Hôm nay,  

Sức Mạnh Của Truyền Thông

17/11/201400:00:00(Xem: 3817)

Lời Tòa Soạn: Nhân dịp Kỷ Niệm Đệ Nhất Chu Niên của Đài Phát Thanh Người Việt tại thành phố Wichita thuộc tiểu bang Kansas vào trung tuần tháng 11 năm 2014, Giáo sư Nguyễn Thanh Trang đã được mời đến chung vui và trình bày đề tài “Sức Mạnh của Truyền Thông”. Và sau đây là tóm lược những ý chính mà diễn giả đã chia xẽ với cử tọa trong buổi họp mặt đó.

* * *

Loài người hơn hẵn tất cả các sinh vật khác nhờ đầu óc thông minh và khả năng truyền thông của chúng ta. Thật vậy, từ xa xưa con người chỉ biết xử dụng các ngôn ngữ thô sơ, nhưng càng ngày nhân loại càng tiến bộ, ngôn ngữ càng phong phú. Nhờ trí thông minh, loài người đã biết phát minh ra nhiều loại chữ viết, lúc đầu còn rất đơn giản và chỉ ghi trên các lá cây, trên các thanh tre, hoặc khắc trên các phiến đá, rồi dần dần tiến xa hơn với kỹ thuật in sách báo trên giấy. Đến thế kỷ 19 đã phát minh được Radio, và đầu thế kỷ 20 lại có thêm TV, thoạt đầu chỉ có TV đen trắng, nhưng vào gần cuối thế kỷ 20, đã có TV màu phổ thông trên toàn thế giới. Bước qua thế kỷ 21, cuộc cách mạng truyền thông đã bùng nổ với các computer tinh xảo, đa năng lớn nhỏ đủ loại, rồi Websites, Blogs, Twitters và các điện thoại di động tân kỳ ngoài chức năng để điện đàm, các điện thoại di động còn có thể chụp hình, quay phim và gởi tin tức và hình ảnh đi khắp nơi trên thế giới trong chớp mắt. Những phát minh khoa học đó đã tạo nên sức mạnh ghê gớm của truyền thông và làm thay đổi toàn diện cuộc sống của loài người trên hành tinh nầy.

Quan trọng nhất là trong lãnh vực chính trị. Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, từ thời đại hồng hoang cho đến gần cuối thế kỷ 20, hầu hết các cuộc cách mạng trên thế giới đều đã xảy ra do chiến tranh và bạo động, nhưng kể từ ngày 9-11-1989 khi bức tường Bá Linh tại Đức sụp đổ, nhân loại đã chứng kiến nhiều cuộc cách mạng không đổ máu nhờ có sức mạnh của truyền thông.

Sau đây là một số trường hợp tiêu biểu nổi bật nhất trong khoảng 25 năm trở lại đây mà hầu hết chúng ta ai cũng biết.

Trong khi chúng ta thảo luận về sức mạnh của truyền thông vào một ngày cuối tuần giữa tháng 11-2014, thì tại Hồng Kông hàng ngàn sinh viên đang biểu tình đòi dân chủ! Hơn 150 năm trước, Hồng Kông từng bị nhượng vĩnh viễn cho Anh sau khị Trung quốc bị bại trận, nhưng đến năm 1997, Anh quốc đã trao trả lại cho Trung Cộng với sự cam kết là Hồng Kông sẽ được hưởng quyền tự trị và độc lập về kinh tế và chính trị cho đến năm 2047 theo quy chế “một quốc gia hai thể chế”. Nhưng Trung Cộng đã không giữ lời hứa. Năm 2011, họ đưa ra sắc lệnh buộc các trường học tại Hồng Kông phải đưa vào học trình môn chủ nghĩa Marx-Lenin, dân chúng rất bất bình nhưng không ai dám công khai phản đối, chỉ có cậu Jashua Wong, một học sinh trung học 14 tuổi và vài bạn trẻ đã phát động chiến dịch phản đối sắc lệnh đó. Sau gần hai năm kiên trì vận động học sinh, sinh viên qua các mạng thông tin trên Internet và được sự tiếp tay tích cực của giới trẻ qua hàng ngàn mạng thông tin khắp nơi, cuối cùng đã có hơn 200 ngàn học sinh, thầy cô giáo và phụ huynh tham gia biểu tình phản đối, buộc Bắc Kinh phải hủy sắc lệnh đó.

Nhưng thua mưu nầy Bắc Kinh lại bày ra kế khác. Vào tháng 9-2011, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Trung Cộng đã quyết định đến năm 2017, dân chúng tại vùng nầy chỉ được quyền bầu cử Đặc khu trưởng Hồng Kông trong số tối đa ba ứng viên do Bắc Kinh đã lựa chọn trước. Dân chúng nhất là trí thức và sinh viên không chấp nhận và họ đã phát động phong trào biểu tình chống lại sắc lệnh bầu cử theo lối “Đảng cử dân bầu”.

Để mở đầu chiến dịch, ngày 30-6-2014 nhóm chủ trương đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý bằng computer, kết quả có hơn 800 ngàn người tham dự và đa số chống lại âm mưu phản dân chủ đó của Bắc Kinh. Qua ngày hôm sau, hơn nửa triệu người đã hưởng ứng lời kêu gọi tham gia biểu tình một ngày để quyết liệt chống lại thể thức “Đảng cử dân bầu”!

Sau đó, bắt đầu từ ngày 28-9-2014 một cuộc biểu tình mới vô thời hạn đã được phát động với sự tham dự của hàng trăm ngàn người mà đa số là giới trẻ. Họ chiếm cứ các đại lộ chính yếu của Hồng Kông làm tê liệt các sinh hoạt thường nhật của khu phố sầm uất nầy.

Đến nay cuộc biểu tình đã kéo dài hơn sáu tuần lễ. Cảnh sát đã nhiều lần xử dụng hơi cay và dùi cui để trấn áp biểu tình, nhưng sau mỗi khi cảnh sát rút lui, dân chúng biểu tình bèn quay lai. Tình hình rất căng thẳng và chưa biết vấn nạn bầu cử sẽ được giải quyết ra sao, nhưng có một điều mà ai cũng thấy rõ, nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại, phong trào biểu tình đã đánh thức được đa số dân chúng, nhất là giới trẻ Hồng Kông không còn thờ ơ với thời cuộc. Họ đã ý thức trách nhiệm của mình và quyết tâm tranh đấu vì tự do và dân chủ.


Nhìn sang Bắc Phi và Trung Đông, chúng ta thấy gì?

Cuộc cách mạng tại Tunisia đã xảy ra chỉ trong vòng chưa đầy một tháng sau vụ tự thiêu ngày 18-12-2010 của Bouazizi, một thanh niên 26 tuổi có xe bán rau cải đã chết tức tưởi sau khi Cảnh sát miệt thị và đánh đập dã man chỉ vì anh không có tiền hối lộ. Thật ra, Tổng thống Ben Ali của Tunisia đã bị dân chúng chán ghét từ lâu vì tham quyền cố vị và độc tài, trong khi tệ nạn tham nhũng hoành hành, xã hội bất công và dân chúng ngày càng cơ cực. Biến cố tự thiêu của Bouazizi là hồi chuông cảnh tỉnh và người dân đồng loạt đứng lên sau khi họ nhận được lời kêu gọi từ những mạng thông tin trên Internet của giới trẻ. Do áp lực của quần chúng biểu tình trong suốt bốn tuần lễ khắp nơi trong nước, ngày 14/1/2011 Tổng Thống Ben Ali đã phải từ chức và chạy trốn ra nước ngoài lưu vong.

Đó là một cuộc cách mạng không đổ máu nên đã được gọi là cuộc Cách Mạng Hoa Lài.

Làn gió Cách Mạng sau đó đã thổi sang Ai Cập, và ngày 25-1-2011 gần một triệu người gồm đủ mọi thành phần, mà đa số là giới trẻ đã tham dự một cuộc biểu tình vĩ đại chưa từng xảy ra tại thủ đô Ai Cập đòi lật đổ Tổng Thống độc tài Mubarack sau khi họ nhận được lời kêu gọi thống thiết của nữ sinh viên Mahfrouz và anh Ghonim, một kỹ sư dưới 30 tuổi. Hai bạn trẻ nầy đã xử dựng các mạng thông tin Bloggs và Twitters từ vài năm trước để chỉ trích chính quyền độc tài, tham nhũng và trao đổi tin tức thời sự để kết nối bạn bè khắp nơi. Họ đã tạo được các mạng thông tin mà hàng ngày có đến hàng chục ngàn người vào đọc. Sau cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Tunisia thành công, thấy thời cơ đã đến, họ liền phát động chiến dịch kêu gọi biểu tình. Chính họ cũng không ngờ kết quả đạt được quá nhanh, ngoài sự mơ ước của họ.

Có người cho rằng các chế độ quân phiệt tương đối dễ lật đổ, trái lại các chế độ Cộng Sản thì rất khó vì Cộng Sản tổ chức rất chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Thêm vào đó, Cộng Sản sẵn sàng đàn áp dã man, mà bằng chứng là Trung Cộng đã giết hại hàng ngàn sinh viên tham dự biểu tình tại Thiên An Môn năm 1989. Ý kiến đó chỉ đúng một phần, các chế độ Cộng Sản rất khó bị lật đỗ, nhưng lịch sử cũng đã cho thấy không một chế độ độc tài phi nhân nào có thể đứng vững trước ý chí kiên cường do sự căm phẩn tột cùng của dân chúng và sức mạnh của truyền thông hiện đại!

Thật vậy, chắc quý vị còn nhớ những gì đã xảy ra cho khối Cộng Sản tại Đông Ậu và Liên Bang Xô Viết trong những năm 1989, 90 và 91. Sau khi bức tướng Bá Linh sụp đổ ngày 9-11-1989, các nước Cộng Sản tại Đông Âu và sau đó Liên Bang Xô Viết đã nối đuôi nhau sụp đổ trước sự kinh ngạc của mọi người! Quốc hội Hoa Kỳ muốn tìm hiểu nguyên nhân nào đã khiến cho cả khối Cộng Sản tại Đông Âu và Xô Viết hùng mạnh đó đã bị giải thể quá nhanh như vậy, vì thế họ đã cử một phái đoàn sang tận nơi để nghiên cứu. Và họ đã khám phá ra rằng ngoài tệ nạn độc tài, kinh tế suy sụp, thực phẩm thiếu thốn, đời sống người dân vô cùng cơ cực, chính vai trò của các đài phát thanh quốc tế mà quan trọng nhất là hai đài Radio Free Europe và Radio Liberty của Hoa Kỳ đã góp phần đáng kể cho các cuộc cách mạng không đổ máu thành công. Các đài đó đã phá vỡ sự bưng bít thông tin và tuyên truyền lừa bịp của Cộng Sản, nhờ vậy dân chúng đã thấy rõ tại sao các nước dân chủ Âu Mỹ ngày càng giàu mạnh và các nước Cộng Sản độc tài ngày càng suy yếu, khốn khổ. Và cũng chính vì thế, dân chúng đã đứng lên đạp đổ các chế độ Cộng Sản độc tài phi nhân tại Đông Âu và Liên Bang Xô Viết.

Nói tóm lại, các phương tiện truyền thông như báo chí, radio, TV và nhất là các trang mạng thông tin điện tử đã phá vỡ sự bưng bít thông tin của các chế độ Cộng Sản và độc tài quân phiệt, đồng thời nâng cao ý thức người dân, giúp họ kết nối hàng triệu người khắp nơi thành một tổng lực nhờ đó họ đã thực hiện được các cuộc cách mạng nhung như chúng ta đã thấy trong suốt 25 năm qua.

Cuộc cách mạng Dù đòi dân chủ tại Hồng Kông hiện nay đang làm cho nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam rất lo sợ, vì nhìn sang Hồng Kông, dân chúng Việt Nam càng thấy rõ dưới chế độ Cộng Sản độc tài, không thể có Tự Do, Dân Chủ. Các chế độ Cộng Sản chỉ dùng các mỹ từ Tự Do, Dân Chủ như các bánh vẽ để lừa bịp dân chúng, vì trên thực tế Tự Do và Dân Chủ đều là những khắc tinh của chủ nghĩa Cộng Sản. Khi người dân đã ý thức được điều đó cộng với sức mạnh của truyền thông hiện đại, chế độ Cộng sản độc tài, ác với dân và hèn với giặc như CSVN chắc chắn sẽ bị dân chúng đạp đổ trong một ngày không xa.

Nguyễn Thanh Trang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau Thượng đỉnh vừa qua của nhóm G-20 (gồm 20 quốc gia có nền kinh tế giàu mạnh nhất địa cầu),
Nhìn qua lịch sử nước Tàu đã trên 2000 năm (tính từ năm 221 TCN, nhà Tần gồm thâu lục quốc thống nhất nước Tàu). Thời gian qua mấy nghìn năm,
Tại thượng đỉnh tuần qua của nhóm G20, một kế hoạch kiểm soát tài chính được nguyên thủ của 20 quốc gia giàu nhất thế giới
Tôi có việc phải trở lại Singapore. Ai nói gì thì nói, tôi cứ Vietnam Airlines mà chọn mặt gửi vàng.
Việt Nam có triết học hay không? Câu hỏi nầy đặt ra cho chúng ta, tưởng chừng như triết học là một yếu tố quan trọng cho sinh mệnh của dân tộc.
Phiếu đánh giá có 3 chọn lựa: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”. Các đại biểu không có lựa chọn “không tín nhiệm” dành cho bất cứ lãnh đạo nào.
Cũng theo Diễn Đàn Thế Kỷ, năm 2006 ông Hai Lúa chế tạo một chiếc trực thăng. Công trình này gây tranh cãi một thời rồi bị “xếp xó”.
Từ mấy thập niên nay, người dân Việt đã biết rằng giải đất quê hương thân yêu hình chữ S sẽ mất vào tay Tầu Cộng,
Đến một độ tuổi nào đó, con người rơi vào bệnh bất lực, nó phát bệnh ngay trong giới trẻ, gọi nôm: trên bảo dưới không nghe!
Giữa hai dân tộc nước Pháp và nước Đức từng có sự hận thù nặng nề kéo dài trong nhiều thế hệ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.