Hôm nay,  

Người Việt ở Mỹ: Nếu bị trục xuất, Việt Nam có nhận?

19/11/201700:02:00(Xem: 13182)
Người Việt ở Mỹ: Nếu bị trục xuất, Việt Nam có nhận?
 
Bùi Văn Phú

 

Chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa rõ đã gặt hái được kết quả ra sao để quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam phát triển hơn nữa, nhưng đã ít nhiều tạo ra lo lắng cho một số người Việt sinh sống tại Mỹ.

 

Lo lắng là vì một phần trong việc phát triển quan hệ hai nước, ngoài thương mại, quốc phòng và giáo dục thì một vấn đề cũng được Hoa Kỳ quan tâm là người nhập cư ở Mỹ, trong đó có nhiều người Việt, mà phía Mỹ muốn trục xuất về Việt Nam. Họ là những người chưa có quốc tịch Mỹ mà vi phạm pháp luật.

 

Việc này đã được phía Mỹ nêu lên với đối tác Việt Nam trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng Năm vừa qua.

 

Liên quan đến chính sách trục xuất người Việt từ Mỹ, từ đầu năm năm 2008, sau gần 10 năm thương thảo, hai quốc gia đã ký Biên bản Ghi nhớ (Memorandum of Understanding) đồng ý trao trả người Việt về lại Việt Nam.

 

 blank

H01: Ngày 12/7/1995 là cột mốc quan trọng trong Biên bản Ghi nhớ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam

 

  

Theo giới chức di trú Mỹ, trong quan hệ song phương với các nước thì việc nhận người bị trục xuất khỏi Mỹ là điều bình thường, nhưng Việt Nam, cùng với Trung Quốc và Cuba, là những nước rất ít muốn nhận người bị tòa di trú Mỹ ra lệnh trục xuất trở lại nguyên quán.

 

Trong suốt một thập niên qua, có rất ít người Việt bị Mỹ trục xuất đã được Việt Nam nhận.

 

Qua chuyến thăm Mỹ hồi tháng Năm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chuyến đi Việt Nam vừa qua của Tổng thống Donald Trump, việc nhận người bị Mỹ trục xuất đã được đưa lên bàn thảo luận.

 

Theo thỏa thuận hai bên ký vào năm 2008, Việt Nam chỉ đồng ý nhận lại người Việt đã vào Mỹ sau ngày 12/7/1995, là ngày Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức nối lại bang giao. Người Việt đến Mỹ trước thời hạn đó không nằm trong diện bị trao trả.

 

Gần đây, từ sau khi Donald Trump lên làm tổng thống và có những thay đổi trong chính sách di dân, đã có nhiều hành động của chính quyền Mỹ khiến một số người Việt lo lắng và quan tâm.

 

Số người Việt bị cơ quan ICE (Immigration and Custom Enforcement, tức cơ quan thi hành luật di trú và kiểm soát cửa khẩu) bắt giam trở lại đã gia tăng nhiều trong vài tháng qua. Họ là những người có án hình sự và trước đây được tòa di dân cho tự do tạm để ra đời làm việc hay chăm sóc gia đình.

 

Theo thông tin của SEARAC (Trung tâm Tác vụ Đông Nam Á), một cơ quan vận động cho quyền lợi người Mỹ gốc Đông Nam Á có trụ ở Thủ đô Washington và văn phòng ở Thủ phủ Sacramento, bang California thì trong tài khóa 2016 Hoa Kỳ đã trục xuất 35 người về Việt Nam.

 

Số người Việt bị cơ quan ICE (Immigration and Custom Enforcement, tức cơ quan thi hành luật di trú và kiểm soát cửa khẩu) bắt giam trở lại đã gia tăng nhiều trong vài tháng qua. Họ là những người có án hình sự và trước đây được tòa di dân cho tự do tạm để ra đời làm việc hay chăm sóc gia đình.

 

Cũng theo cơ quan này, trong tháng Chín vừa qua Mỹ đã trao cho Hà Nội danh sách 95 người bị trục xuất để yêu cầu Việt Nam tiến hành thủ tục nhận lại trước cuối năm nay. Tuy nhiên cho đến nay Hà Nội vẫn chưa đưa ra bình luận nào về sự kiện này.

 

Chính quyền Trump đã đưa ra nhiều thay đổi trong chính sách di dân, từ xây tường ở biên giới phía nam Hoa Kỳ, cấm dân từ 6 nước đông người Hồi giáo vào Mỹ cho đến việc rút lại sắc lệnh DACA cho trẻ vị thành niên theo cha mẹ nhập cư vào Mỹ được tạm cư hợp pháp, cùng lúc cơ quan ICE gia tăng việc bắt giam những di dân bất hợp pháp hay có tiền án.

 

Theo số liệu của Migration Policy Institute, Viện Nghiên cứu về Chính sách Di dân, thì trong số 1 triệu 300 nghìn người gốc Việt tại Mỹ có khoảng 116 nghìn người cư trú bất hợp pháp.

 

Con số người Việt trong diện bị trục xuất và hiện bị giam giữ hay đặt dưới sự quản chế của cơ quan di trú Mỹ là gần 8 nghìn người.

 

Trong những tuần qua ICE đã đưa vào trại giam trên toàn nước Mỹ khoảng 200 người gốc Việt và Campuchia, là con số từ báo San Jose Mercury News đưa ra hôm 9/11/2017.

 

Thông tin trên mạng xã hội Facebook do nhóm PIVOT (The Progressive Vietnamese American Organization, Tổ chức Người Mỹ gốc Việt Tiến bộ) đưa ra cho biết hiện có khoảng 40 người Việt bị giam trong nhà tù Stewart, ở thành phố Lumpkin, bang Georgia. Nhiều nhà hoạt động cộng đồng và luật sư gốc Việt đã vào thăm họ, giúp đỡ về pháp lý cũng như về mặt vật chất và tinh thần.

 

Luật sư Phi Nguyễn, một thành viên của PIVOT, đã vào nhà tù Stewart nhiều lần trong thời gian gần đây và có viết trên FB là cô đã gặp tù nhân qua Mỹ từ năm 1975, tiếng Anh rành hơn tiếng Việt, nhưng chưa có quốc tịch Mỹ.

 

Trong những bố ráp gần đây, ICE đã bắt giam người có án với tòa di trú, dù họ đến Mỹ trước hay sau cột mốc thời gian 12/7/1995.

 

Tất cả những tù nhân đang bị giam trong nhà tù Stewart có phải đối diện với việc bị trục xuất về Việt Nam? Theo luật sư Phi Nguyễn là có.

 

Với chính sách di dân mới của Tổng thống Trump, và trong viễn cảnh quan hệ Mỹ-Việt ngày càng phát triển nhiều mặt trong chiều hướng tiến đến "đối tác toàn diện", vấn đề di dân Việt ở Mỹ bất hợp pháp hay có án cũng đã được giới chức hai bên bàn luận và đang gây hoang mang.

 

Theo Luật sư Nguyễn Hoàng Duyên từ San Jose, California thì chuyến đi của Tổng thống Trump nếu bên trong hậu trường có những thảo luận về chính trị, ngoại giao giữa hai nước như thế nào, kết quả ra sao thì hiện nay chưa rõ. Nhưng luật về di trú liên quan đến người Việt vẫn không có thay đổi.

 

Với chính sách di dân mới của Tổng thống Trump, và trong viễn cảnh quan hệ Mỹ-Việt ngày càng phát triển nhiều mặt trong chiều hướng tiến đến “đối tác toàn diện”, vấn đề di dân Việt ở Mỹ bất hợp pháp hay có án cũng đã được giới chức hai bên bàn luận và đang gây hoang mang.

 

Ông nói: “Theo tinh thần của Biên bản Ghi nhớ ký giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày 22/1/2008 thì những ai đến Mỹ định cư hợp pháp, như qua diện tị nạn hay diện thẻ xanh trước ngày 12/7/1995 thì Việt Nam sẽ không nhận về nếu có bị Mỹ trục xuất.”

 

Liên quan đến ICE bắt người gần đây, luật sư Duyên nói những sự kiện đó tạo ra khủng hoảng tâm lí nhiều hơn và chỉ để mọi người biết là Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump đã có những thay đổi trong chính sách di dân.

 

Về danh sách 95 người cần trục xuất mà Hoa Kỳ mới đưa cho Việt Nam, luật sư Duyên cho biết không thể căn cứ vào đó mà nói là sẽ có hàng nghìn người Việt sẽ bị trục xuất.

 

Là một luật sư, ông cho biết: “Nếu tới Mỹ hợp pháp trước ngày 12/7/1995 thì có bị bắt cũng bị giam vậy thôi, chứ không có việc bị đưa lên máy bay trả về Việt Nam. Bị giam trong nhà tù di trú vài tháng rồi cũng sẽ được thả.”

 

Ông cho biết đến lúc này cũng chưa có thay đổi về luật, bản thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam năm 2008 vẫn còn giá trị.

 

Những ai đến Mỹ sau ngày 12/7/1995, nếu bị bắt thì nên nhờ luật sư lo hồ sơ. Theo luật sư Duyên, vì ngay trong thỏa thuận đó cũng có những khoản khoan hồng để khỏi bị trục xuất như vì lí do nhân đạo, gia đình hợp nhất, tư cách tốt trong thời gian được tự do tạm.

 

Còn luật sư Nguyễn Quốc Lân từ Quận Cam, California đưa ra nhận định rằng trước sau gì Hà Nội cũng nhượng bộ Hoa Kỳ và sẽ nhận những người bị trục xuất, tuy không ào ạt nhưng từ từ.

 

Cũng theo lời ông: “Trong thỏa thuận năm 2008 không ghi phạm nhân với những tội nào sẽ bị trục xuất. Lệnh trục xuất là quyết định của chánh án di dân và không nhất thiết chỉ có những ai phạm tội như cướp của, giết người mà ngay cả những người với tội bạo hành trong gia đình, hay say rượu lái xe tái phạm nhiều lần cũng có thể bị tòa ra lệnh trục xuất.”

 

Trong quá khứ Việt Nam đã từng nhận lại những người Việt từ nước ngoài trở về: cuối năm 1975 nhận 1500 người di tản trở về trên con tàu Việt Nam Thương Tín, đầu thập niên 1990 nhận hàng vạn người vượt biển hồi hương từ các trại tị nạn Đông Nam Á.

 

Ngày nay, số phận của nhiều nghìn di dân Việt tại Mỹ đang được đem ra thương thảo trong quá trình phát triển quan hệ hai nước, trong lúc có những thay đổi về chính sách di dân của Tổng thống Trump.

 

Tương lai của họ sẽ ra sao tùy thuộc vào quyết định của Hà Nội trong những ngày tháng tới.

 

© 2017 Buivanphu

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.