Hôm nay,  

Cơn Sốt Ebola & Những Điều Cần Biết

28/10/201400:00:00(Xem: 3122)

Tuần báo Time số ngày 3/11 đăng bài viết của 8 chuyên viên y tế trả lời 12 câu hỏi tự đặt ra về mối đe dọa của bệnh dịch Ebola xuất phát từ Tây Phi châu và đang đe dọa lan tràn khắp thế giới. Sau đây là tóm tắt các ý chính của 12 câu hỏi và trả lời ** Trần Bình Nam **

1. Ebola là gì và đang đe dọa thế giới như thế nào?

Bệnh Ebola xuất hiện đầu tiên năm 1976 tại Phi châu do virus Ebola và là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất từ trước tới nay trên thế giới. Từ 2 đến 21 ngày sau khi nhiễm, bệnh xuất hiện với các triệu chứng như sốt, khô cổ, nhức bắp thịt, nhức đầu. Bệnh nhân chết vì cơn sốt làm xuất huyết. Ebola tái xuất hiện tại 3 nước Liberia, Sierra Leone và Guinea ở Tây Phi châu trong 2 tháng qua với gần 9000 người nhiễm bệnh và hơn 4.400 người chết. Bệnh đã truyền lẻ tẻ qua các nước Nigeria, Senegal ở Phi châu, Tây Ban Nha ở Âu châu và Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ đã có một tử vong và đang gây cơn sốt. Cơ quan phòng ngừa và Chống bệnh truyền nhiễm tại Hoa Kỳ (Centers for Desease Control and Prevention – CDC) do bác sĩ Tom Frieden làm giám đốc đang tìm mọi cách đối phó. Và trước cơn lo lắng của dân chúng, ngày 17/10 tổng thống Obama đã bổ nhiệm ông Ron Klain, nguyên Tham mưu trưởng Bạch cung làm toàn quyền (Csar) phối hợp nỗ lực quốc gia chống bệnh Ebola (Alex Altman – Alice Park – Tessa Berenson và Zeke Miller).

2. Bệnh Ebola truyền nhiễm như thế nào?

Khác với virus bệnh cúm truyền nhiễm qua không khí và hơi thở, virus Ebola chỉ có thể sống trong dung dịch lỏng của người bệnh như nước miếng, mồ hôi, máu, phân, nước tiểu và thức ăn từ bao tử và truyền bệnh qua người khác nếu đụng chạm các chất lỏng trên (Alice Park).

3. Ai có quyền ra lệnh cách li người bệnh và người bệnh có quyền chống lệnh cách li không?

Trong trường hợp này việc áp dụng luật và quyền rất phức tạp. Thường các bác sĩ trị bệnh có thể đề nghị cách li người bị bệnh hay người bị nghi đã tiếp xúc với người bệnh, và sự tự nguyện hợp tác của đương sự. Luật liên bang không cho phép tiết lộ danh tính người bị cách li và giới hạn cách li không quá 21 ngày. Từ chối lệnh cách li có thể bị truy tố tùy theo luật tiểu bang. Các hãng hàng không hay tàu du ngoạn dài ngày (cruise ships) có thể cách li khách hàng hay từ chối không chở một đối tượng bị nghi đã nhiễm bệnh (Josh Sanburn).

4. Thuốc chủng ngừa và thuốc chữa bệnh như thế nào?

Cho đến lúc này Cơ quan Liên bang về thuốc men (Food & Drug Administration – FDA) chưa chính thức chấp thuận một thuốc chủng ngừa hay thuốc chữa bệnh Ebola nào. Các nhà khoa học đang xoay xở và FDA đã tạm chấp thuận cho dùng ZMapp để chữa cho hai bác sĩ Kent Brantly và Nancy Writebol nhiễm bệnh từ Phi châu và được đưa về điều trị tại Atlanta. Hai bác sĩ Brantly và Writebol đã khỏi bệnh. Sau đó bác sĩ Brantly đã cho huyết tương làm thuốc chữa bệnh cho cô y tá Nina Pham gốc Việt Nam bị nhiễm Ebola khi săn sóc cho một bệnh nhân khác ở Dallas, Texas. Cô Nina Pham đã được cứu sống. Hiện các hãng bào chế đang nỗ lực sản xuất Zmapp. Các nhà khoa học cũng đang thí nghiệm hai thuốc chủng ngừa tại Hoa Kỳ, Mali và Thụy Sĩ trên những người tự nguyện. Chừng tháng 12 này sẽ biết kết quả. Nếu tốt Cơ quan Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) sẽ dùng cho các nhân viên y tế đang săn sóc bệnh nhân Ebola tại Phi châu. WHO cũng đang dùng huyết tương của các bệnh nhân thoát chết để làm thuốc chống bệnh và sẽ cung cấp cho các trung tâm chữa bệnh tại Liberia trong tháng tới. FDA cũng đang thúc đẩy các hãng bào chế nghiên cứu tìm tòi thuốc chữa và cho phép các hãng bào chế thử nghiệm trên thú vật được cho nhiễm bệnh (Alice Park).

5. Có thể bị nhiễm bệnh nếu đụng chạm một nơi người bệnh Ebola đã đụng chạm không?

Trên nguyên tắc là “không” nếu đụng chạm vào những nơi người bệnh đã đụng vào thí dụ như cái ngắt điện, dụng cụ y khoa dùng khám bệnh, khung giường ngủ v.v…ngoại trừ nơi đó còn sót lại chất lỏng của người bệnh và chạm vào vùng mỏng trên cơ thể như môi, lưỡi … và nơi da bị chợt (Alexandra Sifferlin).

6. Hoa Kỳ có nên cấm tất các chuyến bay từ các nước Ebola đang hoành hành như Sierra Leone, Guinea và Liberia đến Hoa Kỳ không ?

Các chuyên viên y tế cũng như các chuyên viên chống khủng bố cho rằng cấm không có lợi vì kẻ gian có thể tìm đường khác vào Hoa Kỳ thì càng khó biết để ngăn chận. Hiện nay Hoa Kỳ giới hạn các chuyến bay từ các nước có bệnh đáp xuống một trong 5 thành phố có trang bị khu cách li. Hôm 22/10 cơ quan CDC ra lệnh cách li tất cả hành khách đến từ 3 nước Sierra Leone, Liberia và Guinea để kiểm tra có bệnh hay không trong 21 ngày. Tiền lệ cấm bay vào Hoa Kỳ cho thấy không ích lợi gì. Năm 1987 tổng thống Reagan cấm bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS vào nước, nhưng lệnh cấm rất khó thi hành và cũng không chắc lệnh cấm đó ngăn chận được sự truyền nhiễm HIV/AIDS ở Hoa Kỳ đến mức độ nào. Năm 2010 tổng thống Obama hủy bỏ lệnh nói trên (Bill Saporito).


7. Một người khỏi bệnh Ebola có thể bị bệnh lại không ?

Không có câu trả lời dứt khoát, mặc dù cho đến lúc này chưa thấy ai bị Ebola 2 lần. Các nhà khoa học chưa hiểu hoàn toàn về biến chuyển trong cơ thể của người bị bệnh và khỏi bệnh. Và có ghi nhận thú vật như loài khỉ có thể bị bệnh nhiều hơn một lần (Alice Park).

8. Có khả năng bệnh Ebola sẽ bùng nỗ lớn tại một nước khác ngoài Phi Châu (thí dụ Hoa Kỳ) không?

Ebola xuất hiện năm 1976 tại Zaire, Phi châu và nay cũng tại Phi châu vì điều kiện y tế ở đó kém. Với những vũ khí ngừa bệnh, chống bệnh hiện nay, theo WHO, khả năng bệnh Ebola bùng nỗ lớn tại Hoa Kỳ và Âu châu rất nhỏ. Tại Senegal và Nigeria, Ebola có xuất hiện và nay có tin đã được ngăn chận hữu hiệu là một việc đáng mừng (Mandy Oaklander).

9. Các bệnh viện xử lý các chất lỏng nơi người bệnh Ebola như thế nào?

Tất cả vật dụng gì có thể dính chất lỏng của người bệnh đều được sát trùng trong nồi hơi dưới áp lực cao trước khi vất bỏ. Bệnh viện nào không có nồi hơi thì bỏ vật nhiễm vào thùng bịt kín 3 lớp trước khi đem chôn. Tại Hoa Kỳ phân và nước tiểu người bệnh có thể xả vào cầu tiêu vì hệ thống dẫn nước xả cầu được sát trùng. Tuy nhiên được xả hay không tùy theo luật địa phương. Tại Los Angeles luật cấm thải phân người bệnh Ebola vào hệ thống cầu tiêu. Các chuyên viên tại đại học UCLA dự liệu giải quyết bằng cách dùng bàn cầu riêng cho mỗi cá nhân, rồi sát trùng (Mandy Oaklander).   

10. Ebola có phải là chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm duy nhất không ?

“Không”. Chứng bệnh truyền nhiễm đáng sợ khác là bệnh “cúm gia cầm” (bird flu). Cúm gia cầm truyền từ gia cầm qua người, nhưng chưa có dấu hiệu truyền từ người này qua người khác như bệnh Ebola hiện nay. Nếu tế bào cúm gia cầm tự phân hóa (mutation) và truyền từ người này sang người khác thì đó sẽ là chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hơn Ebola. Một chứng bệnh truyền nhiễm khác cũng đáng sợ không kém Ebola là Hội chứng Hô hấp Trung đông (Middle East Respiratory Syndrome – MERS) xuất hiện tại Saudi Arabia năm 2012. Các nhà khoa học đã bỏ nhiều công sức tìm kiếm thuốc chủng ngừa để chống lại các chứng bệnh trên. Nhưng điều đáng buồn là các hãng bào chế thuốc chưa đầu tư tiền của vào việc nghiên cứu thuốc chủng ngừa vì không có lợi nhuận nhiều. Thuốc chủng tìm ra nếu có bán thì chỉ bán được ở các nước nghèo không lợi lộc bao nhiêu (Alexandra Sifferlin).

11. Hiện nay Ebola chỉ hoành hành tại vài nước Tây phi, và vài trường hợp tại Hoa Kỳ, tại sao dư luận có vẻ xôn xao và lo lắng?

Sợ vướng bệnh, nhất là bệnh truyền nhiễm khó trị dễ chết là bản chất sinh tồn của con người dù hiện nay tại Hoa Kỳ sự rủi ro bị nhiễm bệnh Ebola có thể là số không. Không biết bệnh “Black Death” trong thế kỷ 14 tại Âu châu đã giết bao nhiều người, nhưng đến nay người ta vẫn nhắc tới như một đại họa. Và thập niên 1980 khi phát giác bệnh HIV/AIDS dư luận cũng hết sức sợ hãi nhưng rồi chúng ta vẫn sống với nó. Đứng trước một mối đe dọa, chúng ta thường hoặc lúng túng lo sợ theo cảm tính hoặc dùng lý trí phân tích xem mối đe đọa đó đe dọa đến mức độ nào. Nếu biết rằng trong mùa đông tới sẽ có hàng ngàn người chết vì bệnh cúm và hằng ngày vẫn có người chết vì nhồi máu cơ tim thì không có gì phải lo về nạn Ebola (Josh Sanburn).

12. Chúng ta có thể làm gì trước sự đe dọa của bệnh Ebola?

Có! Các tổ chức thiện nguyện trên thế giới trong đó có Tổ chức Y sĩ Không Biên giới (Doctors Without Borders hay Medecins Sans Frontières – MSF) và Hội Hồng Thập Tự Quốc tế (International Red Cross – IRC) đang ngày đêm làm việc tại 3 nước Sierra Leone, Liberia và Guinea, và họ cần tiền để có phương tiện chữa trị bệnh nhân và bảo vệ đoàn bác sĩ và y tá đang săn sóc bệnh nhân ở đó. Bạn có thể gởi tiền giúp qua hai Web Site: www.doctorswithoutborders.org và www.ifrc.org/en/get-involved/donate. Một tổ chức bất vụ lợi khác là CDC Foundation cũng nhận tiền giúp qua www.cdcfoundation.org và vật liệu như áo quần phòng chống virus, các bữa ăn làm sẵn, máy sản xuất điện lực và xe di chuyển hai bánh. MSF và IRC không trực tiếp kêu gọi người tình nguyện vì không đủ phương tiện và thì giờ huấn luyện trước khi họ bắt tay vào một công việc có tính nguy hiểm cho bản thân. MSF và IRC kêu gọi các chính phủ tuyển mộ và huấn luyện nhân sự gởi tới làm việc độc lập hay giúp họ. Những ai trong ngành y cảm thấy có đủ kinh nghiệm và tinh thần hy sinh có thể tình nguyện làm việc với cơ quan USAID qua www.usaid.gov/ebola/volunteers. (Alexandra Sifferlin).

Trần Bình Nam

October 27, 2014

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.