Hôm nay,  

Câu Hỏi Cho Người Hoạt Động: Ở, Đi?

24/04/201400:00:00(Xem: 3710)

Sự việc gần đây Ts. Cù Huy Hà Vũ rời khỏi nhà tù Việt Nam và đến Hoa Kỳ dấy lên những bình luận về tính hiệu quả của một người hoạt động sau khi bỏ nước ra đi. Đây là một đề tài cần được suy xét nghiêm chỉnh và thấu đáo vì nó ảnh hưởng đến công cuộc tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền.

Đã nói về hiệu quả thì phải có các chuẩn mực để đo lường thành quả.

Thành quả được định nghĩa là sự thăng tiến phúc lợi của đối tượng mình phục vụ. Đối tượng phục vụ có thể là nông dân bị cướp đất, người theo đạo bị ngăn cản hoạt động tôn giáo, công nhân bị bóc lột sức lao động, người tù bị tra tấn hay cưỡng bức lao động, phụ nữ bị buôn bán...

Mức thăng tiến phúc lợi của đối tượng phục vụ chính là thước đo hiệu quả của công việc. Chẳng hạn bao nhiêu tù nhân lương tâm không còn bị biệt giam, tra tấn hay cưỡng bức lao động, và bao nhiêu được trả tự do… Hoặc, bao nhiêu người đi lánh nạn cộng sản được bảo vệ pháp lý, bao nhiêu nạn nhân buôn người được giải cứu, bao nhiêu nhà tranh đấu được quốc tế can thiệp khi bị đàn áp hay sách nhiễu bởi chính quyền, một xứ đạo chặn đứng hiểm hoạ cưỡng chế đất đai được bao lâu… Phúc lợi của đối tượng phục vụ là thước đo duy nhất cho thành quả.

Do đó muốn đạt thành quả thì người hoạt động, dù ở bất kỳ môi trường nào, trong hay ngoài nước, đều phải tự đặt các câu hỏi sau đây cho chính mình:

- Đối tượng phục vụ của mình là ai?

- Những phúc lợi nào mình tranh đấu cho họ?

- Mức phúc lợi sẽ đạt được đến đâu trong từng thời điểm?

Nói tóm lại, vấn đề không còn là nên ở hay nên đi mà là hiệu quả của hoạt động, bất luận ở nơi nào – trong nước hay ngoài nước.

Tấm gương của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một minh chứng. Ở ngoài nước, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã rất hiệu quả trong việc xây dựng cộng đồng Tây Tạng lưu vong và vận động quốc tế để yểm trợ cho cuộc đấu tranh đòi tự chủ của người Tây Tạng ở trong nước. Chắc chắn Đức Đạt Lai Lạt Ma không thể đạt hiệu quả như vậy nếu vẫn còn ở Tây Tạng.


Một ví dụ gần gũi hơn là Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh. Qua các cuộc điều trần và các cuộc tiếp xúc ở nhiều quốc gia, chỉ trong vài tháng Bà Ngọc Minh đã góp phần đáng kể để nâng mức quan tâm của quốc tế đối với tù nhân lương tâm Việt Nam nói chung. Chắc chắn Bà Ngọc Minh đã không thể đạt hiệu quả này nếu còn ở trong nước.

Như vậy, sự thiếu hiệu quả của những nhà đấu tranh lưu vong là do làm sai việc, phần lớn là do môi trường đã thay đổi mà vẫn làm việc cũ, chẳng khác nào một nông gia đã ra đến biển khơi thay vì học câu cá lại khư khư trồng lúa để sinh tồn. Không hiệu quả là phải.

Muốn đạt thành quả thì phải làm đúng việc. Việc đúng phải thoả đáng cả 3 yếu tố:

- Nhắm vào thành quả.

- Đúng cương vị của mình, dù là trong hay ngoài nước.

- Phù hợp với sở trường của mình.

Làm đúng việc để đạt thành quả là nguyên lý áp dụng cho cả những người ở trong nước.

Tóm lại những ai thực tâm vì lợi ích lâu dài của dân tộc và đất nước, cần tự đặt cho mình 3 câu hỏi đã nêu ra trước đây và rồi chọn đúng việc mà làm. Rồi cứ định kỳ, 3 tháng một lần chẳng hạn, lại tự đánh giá mức thành quả của công việc, nghĩa là đối tượng phục vụ có tăng phúc lợi hay không và tăng đến mức nào. Nếu muốn kêu gọi ai khác thì phải báo trước – tôi nhấn mạnh chữ “trước” – để họ theo dõi công việc của mình và đánh giá thành quả đã đạt được trước khi quyết định hợp tác hay yểm trợ.

Không làm thế thì sẽ là bất công với những người đang yểm trợ hay hợp tác với mình, gây thiệt thòi cho đối tượng mình mưu cầu phục vụ nhưng không đem lại phúc lợi gì cho họ, và mất dần sự tin tưởng của những người và tổ chức dày dạn kinh nghiệm hoạt động mà mình đang cần họ hợp tác hay yểm trợ.

Ngày 21 tháng 4, 2014
(Nguồn: Mạch Sống, http://machsong.org)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản không có lịch sử thật sự là lịch sử. Cái được gọi là lịch sử do đảng cộng sản Việt Nam “làm ra, tàng trữ, phát tán”
Sau trên 20 giờ ngồi trên xe lửa Amtrak khởi hành từ Chicago vào tối ngày 16/4, tôi đã đến Philadelphia vào buổi chiều ngày hôm sau 17/4/ 2014.
Một người Hoa đã nói với tôi: “Hai nhà nước Trung Quốc và Hoa Kỳ có cùng một mối quan tâm là lo cho dân Mỹ sung sướng!
Viết trả nợ đã hứa, nhân năm Ngựa, một hồi ký vui đời lính.
Mỗi dịp 30 Tháng Tư về lại thấy mọc thêm ra từ miệng người Cộng sản Việt Nam những cạm bẫy tẩm độc mang tên “hòa giải và hòa hợp” dân tộc.
Trận đấu bóng tròn quốc tế - FIFA World Cup 2014- (1) được tổ chức tại Ba Tây, Nam Mỹ từ ngày 12/6 đến ngày 13/7,
Câu chuyện xảy ra vào lúc thời tiết giá buốt khắc nghiệt, trong những ngày đầu năm 2014,
Vào sáng thứ năm, ngày 17 tháng 4 năm 2014, người ta có thể nghe tiếng thở phào nhẹ nhõm của hàng triệu người Việt cùng một lúc.
Ngày nay Đại Lễ Vesak (Hợp nhất của ba ngày Đản Sinh, Thành Đạo và Nhập Diệt) của Đức Phật đã được Liên Hiệp Quốc công nhận.
Năm 1945, thấy người Nhựt đảo chánh Pháp cho quyền lợi của người Nhựt và viễn ảnh Pháp sẽ trở lại tái chiếm Đông dương
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.