Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Bùi Công Hành

01/03/201509:32:00(Xem: 3096)
BÙI CÔNG HÀNH    
(? - ?)
Bùi Công Hành, quê phường Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay Hà Nội); không rõ năm sinh năm mất. Bùi Công Hành sinh ra và lớn lên từ thời nhà Trần, thông thạo văn võ, chuẩn bị đi thi thì quân Minh sang xâm lăng nước ta.
Bùi Công Hành vào rừng ở ẩn, sau theo phò Bình Định vương Lê Lợi, được Lê Lợi trọng dụng. Đến đời Lê Thái Tông (1433-1442), vua cử ông đi sứ nhà Minh.
Tại Yên Kinh (kinh đô nhà Minh của nước Tàu), các quan Tàu muốn chơi khăm và thử thách ông. Chúng mời ông cùng lên một nhà lầu cao, nói là cùng nghiên cứu kinh Phật và ngâm thơ. Nhưng chúng lại âm thầm lén xuống lầu, còn rút cả thang, trên lầu còn lại chỉ một mình Bùi Công Hành. Ông bình tĩnh quan sát, thấy trên lầu có hai cây lọng, đến lấy một cây lọng giương ra, cầm chặt lọng lao mình nhẹ nhàng xuống đất. Vua quan Tàu thấy ông trong lúc nguy nan mà ứng biến tài tình nhanh nhẹn nên rất khâm phục, ký quốc thư và ân cần đưa ông cùng đoàn sứ giả Đại Việt về nước.
Ông tỏ ra không buồn phiền mà xin cây lọng đem về nước làm kỷ niệm. Khi đoàn sứ giả về đến nước nhà, được vua khen thưởng và cho noi theo kiểu cây lọng ấy mà chế ra một số cây lọng khác theo kiểu của người Tàu. Từ đấy các làng: Đô Quan, Tam Xá, Quất Động... bắt đầu làm lọng theo kiểu của Tàu và tôn ông là thuỷ tổ nghề lọng. Lê Thái Tông phong ông chức Thị lang Bộ công, tước Thanh lương hầu.
Sau khi ông mất, triều đình truy tặng chức Thượng thư và nhân dân lập đền thờ ông tại xã Phong Biểu, huyện Phong Doanh, thuộc tỉnh Nam Định.
Cảm niệm: Bùi Công Hành
Bùi Công Hành, dũng cảm, lo dân!
Tạm trú trong rừng, nhẫn nhục thân
Đánh đuổi quân Minh, xông xáo trận
Tổ sư nghề lọng, nhớ nhung ân?!
Nguyễn Lộc Yên

.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.