mà chúng ta thu thập qua báo chí và truyền hình hầu hết là thiếu sót, bị điều chỉnh theo khuynh hướng chính trị và chính họ, nhưng cơ quan truyền thông hàng đầu, cũng không thể biết hết những “bí mật quốc phòng, hồ sơ kín.” Tin của AP và Reuters đáng quan tâm vì họ chỉ đưa tin, không bình luận. Fox thì theo đảng Cộng Hòa, CNN thì khuynh hướng bênh Dân Chủ. Mỗi hãng thông tấn đều có chủ trương chính trị bênh phe này hay phe kia. Nếu người nào cảm thấy “yêu” và “tin” một hãng thông tấn nào đó, nghĩa là, người đó thuộc về một khuynh hướng chính trị xác định.

Nói chung, chính sách Hoa kỳ, dù là đảng nào, cũng có mục tiêu sau cùng là quyền lợi Hoa Kỳ. Sự khác biệt, thăng trầm, là do mỗi cá nhân lãnh đạo đưa ra những đường lối cai trị khác nhau, có đúng có sai, có thiển cận có tầm xa. Chính sách đối ngoại của hai đảng đều có ưu và khuyết. Sự đánh giá chính sách tùy vào khả năng và mục tiêu ngắn hạn được thực hiện bởi đảng nào đang cầm quyền. Dù là “Nước Mỹ trên hết” hoặc “Nước Mỹ trở lại”, rốt ráo, là “Quyền lợi nước Mỹ.”

Đảng Cộng Hòa với những ảnh hưởng quyền lực của giới giàu có thường ủng hộ những chính sách đối ngoại ngắn hạn và ích lợi nhãn tiền, trong khi cương lĩnh của đảng Dân Chủ nhắm đến những quyền lợi dài hạn và đôi khi không phải là quyền lợi cụ thể. Sự khác biệt hàng ngày sẽ quy lại một mối trong lịch sử.

Theo tôi, việc Hoa Kỳ xử lý đối với các quốc gia chưa phát triển thông thường mang nặng tính tôn giáo và lý tưởng. Việc đánh giá đúng hay sai, thiên đàng hay hỏa ngục, của tôn giáo này khác với tôn giáo khác. Ngay cả trong một quốc gia mà niềm tin tôn giáo còn khác nhau, huống hồ chi niềm tin của quốc gia này đối với quốc gia kia. Muốn thay đổi niềm tin, phải cần một chính sách tiện tiến và lâu dài, nhưng trước hết, tại sao phải thay đổi niềm tin của người khác, của dân tộc khác? Ngoài trừ lý do của sức mạnh, không có lý do nào khác đủ chứng minh niềm tin này đúng hơn niềm tin kia.

Hoa Kỳ thường xuyên phát huy lý tưởng “tự do và dân chủ”. Trên thực tế, chủ trương này không phù hợp cho một số dân tộc có những cá tính “không cầu tiến,” “không tự trách nhiệm,” “không có khả năng để thực sự hiểu ý nghĩa và giá trị của tự do và dân chủ.” Không phải dễ, ngay cả ở Hoa Kỳ, Anh quốc, Âu châu là những trung tâm của tinh hoa “tự do dân chủ,” mà thiếu gì người không hiểu, không thực hành được tinh thần này. Ví dụ nhỏ thôi, đi chợ, cất hàng vào xe hơi xong, không đẩy xe chợ vào đúng vị trí mà để nghinh ngang hoặc giấu vào lưng xe khác, vậy là tự do sao? Có lá phiếu mà không tự mình sử dụng, phải nghe theo người khác lôi kéo khuyến dụ để bỏ phiếu, đó là dân chủ sao?

Tự do là gì? Dân chủ là gì? Bạn thử tự mình viết xuống một định nghĩa để thử xem bạn thực sự nghĩ gì và làm gì trong tinh thần này. Ngay cả những vị lãnh đạo đương thời, không chắc gì họ đã nắm bắt vững vàng, rõ rệt về hai ý niệm tự do và dân chủ. Đó là lý do tại sao các triết gia thường xuyên lập lại và tranh cãi về hai nội dung này. Jean-Paul Sartre đã để dành nhiều trang sách đầy chữ nghĩa để xác định thế nào là tự do.

Lão Tử nói: Đạo trời là bớt cái dư bù vào cái thiếu. Đạo người không như thế: bớt cái thiếu để bù vào cái dư. (*) Cái tự do dân chủ luôn luôn là cái thiếu. Cái tôn phục thần tượng, quyền lực độc tài luôn luôn là cái dư.
 
Ngu Yên
(*) Thiên chi đạo tổn hữu dư nhi bổ túc. Nhân chi đạo tắt bất nhiên: tổn bất túc nhi bổ hữu dư. (Đạo Đức Kinh.) 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.