Hôm nay,  

Kinh Đô Rượu Vang Napa

02/06/201500:00:00(Xem: 4717)

Du khách đến San Francisco có nhiều nơi để thăm. Cầu đỏ Golden Gate, Palace of Fine Arts, Pier 39. Đi du thuyền trên vịnh ngắm thành phố, thăm quần đảo ngục tù Alcatraz hay vào xem phố Tầu ngập lồng đèn đỏ, cờ đỏ, cờ Đài Loan, thăm tượng Nữ thân Dân chủ được dựng lên ở đó để tưởng nhớ nạn nhân biến cố Thiên An Môn năm 1989.

Nếu có nhiều thời giờ hơn thì đi chơi Santa Cruz, Stinton hay Big Sur là vùng biển. Thăm thôi chứ không tắm được vì nước lạnh lắm. Không thích biển thì lên Lake Tahoe, Yosemite với núi, hồ và thác nước là những cảnh đẹp thiên nhiên, hùng vĩ. Thích thử rượu nho có vùng thung lũng Napa và Sonoma.

blank
Du khách thử rượu ngay tại vườn nho. (ảnh Bùi Văn Phú)

Với du khách Việt, một giờ lái xe xuôi nam từ San Francisco là “thung lũng hoa vàng” hay còn gọi là “thung lũng điện tử” của vùng San Jose với hơn một trăm nghìn người Việt sinh sống. Ở đó có Little Saigon với Grand Century Mall, Vietnam Town cùng với Lion Plaza cách nhau không xa lắm là những nơi tập trung nhiều nhà hàng, cơ sở thương mại của người Việt.

Gần đây, có người Việt qua Mỹ du lịch còn muốn thăm “thung lũng rượu nho” ở Napa và Sonoma.

Sau nhiều năm người Việt uống bia như nước, chiếm kỉ lục thế giới về mức tiêu thụ bia, và uống các loại rượu mạnh, bây giờ trong nước đã biết nhiều đến rượu nho hơn nên đối với một số du khách Việt địa danh Napa đang trở thành thân quen. Có lẽ nhờ những phóng viên, ca sĩ, nghệ sĩ Việt và người Việt hải ngoại đã có dịp đến đây rồi về kể chuyện cho người trong nước nghe.

blank
Vườn nho Robert Mondavi thường đông du khách. (ảnh Bùi Văn Phú)

Về cách gọi tên, “rượu vang” nghe hay hơn “rượu nho”. Vang là âm từ “vin” trong tiếng Pháp. Vang trắng (white wine), vang đỏ (red wine). Gọi rượu nho trắng, rượu nho đỏ hay rượu nho ngọt nghe dài dòng.

Nhiều năm qua tôi đã làm người hướng dẫn du lịch cho các bạn thân quen đến thăm “kinh đô rượu nho” của nước Mỹ nằm dọc trên xa lộ 29, sau khi đi qua downtown Napa, tới Yountville, St. Helen và vào sâu hơn nữa là Callistoga. Trên đoạn đường chừng mười cây số này hai bên và xa hơn chút về phía núi tất cả có đến 50 nơi sản xuất vang các loại.

Đưa bạn vào vùng trồng nho, tôi hay ghé những nơi mang thương hiệu rượu mình thích và thường uống. Thích theo vị riêng của mình thôi chứ chẳng phải là người sành điệu gì về rượu vang.

blank
Hầm rượu V.Sattui có chỗ pic-nic cho du khách. (ảnh Bùi Văn Phú)

Franciscan là nơi ghé đầu tiên để bạn tận mắt thấy những cánh đồng nho mầu xanh lá xa thăm thẳm. Ở đây bạn có thể thử ly vang đầu tiên.

Kế đến là V.Sattui. Tôi thích nơi đây nhất vì ngoài rượu còn có cửa hàng bán patê, phôma, bánh mì và có chỗ để pic-nic. Sau khi thử rượu, tham quan vườn nho, hầm rượu, ra ngồi trên bãi cỏ, dưới những tàn cây xanh mà thưởng thức những chai rượu vừa mua cùng với bánh mì, patê, phôma trong khung cảnh thơ mộng như ở miền quê nước Pháp.

Dĩ nhiên ở đây có rất nhiều các loại rượu nho, từ vang trắng, vang đỏ đến vang ngọt có mùi vị rất hấp dẫn. Còn patê gan ngỗng, gan vịt rất ngon. Phôma dê, phôma ngỗng cũng không thiếu. Có thứ trông tưởng ngon, khi mở ra mới thấy mùi khó chịu.


Cuối tuần mùa hè còn có lò nướng bán BBQ, hot dog các loại nên du khách rất đông. Xe được cho vào đậu giữa những hàng nho đang ra trái. Muốn thử, cứ tự nhiên hái, bỏ vào miệng để thấy nho làm rượu thật chát, không ngọt như nho ăn bán ngoài siêu thị.

Sau bữa trưa tại sân cỏ V.Sattui với những món ăn uống rất tây, nếu không phải lái xe, mời bạn cứ tiếp tục đi thử rượu. Lên phía bắc có Sterling. Trên đường về có Beringer, Robert Mondavi.

blank
Napa là kinh đô của rượu nho Mỹ. (ảnh Bùi Văn Phú)

Nếu muốn thử rượu sang, mời bạn đến Stags Leap xa xa trên phía núi. Rượu ở đây nổi tiếng vì đã được Tổng thống Ronald Reagan dùng trong dạ tiệc đón Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev thăm Hoa Kỳ năm 1987. Tổng thống Barack Obama cũng đã dùng vang của hầm rượu này để đãi Nữ hoàng Elizabeth II của Anh vào năm 2011. Một chai Stags Leap ít nhất cũng gần trăm đô.

Nói chung rượu nho ở Napa không phải tự nhiên mà nổi tiếng. Nhờ thiên nhiên là đất, sương và nắng mưa là một chuyện, còn sản xuất là nhờ có những nghiên cứu khoa học được thực hiện bởi những giáo sư của Đại học UC Davis ngay bên cạnh để luôn giúp cải tiến việc trồng, hái nho và tiến trình làm rượu đạt được chất lượng cao, hợp với sở thích của người tiêu dùng.

Ngày nay có nhiều người châu Á cũng đầu tư vào trồng và sản xuất rượu nho. Theo một bài báo trên Wall Street Journal ngày 23/12/2014, trong năm 2014 số người nước ngoài đã mua những vườn nho và cơ sở sản xuất rượu nho ở Napa nhiều nhất là từ Trung Quốc, kế đến là Nam Hàn và thứ ba là Việt Nam.

Như thế hiện nay có những chủ nhân hầm rượu ở Napa là người từ Việt Nam làm chủ. Sự kiện này cũng cho thấy trong vài năm qua đã có những sinh hoạt văn nghệ, gây quỹ hay họp mặt của người Việt vùng Vịnh San Francisco được tổ chức trong vườn nho tại thung lũng này.

blank
Số liệu về đầu tư vào công nghệ làm rượu nho từ nước ngoài trên báo Wall Street Journal. (ảnh Bùi Văn Phú)

Không chỉ người trong nước bỏ tiền đầu tư vào rượu nho ở Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Việt cũng có. Năm ngoái ông Hoàng Kiều bỏ ra 12 triệu đô mua 20 mẫu tây đất, trong đó có 13 mẫu là vườn nho của Michael Mondavi, con trai trong gia đình sản xuất rượu nho nổi tiếng Robert Mondavi.

Đầu tháng 11 năm ngoái ông tổ chức khai trương Kieu Hoang Estates hết sức sang trọng với 300 khách mời, có nữ diễn viên Li Bingbing đến cắt băng khai mạc và quảng cáo cho rượu của ông, đã bắt đầu được sản xuất từ năm 2012. Hôm đó cũng có nhiều người mẫu tóc vàng lộng lẫy quảng cáo sản phẩm KKMY của công ti dược phẩm RAAS cũng do ông điều hành.

Ông Kiều đang cho sản xuất loại rượu mang tên Kieu Hoang Winery, được gọi là Peoples Wine, dịch ra tiếng Việt là “Vang Nhân Dân” hay “Rượu nho Nhân Dân”, nghe có âm hưởng xã hội chủ nghĩa. Nhưng giá một chai rượu bình thường thôi cũng không thấp, từ 30 đến 50 đô-la.

Là tỉ phú đô la trong ngành dược phẩm, ông Kiều từng vào Việt Nam làm ăn thất bại, nhưng thành công ở Trung Quốc. Nay sản xuất vang, ông cũng đang nhắm vào đất nước hơn một tỉ người này.

Ý kiến bạn đọc
02/06/201519:32:25
Khách
Tham quan vườn nho NAPA tuyệt vời !
Phong cảnh đẹp, rượu nho ngon ! ...
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.